Câu 1: Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?
a/ Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng ôxy.
b/ Quá trình khử CO2
c/ Quá trình quang phân li nước.
d/ Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang dạng kích thích).
Câu 2: Khái niệm quang hợp nào dưới đây là đúng?
a/ Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp
chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ (chất khoáng và nước).
b/ Quang hợp là quá trình mà thực vật có hoa sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để
tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ (CO2 và nước).
c/ Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp
chất hữu cơ (đường galactôzơ) từ chất vô cơ (CO2 và nước).
d/ Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp
chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ (CO2 và nước).
Câu 3: Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?
a/ Ở màng ngoài.
b/ Ở màng trong.
c/ Ở chất nền.
d/ Ở tilacôit.
Câu 4: Thực vật C4 được phân bố như thế nào?
a/ Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
b/ Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
c/ Sống ở vùng nhiệt đới.
d/ Sống ở vùng sa mạc.
Câu 5: Về bản chất pha sáng của quá trình quang hợp là:
a/ Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+, CO2 và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH,
đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
b/ Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng
thời giải phóng O2 vào khí quyển.
c/ Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng
thời giải phóng O2 vào khí quyển.
d/ Pha khử nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời
giải phóng O2 vào khí quyển.
Câu 6: Các tilacôit không chứa:
a/ Hệ các sắc tố.
b/ Các trung tâm phản ứng.
c/ Các chất chuyền điện tử.
d/ enzim cácbôxi hoá.
Câu 7: Thực vật C4 khác với thực vật C3 ở điểm nào?
a/ Cường độ quang hợp, điểm bảo hoà ánh sáng, điểm bù CO2 thấp.
b/ Cường độ quang hợp, điểm bảo hoà ánh sáng cao, điểm bù CO 2 thấp.
c/ Cường độ quang hợp, điểm bảo hoà ánh sáng cao, điểm bù CO2 cao.
d/ Cường độ quang hợp, điểm bảo hoà ánh sáng thấp, điểm bù CO2 cao.
Câu 8: Ý nào dưới đây không đúng với ưu điểm của thực vật C4 so với thực vật C3?
a/ Cường độ quang hợp cao hơn.
b/ Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn.
c/ Năng suất cao hơn.
d/ Thích nghi với những điều kiện khí hậu bình thường.
Câu 9: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4 là:
a/ APG (axit phốtphoglixêric).
b/ ALPG (anđêhit photphoglixêric).
c/ AM (axitmalic).
d/ Một chất hữu cơ có 4 các bon trong phân tử ( axit ôxalô axêtic – AOA).
Câu 10: Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp là:
a/C6H12O6 +O2 -> CO2 +H2O+Q(nănglượng).
b/C6H12O6 +O2 -> 12CO2 +12H2O+Q(nănglượng).
c/C6H12O6 +6O2->6CO2 +6H2O+Q(nănglượng).
d/C6H12O6 +6O2 ->6CO2 +6H2O
à 6CO2+ 6H2O.
Câu 11: Điểm bão hoà CO2 là thời điểm:
a/ Nồng độ CO2 đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt tối thiểu.
b/ Nồng độ CO2 đạt tối thiểu để cường độ quang hợp đạt cao nhất.
c/ Nồng độ CO2 đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất.
d/ Nồng độ CO2 đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình.
Câu 12: Quang hợp quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất của cây trồng?
a/ Quang hợp quyết định 90 – 95% năng suất của cây trồng.
b/ Quang hợp quyết định 80 – 85% năng suất của cây trồng.
c/ Quang hợp quyết định 60 – 65% năng suất của cây trồng.
Câu 13: Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 có ảnh hưởng đến quá trình
quang hợp như thế nào?
a/ Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
b/ Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
c/ Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
d/ Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
Câu 14: Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là:
a/ Mạng lưới nội chất.
b/ Không bào.
c. Lục lạp.
d/ Ty thể.
Câu 15: Pha tối trong quang hợp hợp của nhóm hay các nhóm thực vật nào chỉ xảy ra trong
chu trình canvin?
a/ Nhóm thực vật CAM.
b/ Nhóm thực vật C4 và CAM.
c/ Nhóm thực vật C4.
d/ Nhóm thực vật C3.