Câu 1: Ý nào dưới đây không đúng với sự tiêu hoá thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu
hoá ở người?
a/ Ở ruột già có tiêu hoá cơ học và hoá học.
b/ Ở dạ dày có tiêu hoá cơ học và hoá học.
c/ Ở miệng có tiêu hoá cơ học và hoá học.
d/ Ở ruột non có tiêu hoá cơ học và hoá học.
Câu 2: Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn cỏ như thế nào?
a/ Tiêu hoá hoá và cơ học.
b/ Tiêu hoá hoá, cơ học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.
c/ Chỉ tiêu hoá cơ học.
d/ Chỉ tiêu hoá hoá học.
Câu 3: Tiêu hoá là:
a/ Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể.
b/ Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.
c/ Quá trình tạo ra các chất chất dinh dưỡng cho cơ thể.
d/ Quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà
cơ thể có thể hấp thu được.
Câu 4: Sự tiến hoá của các hình thức tiêu hoá diễn ra theo hướng nào?
a/ Tiêu hoá nội bào -> Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào -> tiêu hoá ngoại bào.
b/ Tiêu hoá ngoại bào ->Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào ->tiêu hoá nội bào.
c/ Tiêu hoá nội bào -> tiêu hoá ngoại bào -> Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào.
d/ Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào -> Tiêu hoá nội bào -> tiêu hoá ngoại bào.
Câu 5: Các loại thân mềm và chân khớp sống trong nước có hình thức hô hấp như thế nào?
a/ Hô hấp bằng phổi.
b/ Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
c/ Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
d/ Hô hấp bằng mang.
Câu 6: Côn trùng có hình thức hô hấp nào?
a/ Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
b/ Hô hấp bằng mang.
c/ Hô hấp bằng phổi.
d/ Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
Câu 7: Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ tổ ong diễn ra như thế nào?
a/Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.
b/ Tiết pépin và HCl để tiêu hoá protein có ở vi sinh vật và cỏ .
c/ Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
d/ Thúc ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzimtiêuhoáxellulôzơ.
Câu 8: Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ
a/ Sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.
b/ Các cơ quan hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng.
c/ Sự vận động của các chi.
d/ Sự vận động của toàn bộ hệ cơ.
Câu 9: Sự thông khí ở phổi của loài lưỡng cư nhờ
a/ Sự vận động của toàn bộ hệ cơ.
b/ Sự vận động của các chi.
c/ Các cơ quan hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng.
d/ Sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.
Câu 10: Vì sao cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn?
a/ Vì diện tích trao đổi khí còn rất nhỏ và mang bị khô nên cá không hô hấp được.
b/ Vì độ ẩm trên cạn thấp.
c/ Vì không hấp thu được O2 của không khí.
d/ Vì nhiệt độ trên cạn cao.
Câu 11: Diễn biến của hệ tuần hoàn hở diễn ra như thế nào?
a/ Tim "Động mạch "Khoang máu"trao đổi chất với tế bào"Hỗn hợp dịch mô –máu " tĩnh mạch " Tim.
b/ Tim " Động mạch " trao đổi chất với tế bào "Hỗn hợp dịch mô – máu " Khoang
máu " tĩnh mạch " Tim.
c/ Tim "Động mạch"Hỗn hợp dịch mô – máu"Khoang máu"trao đổi chất với tế bào"tĩnh mạch"Tim.
d/ Tim "Động mạch"Khoang máu"Hỗn hợp dịch mô – máu"tĩnh mạch"Tim.
Câu 12: Vì sao nồng độ O2 khi thở ra thấp hơn so với hít vào phổi?
a/ Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế nang.
b/ Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế quản.
c/ Vì một lượng O2 đã ô xy hoá các chất trong cơ thể.
d/ Vì một lượng O2 đã khuếch tán vào màu trước khi ra khỏi phổi.
Câu 13: Trong hô hấp trong, sự vận chuyển O2 và CO2 diễn ra như thế nào?
a/ Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện chỉ nhờ dịch mô.
b/ Sự vận chuyển CO2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và O2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện nhờ máu và dịch mô.
c/ Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp (mang hoặc phổi) được thực hiện nhờ máu và dịch mô.
d/ Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện chỉ nhờ máu.
Câu 14: Hệ tuần hoàn hở có ở động vật nào?
a/ Đa số động vật thân mềm và chân khớp.
b/ Các loài cá sụn và cá xương.
c/ Động vật đa bào cơ thể nhỏ và dẹp.
d/ Động vật đơn bào.
Câu 15: Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn có:
a/ Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch,
và về tim)
b/ Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.
c/ Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.
d/ Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.