Câu 1. Khi đặt một hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện qua nó có cường độ là 6mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ 4mA thì hiệu điện thế là ?
A. 3V
B. 8V
C. 5V
D. 4V
Câu 2. Trên hình 2 là một đồ thị, hãy cho biết đồ thị nào biểu diễn đúng mối quan hệ giữa cường độ dòng điện (I) chạy trong dây dẫn và hiệu điện thế (U) đặt vào hai đầu dây dẫn đó?
Câu 3. Câu phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điện trở của vật dẫn?
Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở
A. hiệu điện thế của vật gọi là điện trở của vật dẫn
B. các nguyên tử cấu tạo nên vật gọi là điện trở của vật dẫn
C. dòng điện của vật gọi là điện trở của vật dẫn
D. electron của vật gọi là điện trở của vật dẫn
Câu 4. Cho 3 điện trở R1 = 3Ω; R2 = R3 = 6Ω mắc như sau: (R1 nối tiếp R2) // R3. Điện trở tương đương của ba điện trở này là
A. 7,2Ω
B. 15Ω
C. 3,6Ω
D. 6Ω
Câu 5. Cho điện trở R1 = 30Ω; R2 = 20Ω được mắc song song với nhau như sơ đồ hình vẽ. Điện trở tương đương RAB của đoạn mạch là ?
A. RAB = 10 Ω
B. RAB = 12 Ω
C. RAB = 50 Ω
D. RAB = 600 Ω
Câu 6. Hai điện trở R1 , R2 mắc song song vào hiệu điện thế U = 6(V) thì cường độ dòng điện mạch chính là 2 (A). Biết R2 =2 R1. Giá trị R1 , R2là
A. R1 = 3Ω; R2 = 6Ω
B. R1 = 3,2Ω; R2 = 6,4Ω
C. R1 = 3,5Ω; R2 = 7Ω
D. R1 = 4,5Ω; R2 = 9Ω
Câu 7: Hai điện trở R1 = 20 (Ω) chịu được dòng điện 0,5A; R2 = 30Ω chịu được dòng điện 0,4A. Hỏi có thể mắc song song hai điện trở trên vào hiệu điện thế nào để chúng không bị hỏng?
A. 16V
B. 14V
C. 12V
D. 10V
Câu 8: Hai đoạn dây bằng đồng có cùng chiều dài, có tiết diện và diện điện trở tương ứng là S1; R1 và S2; R2 . hệ thức nào dưới đây là đúng?
A. S1R1 = S2R2
B. S1/ R1 = S2/R2
C. R1. R2= S1 .S2
D. S1/ S2 = R1/R2
Câu 9: Cần làm một biến trở 20Ω bằng một dây constantan có tiết diện 1mm2 và điện trở suất 0,5.10-6Ω. Chiều dài của dây constantan là
A. 10m
B. 20m
C. 40m
D. 60m
Câu 10. : Hai điện trở R1 = 20Ω; R2 = 5Ω mắc song song với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là bao nhiêu?
A. 0,24A
B. 1,5A
C. 0,3A
D. 1,2A
Câu 11. Cho hai bóng đèn : bóng 1 loại 220V – 40W và bóng 2 loại 220V – 60W. Tổng công suất điện của hai bóng đèn bằng 100W trong trường hợp nào dưới đây?
A. mắc nối tiếp hai bóng đèn vào nguồn điện 220V
B. mắc song song hai bóng đèn vào nguồn điện 220V
C. mắc nối tiếp hai bóng đèn vào nguồn điện 110V
D. mắc song song hai bóng đèn vào nguồn điện 110V
Câu 12. Nếu đồng thời giảm điện trở của đoạn mạch, cường độ dòng điện, thời gian dòng điện chạy qua mạch đi một nửa thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây sẽ giảm đi là
A. 2 lần
B. 6 lần
C. 8 lần
D. 16 lần
Câu 13. Mắc một bóng đèn có ghi 220V – 100W, vào hiệu điện thế 220V. Biết đèn được sử dụng trung bình 4 giờ trong 1 ngày. Điện năng tiêu thụ của dòng điện trong 1 tháng ( 30 ngày) là
A. 12kWh
B. 400kWh
C. 1440kWh
D. 43200kWh
Câu 14. Hãy cho biết việc sử dụng tiết kiệm điện năng có lợi ích nào sau đây?
A. tiết kiệm tiền và giảm chi phí chi tiêu trong gia đình
B. các dụng cụ và thiết bị sử dụng được lâu bền hơn
C. giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung cho hệ thống cung cấp điện quá tải, đặc biệt trong các giờ cao điểm
D. các câu trả lời A, B, C đều đúng
Câu 15. Chiều của lực điện từ tác dụng lên một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường có đặc điểm nào dưới đây?
A. phụ thuộc vào chiều đường sức từ và không phụ thuộc vào chiều dòng điện
B. phụ thuộc vào chiều dòng điện và không phụ thuộc vào chiều đường sức từ
C. phụ thuộc cả vào chiều dòng điện và chiều đường sức từ
D. không phụ thuộc cả vào chiều dòng điện và chiều đường sức từ
Câu 16: Dụng cụ nào dưới đây được ứng dụng từ những tính chất của nam châm
A. chuông xe đạp
B. chuông chùa
C. chuông gọi cửa
D. chuông gió
Câu 17: làm thế nào để biến một thanh thép thành một nam châm vĩnh cửu?
A. dùng búa đập mạnh vào thanh thép
B. hơ thanh thép trên ngọn lửa
C. đặt thanh vào trong lòng ống dây, rồi cho dòng điện một chiều chạy qua.
D. Cả ba ý trên
Câu 18: theo nguyên tắc bàn tay trái, khi ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều
A. dòng điện chạy qua dây dẫn
B. từ cực bắc đến cực nam của nam châm
C. từ cực nam đến cực bắc của nam châm
D. của lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua.
Câu 19: Một cuộn dây dẫn bằng đồng có thể làm một nam châm ở gần nó đổi hướng (Từ hướng ban đầu sang một hướng ổn định) trong trường hợp nào dưới đây?
A. đặt cuộn dây dẫn lại gần kim nam châm hơn
B. nối hai đầu cuộn dây dẫn với hai cực của một thanh nam châm
C. cho dòng điện một chiều chạy qua cuộn dây
D. đặt cuộn dây dẫn ra xa kim nam châm hơn
Câu 20. Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín ?
A. khi cuộn dây chuyển động lại gần thanh nam châm
B. khi thanh nam câm chuyển động ra xa cuộn dây
C. khi thanh nam châm chuyển động ra xa cuộn dây
D. cả A,B,C đều đúng
Câu 1 : Chọn B
Cường độ dòng điện tỷ lệ với hiệu điện thế \(\dfrac{{{U_1}}}{{{I_1}}} = \dfrac{{{U_2}}}{{{I_2}}}\)
\(\Rightarrow \dfrac{{12}}{6} = \dfrac{{{U_2}}}{4} \Rightarrow {U_2} = 8\,\,V\)
Câu 2 : Chọn D
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện (I) vào hiệu điện thế (U) là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
Câu 3 : Chọn C
Câu phát biểu đúng: Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật gọi là điện trở của vật dẫn.
Câu 4 : Chọn C
R1 nối tiếp R2 \(\Rightarrow \) R12 = 3 + 6 = 9Ω
Khi R12 // R3 điện trở mạch
\({R_{123}} = \dfrac{{{R_{12}}{R_3}}}{ {{R_{12}} + {R_3}}} = \dfrac{{9.6} }{ {9 + 6}} = 3,6\Omega \)
Câu 5 : Chọn B
Điện trở tương đương
\({R_{AB}} = \dfrac{{{R_1}{R_2}}}{ {{R_1} + {R_2}}} = \dfrac{{30.20} }{ {30 + 20}} = 12\Omega \)
Câu 6 : Chọn D
Điện trở mạch là \({R_Đ} = \dfrac{U}{I} = \dfrac{6}{2} = 3\,\,\Omega \)
Mặt khác
\({R_Đ} = \dfrac{{{R_1}{R_2}}}{ {{R_1} + {R_2}}} =\dfrac{{{R_1}.2{R_1}} }{ {{R_1} + 2{R_1}}} = \dfrac{2 }{ 3}{R_1}\)
Vậy \(\dfrac{2}{3}{R_1} = 3\,\,\Omega \Rightarrow {R_1} = \dfrac{9}{2} = 4,5\,\,\Omega \)
\({R_2} = 2{R_1} = 9\,\,\Omega \)
Câu 7 : Chọn D
Hiệu điện thế mà R1 chịu được U1 = I1.R1 = 0,5.20 = 10V
Hiệu điện thế mà R2 chịu được U2 = I2.R2 = 0,4.30 = 12V
Vậy để cả hai đều chịu được ta phải mắc vào U = U1 = 10V
Câu 8 : Chọn A
Điện trở tỷ lệ nghịch với tiết diện nên \(\dfrac{{{S_2}}}{{{S_1}}} = \dfrac{{{R_1}}}{{{R_2}}} \Rightarrow {S_1}.{R_1} = {S_2}.{R_2}\)
Câu 9 : Chọn C
Công thức tính điện trở \(R = \rho \frac{l}{S} \)
\(\Rightarrow l = \dfrac{{RS}}{\rho } = \dfrac{{{{20.10}^{ - 6}}}}{{0,{{5.10}^{ - 6}}}} = 40\,m\)
Câu 10 : Chọn B
Dòng điện trong mạch \({I_1} = \dfrac{6}{{20}} = 0,3\,A;\,\,\,{I_2} = \dfrac{6}{5} = 1,2A\)
Dòng điện trong mạch chính là \(I = {I_1} + {I_2} = 0,3 + 1,1 = 1,5\,A\)
Câu 11 : Chọn B
Tổng công suất điện của hai bóng đèn bằng 100W trong trường hợp mắc song song hai bóng đèn vào nguồn điện 220V.
Câu 12 : Chọn D
Nhiệt lượng tỏa ra Q = I2Rt .
Nếu đồng thời giảm R,I, t đi một nửa thì nhiệt lượng giảm đi 16 lần.
Câu 13 : Chọn A
Điện năng tiêu thụ \(A = 0,1.4.30 = 12\; kWh.\)
Câu 14 : Chọn D
Sử dụng tiết kiệm điện năng có lợi ích: tiết kiệm tiền, thiết bị sử dụng được lâu bền hơn, giảm bớt các sự cố gây tổn hại.
Câu 15 : Chọn C
Chiều của lực điện từ tác dụng lên một dây dẫn phụ thuộc cả vào chiều dòng điện và chiều đường sức từ.
Câu 16 : Chọn C
Chuông gọi cửa là chuông điện được sử dụng từ những tính chất của nam châm
Câu 17 : Chọn C
Để biến một thanh thép thành một nam châm vĩnh cửu ta đặt thanh vào trong lòng ống dây, rồi cho dòng điện một chiều chạy qua.
Câu 18 : Chọn D
Theo nguyên tắc bàn tay trái, khi ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua.
Câu 19 : Chọn C
Trong dòng điện một chiều chạy qua cuộn dây bằng đồng có thể làm một kim nam châm ở gần nó đổi hướng.
Câu 20 : Chọn D
Khi các đường sức từ qua cuộn dây kín biến thiên thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín.