A. TRẮC NGHIỆM.
Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nam châm ?
A. Nam châm là những vật có đặc tính hút sắt (hay bị sắt hút)
B. Nam châm nào cũng có hai cực: cực dương và cực âm
C. Khi bẻ đôi một thanh nam châm, ta có thể tách hai cực của thanh nam châm ra khỏi nhau.
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về la bàn ?
La bàn là dụng cụ để xác định
A. Phương hướng
B. Nhiệt độ
C. Độ cao
D. Hướng gió thổi
Câu 3. Bí quyết nào làm cho hình nhân đặt trên xe của Tổ Xung Chi luôn luôn chỉ hướng nam?
A. Cánh tay của hình nhân gắn các điện cực
B. Cánh tay hình nhân có gắn mạch điện
C, Cánh tay hình nhân là một nam châm tự do
D. Cánh tay hình nhân là một thanh sắt đặt gần một nam châm.
Câu 4. Lựa chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Không gian xung quanh (1)… xung quanh dòng điện tồn tại một (2)…
A. (1) điện tích ; (2) điện trường
B. (1) điện cực ; (2) điện trường
C. (1) máy phát điện ; (2) điện trường
D. (1) nam châm ; (2) từ trường
Câu 5. Hình vẽ cho biết chiều của một đường sức của một nam châm thẳng. Các đầu X và Y của nam châm là gì?
A. X: cực dương Y: cực âm
B. X: cực âm Y: cực dương
C. X: cực nam Y: cực bắc
D. X: cực bắc Y: cực nam
B.TỰ LUẬN
Câu 6. Trong hình vẽ , hãy xác định chiều của các đường sức từ?
Câu 7: Muốn nam châm có từ trường mạnh lên thì làm thế nào? Muốn nam châm điện mất hết từ tính thì làm thế nào?
Câu 8: Trong hình vẽ, khung dây có dòng điện sẽ quay như thế nào? Khung có quay được mãi không? Vì sao? Cách khắc phục.
Câu 1. Dụng cụ nào dưới đây không có nam châm vĩ cửu?
A. La bàn
B. Loa điện
C. Rơle điện từ
D. Đinamô xe đạp
Câu 2. Tác dụng của nam châm ddienj trong rơle điện từ:
A. Đóng, ngắt mạch điện cho động cơ
B. Đóng mạch điện nam châm điện
C. Đóng mạch điện cho động cơ làm việc
D. Ngắt mạch điện cho động cơ ngừng làm việc
Câu 3. Trên thanh nam châm, ở vị trí nào hút sắt mạnh nhất?
A .Phần giữa của thanh
B. Chỉ có cực bắc
C. Cả hai cực
D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau
Câu 4. Lựa chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Có thể làm tăng từ trường của nam châm điện bằng cách tăng (1)… dòng điện qua ống dây hoặc tăng (2)… của ống dây.
A. (1) Hiệu điên thế ; (2) bán kính
B. (1) Hiệu điện thế ; (2) chiều dài
C. (1) Cường độ ; (2) số vòng
D. (1) Cường độ ; (2) Chiều dài.
Câu 5. Nam châm điện được ứng dụng trong các dụng cu nào?
A. Rơle điện từ
B. Các thiết bị ghi âm bằng từ
C. Ampe kế điện từ
D. Cả A,B,C.
B.TỰ LUẬN
Câu 6. Có một pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn,nếu không có bóng đèn pin để thử,có cách nào kiểm tra được pin còn điện hay không khi trong tay bạn có một kim nam châm?
Câu 7:Tại sao chấn song cử sổ để lâu ngày cũng có thể hút được các vật bằng sắt?
Câu 8: Em hãy cho biết lực nào làm cho:
a) Vật rơi được trong không khí.
b) Quạt điện quay được
c) Khí cầu bay được
Câu 1. Nêu các cách khác nhau để xác định tên cực của một kim nam châm khi màu sơn đánh dấu cực của kim nam châm đã bị tróc hết.
Câu 2. Khi chạm đầu tuốc-nơ-vít vào thanh nam châm thì sau đó tuốc-nơ-vít hút được các ốc vít bằng sắt.
Giải thích tại sao?
Câu 3. Trong hình vẽ,lực từ tác dụng vào dây AB có chiều như thế nào
Câu 4. Hãy nêu nguyên tắc chế tạo nam châm vĩ cửu và nam châm điện.
Câu 5.Cho dụng cụ gồm có kim nam châm(biết các cực),ống dây.Nêu các tìm cực của một nguồn điện.
Câu 1. Từ trường là gì? Làm thế nào để nhận biết có tồn tại một từ trường?.
Câu 2 Khi chạm mũi kéo vào đầu thanh nam châm thì sau đó mũi kéo hút được các vụn sắt.Giải thích tại sao?
Câu 3. Giải thích hoạt động của dòng rơle ở hình a.
Câu 4. Khi từ trường tác dụng một lự làm dây dẫn chuyển động, có sự biến đổi năng lượng như thế nào trong sự xuất hiện của lực từ
Câu 5.Trong hình b, chiều dòng điện chạy trong ống dây như thế nào?
Câu 1. Cách nào có thể tạo ra dòng điện cảm ứng
A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn
B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn
C. Đưa 1 cực của nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây dẫn kín có dòng điện
D. Đưa 1 cực pin từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín
Câu 2. Khi cho thanh nam châm chuyển động lại gần ống dây kín, dòng điện trong ống dây có gì khác với trường hợp cho thanh nam châm chuyển động ra xa ống dây
A. không thay đổi
B. đổi chiều
C. thay đổi cường độ
D. cả B,C đều đúng
Câu 3. Để tạo ra dòng điện cảm ứng người ta dùng các cách sau, cách nào là đúng
A. đưa cực nam châm lại gần ống dây
B. đưa cực nam châm ra xa ống dây
C. quay nam châm xung quanh 1 trục thẳng đứng
D. cả 3 cách đều đúng
Câu 4. Trong các thí nghiệm sau đây khi nào không làm thay đổi số đường sức từ xuyên qua tiết điện S của cuộn dây:
A. đưa cực nam châm lại gần , ra xa ống dây
B. đưa ống dây lại gần , ra xa cực nam châm
C. quay ống dây xung quanh trục vuông góc với ống dây
D. quay ống dây xung quanh 1 trục trùng với trục ống dây đặt trong từ trường
Câu 5. Các phát biểu sau đây , phát biểu nào đúng khi nói về máy phát điện xoay chiều
A. phần ứng: là phần quay , phần cảm đứng yên
B. roto là phần cảm , stato là phần ứng
C. roto là phần đứng yên, stato là phần quay
D. roto là phần quay, stato là phần đứng yên
Câu 6. Nguyên nhân nào sau đây làm hao phí điện năng khi tải điện đi xa
A. điện lượng của dòng điện bị mất mát khi truyền trên dây
B. do dòng điện sinh ra từ trường là mất năng lượng
C. do dòng điện tỏa nhiệt trên dây dẫn khi truyền trên dây
D. do một số nguyên nhân khác
Câu 7: Vì sao phải truyền tải điện năng đi xa ?
A. vì nơi sản xuất điện năng và nơi tiêu thụ điện năng ở cách xa nhau
B. vì điện năng sản xuất ra không thể để dành trong kho được
C. vì điện năng khi sản xuất ra phải sử dụng ngay
D. các lí do A,B,C đều đúng
Câu 8: Phương pháp nào là tốt nhất trong việc giảm điện năng hao phí trên dây dẫn
A. giảm điện trở của dây đẫn đến rất bé
B. giảm công suất truyển tải trên dây
C. tăng hiệu điện thế truyền tải
D. giảm thời gian truyền tải điện trên dây
Câu 9: người ta truyền tải một công suất điện 100kW bằng 1 đường dây dẫn có điện trở R thò công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,5kW . hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 10kV. Điện trở dây dẫn bằng
A. 50Ω
B. 500Ω
C. 5Ω
D. 5000Ω
Câu 10. Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 200 vòng, cuộn thứ cấp 2000 vòng khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều U thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là 220V. hiệu điện thế U bằng
A. 20V
B. 22V
C. 12V
D. 24V
Câu 1. Đặt một nam châm điện nằm yên trước cuộn dây dẫn kín. Có hiện tượng gì xảy ra trong cuộn dây dẫn kín khi đóng và ngắt mạch của nam châm điện liên tục ?
A. Không có hiện tượng gì
B. Xuất hiện dòng điện cảm ứng không đổi chiều
C. Xuất hiện dòng điện cảm ứng luôn đổi chiều
D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 2. Trong trường hợp nào dưới đây, trong cuộn dây đẫn kí xuất hiện dòng điện cảm ứng?
A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn
B. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi
C. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi
D. từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh
Câu 3. Trong các cách sau đây dung nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng (hình vẽ) cách nào đúng
A. dịch chuyển con chạy của biến trở R
B. đóng ngắt điện K
C. ngắt điện K đang đóng,mở ngắt K
D. cả ba cách trên đều đúng
Câu 4. Trường hợp nào sau đây dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín không đổi chiều .
Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín
A. đang tăng mà giảm
B. đang giảm mà tăng
C. đang tăng là tăng lần nữa
D. trường hợp A,B đều đúng
Câu 5. Các phát biểu sau đây, phát biểu nào sai khi nói về máy phát điện xoay chiều?
A. phần cứng: là khung dây sinh ra dòng điện xoay chiều
B. phần cảm: nam châm sinh ra từ trường
C. roto: là bộ phận quay
D. stato: là bộ phận góp điện để đưa dòng điện ra ngoài
Câu 6. Công thức nào sau đây là đúng và chỉ rõ công suất sự hao phí điện năng trên dây dẫn
A. P=UI
B. P=U2/R
C. P=R.I.t
D. Php =P2R/U2
Câu 7: ở thiết bị nào dòng điện xoay chiều chỉ gây tác dụng nhiệt
A. bóng đèn sợi đốt
B. ấm điện
C. quạt điện
D. máy sấy tóc
Câu 8: người ta chuyển tải một công suất điện 100kW và một đường dây dẫn có điện trờ 5Ω thì công suất hao phí trên đường dây truyển tải điện 0,5kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là
A. 5kV
B. 10kV
C. 15kV
D. 20kV
Câu 9: tác dụng nào sau đây là tác dụng của máy biến thế
A. biến đổi dòng điện xoay chiều
B.biến đổi hiệu điện thế xoay chiều
C. biến đổi hiệu điện thế một chiều
D. biết đổi điện năng tiêu thụ trong mạch
Câu 10. Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 100 vòng, cuộn thứ cấp 1000 vòng, khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 12V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là
A. 200V
B. 220V
C. 120V
D. 240V
Câu 1. Khi đưa đầu ống dây dẫn kín lại gần cực bắc của nam châm cố định thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện ống dây biến thiên như thế nào?
A. Tăng
B. Giảm
C. Không thay đổi
D. Không xác định được
Câu 2. Chọn câu trả lời đúng khi nói về điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong 1 cuộn dây dẫn kín
A. Đặt cuộn dây gần 1 nam châm mạnh
B. Đặt 1 nam châm mạnh trong lòng cuộn dây
C. Khi số đường sức từ xuyên qua lòng cuộn dây rất lớn
D. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.
Câu 3. Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây kín?
A. Khi cuộn dây chuyển động lại gần thanh nam châm
B. Khi thanh nam châm chuyển động ra xa cuộn dây
C. Khi thanh nam châm chuyển động lại gần cuộn dây
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4. Những bộ phận nào dưới đây là bộ phận cơ bản của 1 máy biến thế?
A. Cuộn dây sơ cấp
B. Cuộn dây thứ cấp
C. Lõi sắt
D. Cả 3 bộ phận trên.,
Câu 5. Cuộn sơ cấp của 1 máy biến thế có 1200 vòng, cuộn thứ cấp 60 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp 1 hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là?
A. 9V
B. 11V
C. 22V
D. 12V
B.TỰ LUẬN
Câu 6: Người ta truyền tải 1 công suất điện 10kW bằng 1 đường dây dẫn có điện trở 4Ω thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,1kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là bao nhiêu?
Câu 7: đường dây tải điện có hiệu điện thế 15kV ở hai đầu nơi truyền tải, công suất cung cấp ở nơi truyền tải P = 3.106W. dây dẫn tải điện cứ 1km có điện trở 0,2Ω, công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây Php = 160kW. Tính chiều dài tổng cộng L của dây dẫn.
Câu 1. Dòng điện xoay chiều có tác dụng gì ? Hãy chỉ ra kết luận không chính xác ?
A. Tác dụng nhiệt và tác dụng hóa học
B. Tác dụng quang
C. Tác dụng từ
D. Tác dụng sinh lí
Câu 2. Cuộn sơ cấp của 1 máy biến thế có 200 vòng, cuộn thứ cấp 50 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp 1 hiệu điện thế xoay chiều 6V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là?
A. 9V
B. 4,5V
C. 3V
D. 1,5V
Câu 3. Máy biến thế không hoạt động được với hiệu điện thế (nguần điện)
A. Hiệu điện thế một chiều
B. Hiệu điện thế nhỏ
C. Hiệu điện thế lớn
D. Hiệu điện thế xoay chiều
Câu 4. Để giảm hao phí trên đường dây chuyền tải điện, trong thực tế người ta thường dùng cách nào
A. Giảm điện trở của dây dẫn
B. Giảm công suất của nguần điện
C. Tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn
D. Giảm công suất truyền tải
Câu 5. Người ta truyền tải một công suất điện 100kW bằng một đường dây dẫn có điện trở 5Ω hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện 10000V công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là ?
A. 5kW
B. 10kW
C. 0,5kW
D. 2kW
B.TỰ LUẬN
Câu 6. Viết công thức công suất hao phí điện năng trên dây dẫn.
Câu 7: Một máy biến thế gồm cuộn sơ cấp có 1000 vòng. Cuộn thứ cấp có 10000 vòng đặt ở đầu một đường dây tải điện để truyền đi một công suất điện là 11000 kW. Biết hiệu điện thế hai đầu cuộn sơ cấp là 11kW.
a) Tính hiệu điện thế 2 đầu cuộn thứ cấp
b) Cho công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây là 500kW, tính điện trở của toàn bộ dây
Câu 1. Trong máy phát điện xoay chiều có rôto là nam châm, khi máy hoạt động quay nam châm thì có tác dụng gì ?
Câu 2. Một máy phát điện xoay chiều có hiệu điện thế xoay chiều ở hai cực của máy là 220V. Muốn tải điện đi xa người ta phải tăng hiệu điện thế thành 15400V.hỏi phải dùng loại máy biến với cuộn dây có số vòng dây theo tỉ lên như thế nào? Cuộn dây nào mắc với hai đầu máy phát điện ?
Câu 3. Người ta truyền tải một công suất điện P bằng một đường dây dẫn có điện trở 5Ω thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải là 0,5kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 10kV. Công suất điện P bằng bao nhiêu ?
Câu 1. Nêu cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
Câu 2. Đường dây tải điện có chiều dài tổng cộng 20km, có hiệu điện thế 15kV ở hai đầu nơi truyền tải. dây dẫn tải cứ 1km có điện trở 0,25Ω, công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây Php=160000W. Tính công suất cung cấp ở nơi truyền tải?
Câu 3. Người ta truyền tải một công suất điện 100kW bằng một đường dây dẫn có điện trở. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 8000V. Công suất hao phí trên đường dây tải điện là bao nhiêu