Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 7

Đề bài

Câu 1 (3,0 điểm). Lập biểu bảng theo mẫu nêu những thành tựu nổi bật về các mặt: văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật của Đại Việt thời Lý - Trần ?

Thành tựu

Thời Lý

Thi Trần

Văn hoá

 

 

Giáo dục

 

 

Khoa học, nghệ thuật

 

 

Câu 2 (2,0 điểm). Vì sao khi cuộc chiến đang diễn ra quyết liệt, Lý Thường Kiệt đã sáng tác bài thơ thần bất hủ? Ý nghĩa của bài thơ đó?

Câu 3 (2,0 điểm). Phương sách xây dựng quân đội thời Trần có gì giống và khác nhau so với thời Lý?

Câu 4 (3,0 điểm). Hãy nêu những mặt tiến bộ và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly?

Lời giải

Câu 1. Lập biểu bảng theo mẫu nêu những thành tựu nổi bật về các mặt: văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật của Đại Việt thời Lý - Trần ?

Thành tựu

Thời Lý

Thi Trn

Văn hoá

- Đạo Phật phát triển mạnh nhất. Các hình thức sinh hoạt văn hoá phong phú, đa dạng. Nhiều trò chơi dân gian được dân chúng ham chuộng.

- Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến. Đạo Phật phát triển. Nho giáo ngày càng phát triển. Các hình thức sinh hoạt văn hoá đa dạng, phong phú.

Giáo dục

Xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho con vua.

Mở khoa thi tuyển chọn quan lại.

Văn học chữ Hán bắt đầu phát triển.

- Quốc tử giám mở rộng để đào tạo con em quý tộc, quan lại. Các lộ, phủ có trường học. Trong nhân dân ở các làng xã có trường tư. Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều.

Khoa học, nghệ thuật

- Nghệ thuật điêu khắc rất phát triển.

- Một số công trình nghệ thuật có giá trị được xây dựng.

- Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát. Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt.

- Cơ quan chuyên viết sử ra đời với bộ Đại Việt sử kí.

- Quân sự, với tác phẩm nổi tiếng: Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn.

- Y học có thầy thuốc Tuệ Tĩnh nghiên cứu thuốc nam để chữa bệnh cho nhân dân. Thiên văn học có những đóng góp đáng kể. Đã chế tạo được súng.

- Phát triển công trình kiến trúc mới ra đời.

Câu 2. Vì sao khi cuộc chiến đang diễn ra quyết liệt Lý Thường Kiệt đã sáng tác bài thơ thần bất hủ? Ý nghĩa của bài thơ đó?

  Trong khi cuộc chiến đang diễn ra quyết liệt Lý Thường Kiệt đã sáng tác bài thơ thần bất hủ, để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, đồng thời làm khiếp đảm tinh thần quân địch.

  Bài thơ đã khẳng định ý chí quyết tâm đánh giặc xâm lược để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bài thơ là lời tuyên ngôn hùng hồn của dân tộc, khẳng định chủ quyền, biên giới lãnh thổ của Tổ quốc kẻ thù nào dám xâm phạm sẽ bị đánh tơi bời.

Câu 3. Phương sách xây dựng quân đội thời Trần có gì giống và khác nhau so với thời Lý?

  - Ging nhau: Cùng thực hiện chính sách "Ngụ binh ư nông".

  - Khác nhau:

+ Quân đội thời Trần được chia thành 2 loại: cấm quân và quân ở các lộ, cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình và vua. Chính binh đóng ở các lộ đồng bằng, phiên binh đóng ở các lộ miền núi, hương binh đóng ở làng xã. Khi có chiến tranh, còn có quân đội của các vương hầu. Quân đội nhà Trần được xây dựng theo chủ trương: "Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông".

+ Quân đội nhà Lý chỉ được phân chia thành hai loại: cấm quân và quân địa phương.

Câu 4. Hãy nêu những mặt tiến bộ và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly?

  - Mặt tiến bộ: Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Cải cách văn hóa, giáo dục, quân sự có nhiều tiến bộ, góp phần làm ổn định tình hình đất nước.

  - Mặt hạn chế: Một số chính sách chưa thực hiện triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân, đặc biệt là nông dân.