Câu 1. Em hiểu thế nào gọi là chính sách “Ngụ binh ư nông”?
- Chính sách "ngụ binh ư nông" (gửi binh ở nhà nông) là hàng năm, chia quân sĩ thành phiên thay nhau đi luyện tập và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất. Khi có chiến tranh, khi cần triều đình sẽ điều động.
- Chính sách này có ưu điểm: lực lượng tham gia quân đội là những trai tráng ở các làng (từ 18 tuổi) lại vừa là lực lượng lao động sản xuất chính, với cơ sở này có tác dụng vừa đảm bảo có lực lượng sản xuất nông nghiệp, vừa có lực lượng quân đội dự trữ. Họ vừa có nhiệm vụ sản xuất khi thời bình, đánh giặc khi có chiến tranh.
Câu 2. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước mới dưới thời Tiền Lê:
* Nhận xét sơ đồ:
- Tổ chức bộ máy cai trị được hoàn thiện hơn (so với thời nhà Đinh).
+ Ở Trung ương: vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có thái sư, đại sư và quan lại → hầu hết các quan lại đều là võ tướng.
+ Ở địa phương: cả nước được chia làm 10 lộ, dưới lộ có phủ, châu.
- Nhà Lê chú ý xây dựng quân đội mạnh: 10 đạo và hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.
Câu 3. Hãy nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 1288?
Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nguyên đối với Đại Việt. Sau 3 lần tấn công xâm lược, với quyết tâm cao, chúng đã huy động một lực lượng hùng mạnh, nhiều tướng giỏi hòng đè bẹp nhân dân Đại Việt nhưng cả ba lần chúng đều thất bại.
Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nguyên, một kẻ thù mạnh và tàn bạo nhất thế giới lúc bấy giờ để bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của Đại Việt.