Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 7

Đề bài

Câu 1 (6,0 điểm). Trên cơ sở những kiến thức đã học, lập niên biểu các sự kiện thời Lý - Trần theo mẫu sau đây:

Thời gian sự kiện

Thi Lý

Thời Trần

Niên đại mở đầu và kết thúc

 

 

- Vua sáng lập

- Tên nước

- Kinh đô

 

 

- Kháng chiến chống xâm lược

 

 

Các danh tướng tiêu biểu cho cuộc khởi nghĩa

 

 

Chiến thắng

 

 

Nguyên nhân thắng lợi

 

 

Ý nghĩa lịch sử

 

 

Câu 2 (2,0 điểm). Nêu ý nghĩa và tác dụng của chủ trương "lấy đoàn binh thắng trường trận, lấy ngắn đánh dài, xây dựng tình đoàn kết trong quân đội và khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc " của nhà Trần?

Câu 3 (2,0 điểm). Thế nào là chính sách hạn điền, hạn nô? Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để làm gì?

Lời giải

Câu 1. Trên cơ sở những kiến thức đã học, các em tự lập niên biểu các sự kiện thời Lý - Trần.

Thi gian sự kiện

Thời Lý

Thi Trần

Niên đại mở đầu và kết thúc

1010- 1226.

1226- 1400.

- Vua sáng lập.

- Tên nước.

- Kinh đô.

- Lý Công Uẩn.

- Đại Việt.

- Đại La - Thăng Long (Hà Nội).

- Trần Cảnh.

- Đại Việt.

- Thăng Long (Hà Nội).

- Kháng chiến chống quân xâm lược.

- Nhà Tống.

- Nhà Mông - Nguyên.

Các danh tướng tiêu biểu cho cuộc khởi nghĩa

- Lý Thường Kiệt.

- Tông Đản.

- Lý Kế Nguyên.

- Trần Nhân Tông.

- Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo).

- Trần Quang Khải.

- Trần Khánh Dư.

Những tướng giặc sang xâm lược nước ta.

- Tống Thần Tông.

- Quách Quỳ, Triệu Tiết.

- Hòa Mâu.

- Ngột Lương Hợp Thai.

- Thoát Hoan.

- Toa Đô.

- Trương Văn Hồ.

- Ô Mã Nhi.

Chiến thắng.

 

- Thắng địch ở Châu Ung, Châu Khâm, Châu Liêm, hạ thành Ung Châu.

- Chiến thắng Như Nguyệt.

 

- Chiến thắng Đông Bộ Đầu.

- Chiến thắng Tây Kết, Hàm Tư, Chương Dương.

- Vân Đồn.

- Bạch Đằng.         

 

Nguyên nhân thắng lợi.

 

- Ý chí độc lập, tự chủ của toàn dân, sức mạnh đoàn kết dân tộc.

- Tài mưu lược của anh hùng Lý Thường Kiệt.

 

- Tinh thần đoàn kết toàn dân.

- Chiến lược, chiến thuật tài tình của vua quan nhà Trần.

- Sự đóng góp quan trọng của các danh tướng (Trần Quốc Tuấn).

 

Ý nghĩa lịch sử.

 

- Buộc quân nhà Tống phải bỏ âm mưu xâm lược Đại Việt.

- Nền độc lập tự chủ đươc bảo vệ.

 

- Đập tan ý chí xâm lược của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc.

- Góp phần xây dựng truyền thống quân sự Việt Nam. Củng cố khối đoàn kết toàn dân.

Câu 2. Nêu ý nghĩa và tác dụng của chủ trương "lấy đoàn binh thắng trường trận, lấy ngắn đánh dài, xây dựng tình đoàn kết trong quân đội và khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc" của nhà Trần?

  Ý nghĩa và tác dụng của chủ trương "lấy đoàn binh thắng trường trận, lấy ngắn đánh dài, xây dựng tình đoàn kết trong quân đội và khoan thư sức dân làm kế sân rễ bền gốc":

- Chủ trương này có ý nghĩa: nhà Trần biết "lấy yếu thắng mạnh", "lấy ít thắng nhiều" phát huy sức mạnh đoàn kết quân dân, biết lựa sức mình mà đánh, trên dưới một lòng thì trăm trận trăm thắng. Đó là những yếu tố vô cùng quan trọng để đánh bại kẻ thù xâm lược.

Câu 3. Thế nào là chính sách hạn điền, hạn nô? Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để làm gì?

- Chính sách hạn điền: là hạn chế số ruộng đất của chủ đất theo quy định của nhà nước phong kiến. Chính sách hạn điền của Hồ Quý Ly quy định: trừ đại vương và trưởng công chúa thì không bị hạn chế số ruộng đất tối đa, số còn lại không được quá 10 mẫu.

Chính sách hạn nô: Hồ Quý Ly ban hành hạn chế số nô tì được nuôi của vương hầu, quý tộc, quan lại. Năm 1401, nhà Hồ quy định theo phẩm cấp, các quan lại quý tộc chỉ được nuôi một số gia nô nhất định, số thừa ra sung công. Mỗi gia nô thừa ra được nhà nước đền bù 5 quan tiền.

- Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để hạn chế bớt số ruộng của vương hầu, quý tộc Trần, hạn chế và xoá bỏ chế độ sở hữu lớn về ruộng đất đặc biệt là điền trang của các quý tộc Trần, là những tầng lớp có nhiều ruộng đất và nô tì nhất. Với chính sách hạn điền, hạn nô đã có ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống của các tầng lớp nhân dân và xoá bỏ độc quyền quý tộc nhà Trần, nâng cao quyền lực của chính quyền Trung ương.