A. Trắc nghiệm
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 5,3g hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kỳ kế tiếp trong H2O được 3,36 lít khí H2 (đktc) Hai kim loại đó là:
A. Na, K. B. K, Rb
C. Li, Na. D. Rb, Cs.
Câu 2: Nguyên tố X nằm chu kì 3, nhóm VIA. X thuộc loại nguyên tố nào sau đây:
A. s B. p
C. f D. d
Câu 3: Một nguyên tử X có tổng số các loại hạt là 40. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Số khối X là
A. 38. B. 52
C. 40. D. 27.
Câu 4: M là nguyên tố p, nguyên tử nguyên tố M có 7 electron hóa trị. M là:
A. Cl (Z=17) B. Mn (Z=25)
C. Cr (Z=24) D. Fe (Z=26)
Câu 5: Ion R+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn là?
A. Chu kì 4, nhóm IIA.
B. Chu kì 4, nhóm IA.
C. Chu kì 3, nhóm VIA.
D. Chu kì 3, nhóm VIIIA.
Câu 6: Cho biết nguyên tử X và Y lần lượt có số hiệu nguyên tử là 15 và 19. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. X và Y đều là nguyên tử của nguyên tố kim loại.
B. X và Y đều là nguyên tử của nguyên tố phi kim.
C. X và Y đều là nguyên tử của nguyên tố khí hiếm.
D. X là nguyên tử của nguyên tố phi kim còn Y là nguyên tử của nguyên tố kim loại.
Câu 7: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 11Na, 8O, 9F được xếp theo thứ tự tăng dần trừ trái sang phải là
A. F, O, Li, Na.
B. F, Na, O, Li.
C. F, Li, O, Na.
D. Li, Na, O, F.
Câu 8: Nguyên tử X có 20 proton và nguyên tử Y có 17 electron. Công thức phân tử và bản chất liên kết của hợp chất hình thành giữa X và Y có thể là
A. X2Y với liên kết cộng hóa trị.
B. XY2 với liên kết ion.
C. XY với liên kết ion.
D. X3Y2 với liên kết cộng hóa trị.
Câu 9: Một cation Mn+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2p6. Hỏi lớp ngoài cùng của nguyên tử M có cấu hình electron nào sau đây
A. 3s1.
B. 3s2.
C. 3s23p1.
D. A, B, C đều đúng.
Câu 10: Phương trình hóa học nào sau đây là phản ứng oxi hóa - khử?
A. Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2.
B. Br2 + 2H2O + SO2 → 2HBr + H2SO4.
C. MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O.
D. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O.
Câu 11: Cho phản ứng: Mg + H2SO4 → MgSO4 + S + H2O. Tổng hệ số cân bằng là:
A. 18. B. 16.
C. 20. D. 15
Câu 12: Số oxi hóa của S trong các chất Na2S, S, Na2SO4 và K2SO3 lần lượt là:
A. -2, 0, +6, +4.
B. -2, +4, 0, +6.
C. -2, 0, +4, +6.
D. +4, -2, 0, +6.
B. Tự luận
Câu 1: Cho X (Z = 12), Y (Z = 15) và T (Z = 17).
a) Viết cấu hình electron và nêu vị trí của X, Y, T trong bảng tuần hoàn ?
b) Viết công thức oxit cao nhất và công thức hiđroxit tương ứng với oxit cao nhất của X, Y, T.
c) Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều giảm dần tính phi kim là giải thích?
Câu 2: Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức RO3, trong hợp chất khí với hidro R chiếm 94,12% về khối lượng.
a) Xác định nguyên tố R, viết công thức oxit cao nhất và công thức hiđroxit tương ứng.
b) Cho 13,2 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe hòa tan hết vào dung dịch H2RO4 15% (R là nguyên tố đã được tìm thấy ở phần trên), sau phản ứng thu được 7,84 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y.
1. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?
2. Tính khối lượng dung dịch H2RO4 15% cần dùng biết lượng axit đã dùng dư 20% so với lượng cần phản ứng?
3. Tính thể tích dung dịch NaOH 1M cần để phản ứng vừa đủ với các chất trong dung dịch Y.
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
C |
B |
D |
A |
B |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
A |
B |
D |
B |
11 |
12 |
|
||
D |
A |
Bài 1:
a) Cấu hình e:
X (Z = 12): 1s22s22p63s2 => Vị trí của X: Chu kì 3 (vì có 3 lớp e), nhóm IIA (vì có 2e lớp ngoài cùng)
Y (Z = 15): 1s22s22p63s23p3 => Vị trí của Y: Chu kì 3 (vì có 3 lớp e), nhóm VA (vì có 5e lớp ngoài cùng)
Z (Z = 17): 1s22s22p63s23p5 => Vị trí của Z: Chu kì 3 (vì có 3 lớp e), nhóm VIIA (vì có 7e lớp ngoài cùng)
b)
Nguyên tố |
Công thức oxit cao nhất |
Công thức hiđroxit tương ứng |
X |
XO |
X(OH)2 |
Y |
Y2O5 |
Y(OH)5 → HYO3 |
T |
T2O7 |
T(OH)7 → HTO4 |
c) Do các nguyên tố trong cùng một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân có tính phi kim tăng dần nên ta có tính phi kim: X < Y < T
Giải thích: Trong cùng một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì năng lượng ion hóa, độ âm điện tăng dần đồng thời bán kính nguyên tử giảm dần làm cho khả năng nhận e tăng nên tính phi kim tăng.
Câu 2:
a) Tổng hóa trị của nguyên tố trong oxit cao nhất và trong hợp chất khí với hidro có trị số là 8.
Công thức oxit cao nhất RO3 (R có hóa trị VI) => Trong hợp chất khí với H thì R có hóa trị II
=> Công thức hợp chất khí với H: RH2
\(\% {m_H} = \dfrac{R }{{R + 2}}.100\% = 94,12\% \)
\(= > R = 32\)
Vậy R là lưu huỳnh, KHHH: S
Công thức oxit cao nhất: SO3
Công thức hidroxit tương ứng: H2SO4
b) nH2 = 7,84 : 22,4 = 0,35 mol
1. Đặt số mol của Fe và Mg lần lượt là x và y (mol)
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (1)
x x x x (mol)
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 (2)
y y y y (mol)
Khối lượng của hỗn hợp: 56x + 24y = 13,2 (*)
Số mol khí H2: x + y = 0,35 (**)
Giải hệ phương trình (*) và (**) được x = 0,15 và y = 0,2
\( \to \left\{ \matrix{ \% {m_{Fe}} = {{0,15.56} \over {13,2}}.100\% = 63,6\% \hfill \cr \% {m_{Mg}} = {{0,2.24} \over {13,2}}.100\% = 36,4\% \hfill \cr} \right.\)
2. Theo PTHH (1) và (2): nH2SO4 pư = nH2 = 0,35 mol
=> Lượng H2SO4 đã lấy dư 20% so với lượng cần phản ứng là: nH2SO4 dư = 0,35.20% = 0,07 mol
=> nH2SO4 đã dùng = 0,35 + 0,07 = 0,42 mol
=> Khối lượng dung dịch H2SO4 15% đã dùng: m dd H2SO4 = 0,42.98.100/15 = 274,4 gam
Dung dịch Y gồm:
\(\left\{ \matrix{ {H_2}S{O_4}(0,07mol) \hfill \cr FeS{O_4}(0,15mol) \hfill \cr MgS{O_4}(0,2mol) \hfill \cr} \right.\)
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O (3)
FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4 (4)
MgSO4 + 2NaOH → Mg(OH)2 + Na2SO4 (5)
Theo PTHH (3)(4)(5) ta có: nNaOH = 2(nH2SO4 + nFeSO4 + nMgSO4) = 2(0,07 + 0,15 + 0,2) = 0,84 mol
=> V dd NaOH = n/CM = 0,84 : 1 = 0,84 lít = 840 ml