Đề số 12 - Đề kiểm tra học kì 1 - Hóa học 10

A. Trắc nghiệm :

Câu 1: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các hạt nhân nguyên tử là

A. proton và nơtron.              

B. proton và electron.

C. electron và nơtron.

D. proton, nơtron, electron.

Câu 2: Số nơtron và số proton có trong một nguyên tử nhôm () lần lượt là

A. 13 và 13.                            B. 13 và 14.

C. 13 và 28.                            D. 14 và 13.

Câu 3: Đồng vị là những nguyên tố có cùng:

A. Điện tích hạt nhân 

B. số khối

C. Số nơtron  

D. số nơtron và số electron

Câu 4: Kí hiệu nguyên tử biểu hiện đầy đủ đặc trưng cho một nguyên tử của một nguyên tố hóa học vì nó cho biết:

A. số khối A               

B. số hiệu nguyên tử Z

C. nguyên tử khối của nguyên tử      

D. số khối A và số hiệu nguyên tử Z

Câu 5: Nguyên tử X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d64s2. Số electron trên lớp L là:

A. 2                                         B.  4

C. 8                                         D. 14

Câu 6: Lớp electron M có tối đa bao nhiêu electron:

A. 8 electron

B. 18 electron 

C. 2 electron  

D. 32 electron

Câu 7:  Nguyên tử  có số electron được phân bố vào thứ tự các lớp là:

A.  2/4/2                                  B. 2/8/6    

C. 2/8/4/2                                D. 2/6

Câu 8: Nguyên tử 24Mg có cấu hình electron: 1s22s22p63s2. Hạt nhân của Mg có:

A. 12p, 24n.                           

B. 12p,12n.

C. 24p, 12n.                           

D. 24p, 12n                                        

Câu 9: Công thức hóa học của hợp chất được tạo bởi magie (hóa trị II)  và nitơ huỳnh (hóa trị III) là:

A. MgN                                   B. Mg3N2      

C. Mg2N3                                D. Mg3N        

Câu 10: Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi nhôm và nhóm nitrat (NO3-) là:

A. Al(NO3)2                            B. Al(NO3)3

C. Al3NO3                               D. AlNO3

Câu 11: Trong 400ml dung dịch KOH có 0,1 mol KOH. Nồng độ mol của dung dịch KOH là:

A. 0,25M                                 B. 0,0

C. 4M                                      D. 0,5M

Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 2,4g Mg vào dung dịch HCl 0,4M. Thể tích dung dịch HCl tối thiểu cần dùng là (Mg=24)

A. 125ml                                 B. 500ml  

C. 200ml                                 D. 250ml

Câu 13: Hoà tan 15,4 gam hỗn hợp Zn, Mg bằng một lượng vừa đủ dd HCl thu được 6,72 lít khí H2 (đktc) và dung dịch C. Tính khối lượng muối có trong dung dịch C: (Zn=65; Mg=24; Cl=35,5; H=1)

A. 36,7g                                  B. 37,3g     

C. 26,35g                                D. 26,05g

Câu 14: Trong tự nhiên, bạc có 2 đồng vị là 109Ag (chiếm 44%) và AAg. Biết khối lượng nguyên tử trung bình của Ag là 107,88. Số khối A của đồng vị thứ 2 là:

 A. 105                                    B. 106

C. 107                                     D. 108

Câu 15: Nguyên tử nguyên tố M có tổng số hạt là 180, trong đó hạt mang điện chiếm 58,89% tổng số hạt. Số đơn vị điện tích hạt nhân là:

A.74                                        B. 35  

C. 53                                       D. 53+

Câu 16: Đồng vị nào của X có tỉ lệ giữa số hạt proton và số hạt nơtron là 7/8:

A. 58X                                      B. 60X    

C. 61X                                      D. 62X

II. Tự luận

Câu I 

1. Giải thích kí hiệu:\({}_{17}^{35}Cl\), \({}_{12}^{24}Mg\)

2.  Nguyên tử kali có 19p và số khối là 39

a) Viết kí hiệu nguyên tử

b) Cho biết số nơtron và tỉ lệ hạt P/N

3. Cho nguyên tử của các nguyên tố lần lượt có số hiệu nguyên tử (Z) là: 8; 13.

a) Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố trên.

b) Cho biết các nguyên tố đó là kim loại, phi kim hay khí hiếm?

4. Cho nguyên tử có cấu hình electron: 1s22s22p63s2

a) Xác định loại nguyên tố (s, p, d, f)

b) Cho biết tổng số e trên phân lớp s.

5. Tính khối lượng tương đối của một nguyên tử lưu huỳnh (gồm 16 proton, 16 notron, 16 electron)

Câu II :

1. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 34 hạt. Trong đó, số hạt proton ít hơn số hạt nơtron là 1 hạt.Viết cấu hình electron của X.

2. Một thanh đồng nặng 19,062 gam trong đó có 2 loại đồng vị (73%) và . Tính số nguyên tử có trong thanh đồng đó.

Lời giải

1

2

3

4

5

D

D

A

D

C

6

7

8

9

10

B

D

B

B

B

11

12

13

14

15

A

B

A

C

C

16

 

B

Câu I:

1.

Kí hiệu

Kí hiệu nguyên tố

Số hiệu nguyên tử (Z)

Số khối (A)

 

Cl

17

35

 

Mg

12

24

2.

a) Kí hiệu nguyên tố: \({}_{19}^{39}K\)

b) Số n = A – số p = 39 – 19 = 20

Tỉ lệ P/N = 19/20

3.

a) Cấu hình electron nguyên tử:

Z = 8: 1s22s22p4

Z = 13: 1s22s22p63s23p1

b)

Nguyên tố có Z = 8 có 6e ở lớp ngoài cùng nên là nguyên tố phi kim.

Nguyên tố có Z = 13 có 3e ở lớp ngoài cùng nên là nguyên tố kim loại.

4.

a) Cấu hình e: 1s22s22p63s2 => Dãy phân bố theo phân mức năng lượng: 1s22s22p63s2

Ta thấy e cuối cùng được điền vào phân lớp s nên nguyên tố thuộc phân lớp s.

b) Tổng các e trên phân lớp s = 2 + 2 + 2 = 6

5. m nguyên tử = Z.mp + N.mn + Z.me

                    = 16.1,6726.10-27 + 16.1,6748.10-27 + 16.9,1094.10-31 = 5,3573.10-26 kg = 32,26u

Câu II.

1. Đặt số p = số e = Z và số n = N

- Tổng hạt là 34: 2Z + N = 34 (1)

- Số hạt p ít hơn hạt n là 1 hạt: N – Z = 1 (2)

Từ (1) và (2) suy ra Z = 11 và N = 12

Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s1

2.

Phần trăm số nguyên tử  \({}_{29}^{65}Cu\) là 100% - 73% = 27%

Nguyên tử khối trung bình của Cu là: \(\overline A  = \dfrac{{73.63 + 27.65}}{ {100}} = 63,54\) => MCu = 63,54 gam/mol

Số mol nguyên tử Cu trong 19,062 gam Cu là: \({n_{Cu}} = \dfrac{{{m_{Cu}}}}{{{M_{Cu}}}} = \dfrac{{19,062} }{ {63,54}} = 0,3mol\)

Số nguyên tử có trong thanh đồng là: N = nCu.NA = 0,3.6,02.1023 = 1,806.1023 nguyên tử.