I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn một chữ cái trưóc câu trả lời đúng:
Câu 1. Luận cương chính trị (1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương do:
A. Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
B. Trần Phú khởi thảo,
C. Nguyễn Văn Cừ khởi thảo.
D. Trường Chinh khởi thảo.
Câu 2. Căn cứ vào đặc điểm của ba nước Đông Dương lúc đó đều thuộc địa của thực dân Pháp, Luận cương khẳng định tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là:
A. Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộcề
B. Một cuộc chiến tranh giành độc lập.
C. Một cuộc cách mạng tư sản dân quyền.
D. Một cuộc cách mạng dân chù tư sản.
Câu 3. Phong trào đấu tranh của quần chúng trên đà phát triển đã bùng lên mạnh mẽ từ năm 1929 trên cả ba miền và đến năm 1930 - 1931 đã phát triên tới đinh cao với sự ra đời của:
A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Xô viết Nghệ Tĩnh.
C. Các tổ chức quần chúng (Nông hội, Công hội...).
D. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
Câu 4. Tháng 3 - 1935, Đại hội lần thứ nhất của Đảng họp ở:
A. Ma Cao (Trung Quốc).
B. Hương Cảng (Trung Quốc),
C. Chiêm Hóa (Tuyên Quang).
D. Pác Bó (Cao Bằng).
Câu 5. Đầu năm 1937, nhân dịp đón phái viên Chính phủ Pháp và Toàn quyền mới của xứ Đông Dương, nhiều cuộc biểu tình, mít tinh, đưa “dân nguyện” đã diễn ra, trong đó lực lượng đông đảo và hăng hái nhất là:
A. Công nhân và tiểu thương.
B. Học sinh, sinh viên,
C. Công nhân và nông dân.
D. Công chức, viên chức.
Câu 6. Nạn khan hiếm lương thực nghiêm trọng làm cho khoảng 2 triệu đồng bào ta, chủ yếu là nông dân ở miền Bắc chết đói diễn ra vào năm:
A. Cuối năm 1941 đầu năm 1942.
B. Cuối năm 1942 đầu năm 1943.
C. Cuối năm 1943 đầu năm 1944.
D. Cuối năm 1944 đầu năm 1945.
Câu 7. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ (1946 - 1954) quân dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn, trong đó thắng lợi quyết định nhất là:
A. Chiến dịch Việt Bắc thu đông (1947).
B. Chiến dịch Biên Giới thu đông (1947).
C. Chiến dịch Hòa Bình (1952).
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
Câu 8. Mặt trận của Đảng ta xây dựng trong thời kì kháng chiến chống Mĩ miền Nam là:
A. Mặt trận Liên Việt.
B. Mặt trận Việt Minh.
C. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Câu 9. Mĩ đã hai lần tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, hai lần đó nằm trong các chiến lược:
A. Chiến tranh đặc biệt và Chiến tranh Việt Nam hóa.
B. Chiến tranh đơn phương và Chiến tranh cục bộ.
C. Chiến tranh cục bộ và Chiến tranh Việt Nam hóa.
D. Chiến tranh cục bộ và Chiến tranh đặc biệt.
Câu 10. Địa danh Đông Khê được nhắc đến trong chiến dịch lịch sử nào ?
A. Chiến dịch Việt Bắc 1947.
B. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
C. Chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
Câu 11. Số nhà 5Đ Phố Hàm Long (Hà Nội) được nhắc đến trong thời kì:
A. 1926 - 1929. B. 1930 - 1945
C. 1945 - 1954. D. 1954 - 1975.
Câu 12. Hưng Nguyên (Nghệ An) trở thành địa danh lịch sử của thời kì :
A. 1918 - 1930. B. 1930 - 1931
C. 1932 - 1935. D. 1939 - 1945.
Câu 13. Địa danh Yên Bái gắn với tố chức yêu nước:
A. Tâm tâm xã.
B. Tân Việt Cách mạng đảng,
C. Việt Nam Quốc dân đảng.
D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 14. Sau bao nhiêu năm ra đi tìm đường cước nước, lãnh tụ Nguyền Ái Quốc về Tổ quốc vào ngày:
A. 2 - 1 - 1941.
B. 8 - 1 - 1941.
C. 18 - 1 - 1941.
D 28 - 1 - 1941.
Câu 15. Trận Àp Bắc (1963), diễn ra trong thời kì đánh bại chiến lược chiến tranh nào của đế quốc Mĩ:
A. Chiến lược “Chiến tranh một phía”.
B. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
C. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
D. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
Câu 16. Trận “Điện Biên Phu trên không” đánh bại cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 của Mĩ vào:
A. Miền Trung.
B. Điện Biên Phủ.
C. Hà Nội - Hải Phòng
D. Nghệ An - Hà Tĩnh.
Câu 17. Chiến thắng Đông Khê (1950) làm rung chuyển cả hệ thống cứ điểm của địch ở biên giới Việt - Trung. Trong kháng chiến chống Mĩ có chiến thắng nào đã làm rung chuyển cả hệ thống phòng thủ của địch nhưng với quy mô lớn hơn?
A. Chiến thắng Áp Bắc (1 - 1963).
B. Chiến thắng Vạn Tường (8 - 1965).
C. Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào (3 - 1970).
D. Chiến thắng Buôn Mê Thuột (3 - 1975).
Câu 18. Hiệp định Pa-ri (27 - 7 - 1973), Hiệp định Giơ-ne-vơ (21 - 7 - 1954) đều cộng nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập Còn Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946), Pháp công nhận ta:
A. Là một quốc gia độc lập.
B. Là một quốc gia tự trị.
C. Là một quốc gia tự do.
D. Là một quốc gia có đầy đủ chủ quyền.
Câu 19. Sau khi thống nhất đất nước, cuộc Tổng tuyển cử bầu quốc hội chung cả nước được tiến hành vào:
A. Ngày 15 - 4 - 1976.
B. Ngày 25 - 4 - 1976.
C. Ngày 15 - 5 - 1976.
D. Ngày 25 - 5 -1976.
Câu 20. Quốc lĩội quyết định lấy tên nước ta là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ:
A. Ngày 2 - 1 - 1976.
B. Ngày 12 - 7 - 1976.
C. Ngày 7 - 2 - 1976.
D. Ngày 27 - 2 - 1976.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Sách lược của Đảng và Chính phủ trong hai thời kì trước và sau ngày 6 - 3 - 1946 có gì khác nhau? Tại sao lại có sự khác nhau đó?
Câu 2. Vì sao, Đảng và Chính phủ ta phát động cuộc kháng chiến toàn quốc vào ngày 19 - 12 - 1946?
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1 - B | 2 - C | 3 - B | 4 - A | 5 - C |
6 - D | 7 - D | 8 - C | 9 - C | 10 - B |
11 - A | 12 - B | 13 - C | 14 - D | 15 - B |
16 - C | 17 - D | 18 - C | 19 - B | 20 - A |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Sách lược của Đảng và Chính phủ trong hai thời kì trước và sau ngày 6 - 3 - 1946 có gì khác nhau? Tại sao lại cỏ sự khác nhau đó?
Đứng trước tình thế một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, Đảng và Chính phủ ta đã sử dụng sách lược mềm dẻo để phân hóa kẻ thù. Sách lược đó thể hiện sự khác nhau, đó là:
+ Trước ngày 6 - 3 - 1946, hòa với Tưởng ở miền Bắc, tập trung lực lượng đánh Pháp ở Nam Bộ.
+ Sau ngày 6 - 3 - 1946, hòa với Pháp để đuổi Tưởng ra khỏi miền Bắc
Sỡ dĩ có sự khác nhau đó vì:
+ Trước ngày 6 - 3 - 1946, ta nhân nhượng với Tưởng để tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù trong lúc lực lượng của ta còn non yếuể
+ Sau khi ta nhân nhượng với Tưởng để đánh Pháp ở Nam Bộ thì Pháp, Tưởng kí Hiệp uớc Hoa - Pháp vào 28 - 2 - 1946, theo đó Pháp nhượng cho Tưởng một số quyền lợi ở Trung Quốc và chấp nhận cho Tưởng vận chuyển hàng hóa từ Hải Phòng sang Hoa Nam, không phải đóng thuế; còn Tưởng chấp nhận cho Pháp đưa quân ra Bắc để thay Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật.
+ Tình hình đó, đặt nhân dân ta trước hai con đường phải lựa chọn: Hoặc cùng một lúc đánh cả Pháp lẫn Tưởng; hoặc hòa với một kẻ thù để đánh một kẻ thù. Ta đã lựa chọn con đường hòa với Pháp để dùng bàn tay của Pháp đuổi nhanh Tưởng ra khỏi miền Bắc.
Câu 2. Đảng và Chính phủ ta phát động cuộc kháng chiến toàn quốc vào ngày 19- 12 - 1946, vì:
Sau ngày kí Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) và Tạm ước (14 - 9 - 1946).
+ Ta thực hiện đầy đủ những điều khoản đã kí kết
+ Thực dân Pháp ngang nhiên xé bỏ Hiệp định và Tạm ước: ngày 20 - 11 - 1946 chúng đánh chiếm một sổ vị trí quan trọng ở Hải Phòng, nổ súng vào quân ta ở Lạng Sơn. Tháng 12-1946, Pháp gây ra những cuộc xung đột vũ trang, đốt nhà Thông tin ở Tràng Tiền, đánh chiếm cơ quan Bộ Tài chính, tàn sát đồng bào ta ở phố Hàng Bún (Hà Nội). Đặc biệt, ngày 18 - 12 - 1946, chúng gửi tối hậu thư buộc Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng.
Trước hành động của thực dân Pháp, nhân dân ta không còn con đường nào khác phải đứng lên cầm vũ khí chống thực dân Pháp.
Đêm 19 - 12 - 1946, Chủ tích Hồ Chí Minh thay mặt Đảng, Chính phủ đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.