Câu 1. Ý nghĩa lịch sử của Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930)?
- Với sự xuất hiện và hoạt động của chính quyền Xô viết, lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở một số huyện tại Nghệ - Tĩnh, đánh dấu phong trào cách mạng 1930 - 1931 đạt đến đỉnh cao. Phong trào đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của khối liên minh công - nông, của nhân dân lao động Việt Nam trong cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Xô viết Nghệ - Tĩnh, đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 đã chứng minh đường lối cách mạng của Đảng ta đề ra là hoàn toàn đúng đắn, được nhân dân ủng hộ. Đây là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám sau này.
Câu 2. Chủ trương “cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược” được Đảng, Chỉnlí phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng trong thời gian từ tháng 9 - 1945 đến trước ngày 12 - 9 - 1946 như thế nào? Thắng lợi của chủ trương dó?
Chủ trương "cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược":
+ Từ tháng 9 - 1945 đến trước 6 - 3 - 1946, thực hiện việc nhân nhượng với Tưởng: Nhận cung cấp lương thực, thực phẩm cho 20 vạn quân Tưởng ở miền Bắc; chấp nhận cho bọn tay sai của Tưởng 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghe trong Chính phủ; nhận tiêu tiền "Quan kim" "Quốc tệ" mất giá trị của Tưởng; Đảng phải lãnh đạo chính quyền; Hồ Chí Minh phải đứng đầu Chính phủ; độc lập, chủ quyền của đất nước phải được tôn trọng; kiên quyết trừng trị bọn tay sai phản cách mạng.
+ Từ 6 - 3 - 1946 đến trước 19 - 12 - 1946, thực hiện việc hòa với Pháp để đuổi quân Tưởng ra khỏi miền Bắc. Ngày 28 - 02 - 1946, Pháp - Tưởng kí hòa ước Hoa - Pháp. Theo hòa ước này, Pháp nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế, còn Tưởng chấp nhận cho Pháp đưa quân ra khỏi miền Bắc cònTưởng giải giáp phát xít Nhật, nhưng thực tế mở rộng chiến tranh xâm lược nước ta. Trước tình hình đó ta chủ động, hòa hoãn với Pháp để gạt 20 vạn quân Tưởng ra khỏi miền Bắc, tranh thủ thời gian để chuẩn bị lực lượng đối phó với cuộc chiến tranh với Pháp sau này. Ta hòa với Pháp bằng việc kí Hiệp định So bộ (6 - 3) và Tạm ước (14 - 9 - 1946).
Thắng lợi của chủ trương đó:
+ Chủ trương của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện sự sáng suốt, tài tình, khôn khéo, đưa nhân dân ta vượt qua những thử thách to lớn lúc đó và sẵn sàng tiến vào cuộc chiến đấu mà ta chắc chắn không thể tránh khỏi.
+ Tránh được cùng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù, trong khi lực lượng của ta còn yếu.
Câu 3. Vì sao, Đảng ta quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ? Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ?
- Đảng ta quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, vì:
Thực dân Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương để quyết chiến chiến lược với ta. Điện Biên Phủ từ chỗ không có trong kế hoạch trở thành trung tâm điểm của kế hoạch Na-va.
Do đó, có đập tan được tập đoàn cứ điểm này thì mới làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va.
Nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ:
+ Sự lãnh đạo tài tình của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc đề ra quyết tâm và cách đánh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
+ Công cuộc chuẩn bị cho chiến dịch chu đáo, có hậu phương rộng lớn được xây dựng vững chắc về mọi mặt
+ Tinh thần chiến đấu dũng cảm và mưu trí của quân đội ta.
Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ:
+ Đánh bại hoàn toàn kế hoạch Na-va của Pháp và Mĩ.
+ Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh: ta có điều kiện để giành thắng lợi hoàn tòàn, địch có nguy cơ bị tiêu diệt và thất bại.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho cuộc đấu tranh ngoại giao, khiến cho Pháp - Mĩ không thể ngoan cố được nữa, buộc chúng phải đàm phán với ta và kí kết hiệp định Giơnevơ.
+ Cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩ đế quốc giải phóng dân tộc.
+ Báo hiệu sự mở đầu thời kì sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.