Câu 1. So sánh điểm giống và khác nhau của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) và “Chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?
- Điểm giống nhau:
+ Đều là chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mĩ, nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
+ Đều thực hiện âm mưu chống lại cách mạng và nhân dân miền Nam.
- Điểm khác nhau:
+ Về quy mô chiến tranh: "Chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam, còn "Chiến tranh cục bộ" mở rộng cả hai miền Nam - Bắc.
+ Về tính chất ác liệt: "Chiến tranh cục bộ" ác liệt hơn, thể hiện ở mục tiêu, lực lượng tham chiến, vũ khí, hoả lực, phương tiện chiến tranh.
+ "Chiến lược chiến tranh đặc biệt" được tiến hành bằng quân đội tay sai dưới sự chỉ huy của cố vân Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm thực hiện mưu đồ cơ bản là "Dùng người Việt đánh người Việt", " thay màu da cho xác chết". Chúng mở rộng nhiều cuộc hành quân càn quét, mục tiêu là chống phá cách mạng và bình định miền Nam Chúng coi "ấp chiến lược" là "quốc sách" nhằm tách cách mạng ra khỏi dân để thực hiện cái gọi là "Tát nước bắt cá".
Chiến lược "Chiến tranh cục bộ", mục tiêu là vừa diệt quân chủ lực vừa bình định miền Nam, phá hoại miền Bắc. Lực lượng tham chiến đông, gồm cả Mĩ, chư hầu, ngụy, trong đó Mĩ giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng; lên vẻ số lượng và trang bị. Chúng sử dụng vũ khí hiện đại, hoả lực mạnh cả trên bộ. trên không, trên biển, tốc độ nhanh và mở liên tục nhiều chiến dịch nhằm Tìm diệt và bình định vào đất thánh cộng sản.
Câu 2. Nêu những Hiệp định ta đã kí với Pháp và Mĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và chống Mĩ (1954 - 1975)? Ý nghĩa lịch sử của các Hiệp định đó?
- Từ 1945 - 1975, ta đã kí với Pháp và Mĩ các hiệp định: Hiệp định Sơ bộ 3 - 6 - 1946, Tạm ước (14 - 9 - 1946), Hiệp định Gia-ne-vơ và Hiệp định Pa-ri 1973.
Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Sơ bộ 6 - 3 - 1946 và Tạm ước 14 - 9 - 1946.
+ Thể hiện thiện chí của Chính phủ và nhân dân ta.
+ Tạo được một thời gian hòa hoãn cần thiết để nhân dân ta khẩn trương chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài mà ta biết trước không thể tránh khỏi.
Ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954:
+ Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ ở Việt Nam và Đông Dương.
+ Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương.
+ Buộc Pháp rút hết quân đội về nước; Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng ở Đông dương; miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN.
+ Góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ hòa bình trên phạm vi thế giới.
Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri 1973:
+ Là kết quả đấu tranh kiên cường cùa quân dân ta ở hai miền Nam Bắc.
+ Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản cơ bản của nhân dân ta, phải rút quân về nước. Đó là thắng lợi quan trọng, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Câu 3. Căn cứ vào đâu Đảng ta đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975 - 1976:
Căn cứ vào những điều kiện lịch sử sau Đảng ta đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975 - 1976:
+ Sau Hiệp định Pa-ri, Mĩ và quân đồng minh đã rút hết về nước làm cho chính quyền, quân đội Sài Gòn mất chỗ dựa. Cuối 1974, ngụy quyền Sài Gòn lâm vào cảnh khủng hoảng toàn diện và sâu sắc. Quân ngụy không chống cự nổi trước sức tấn công của ta và cũng không có khả năng phản công giành lại những nơi đã mất.
+ Viện trợ của Mĩ về quân sự, kinh tế, tài chính cho chính quyền Sài Gòn giảm một nữa, khả năng can thiệp của Mĩ rất hạn chế.
+ Quân chủ lực của ta từ chỗ đánh tiêu diệt sinh lực địch là chính chuyển lên đánh những trận lớn làm tan rã từng binh đoàn mạnh của địch, giải phóng những vùng đất rộng lớn ở cả nông thôn, đồng bàng và đô thị.
- Trước tình thế trên, Bộ Chính trị đã tổ chức hội nghị mở rộng (từ ỉ 8 - 12- 1974 đến 8 - 1 - 1975), đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm. Cụ thể là: năm 1975 phải tranh thủ đánh liên tục với những đòn tiến công lớn để làm thay đổi hẳn so sánh lực lượng hai bên để năm 1976, tiến lên tổng công kích giải phóng hoàn toàn miền Nam. Hội nghị còn dự kiến một phương án táo bạo là nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.