Câu 1. * Đảng Cộng sản Đông Dương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết là vì:
- Thế giới:
Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã bước sang năm thứ ba, sau khi chiếm phần lớn châu Âu, phát xít Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô, Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc, chuẩn bị chiến tranh Thái Bình Dương.
- Trong nước:
+ Nhật nhảy vào Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật, Nhật lấn từng bước biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của chúng.
+ Nhân dân Đông Dương phải chịu hai tầng áp bức, bóc lột của Pháp - Nhật Mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với đế quốc, phát xít Pháp - Nhật phát triển gay gắt. Vận mệnh các dân tộc Đông Dương nguy vong hơn bao giờ hết.
+ Nhân dân Đông Dương ngày càng cách mạng hóa. Nhiều cuộc đấu tran đã nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9 - 1940) Nam Kì (11 - 1940 và cuộc binh biến Đô Lương (1 - 1941).
- Trước tình hình thế gịới và trong nước ngày càng khẩn trương, ngày 28- 1 - 1941 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, sau đó người triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8, họp từ ngày 10 đến 19 - 5 - 1941 tại Pác Bó (Ca Bằng) chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết.
* Căn cử để thành lập Mặt trận Việt Minh:
- Thế giới: Tình hình đang có những biến chuyển sâu sắc, phát xít Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô. Lúc đó tính chất của chiến tranh thay đổi. Trên thẻ giới dần dần hình thành 2 trận tuyến: một bên là lực lưọng dân chủ do Liên Xó đứng đầu, một bên là khối phát xít Đức - Ý - Nhật. Cuộc đấu tranh của mỗi dân tộc Đông Dương là một bộ phận của mặt trận dân chủ chống phát xít thế giới.
- Trong nước:
+ Mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với phát xít, đế quốc Nhật - Pháp là mâu thuẫn chủ yếu nhất, nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ bức thiết của cách mạng Đông Dương.
+ Để phát huy sức mạnh dân tộc ở mỗi nước Đông Dương, cần phải đặt vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước. Vì vậy mỗi nước cần có mặt trận dân tộc thống nhất riêng.
Ở Việt Nam đã thành lập mặt trận lấy tên là Việt Nam Độc lập Đồng minh gọi tắt là Mặt trận Việt Minh.
Câu 2. Nêu điểm khúc nhau cơ bản giữa Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) với Hiệp định Giơ-ne-vơ (21 - 7 - 1954) đế thấy bước tiến của ta trong đấu tranh ngoại giao?
+ Điểm khác nhau cơ bản: Trong Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946), Chính phủ Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do, nằm trong Liện hiệp Pháp và trong Liên bang Đông Dương. Còn trong Hiệp định Giơ-ne-vơ (21 - 7 - 1954 ). Pháp và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ba nước Đông Dương.
+ Trong lúc kí Hiệp định Sơ bộ do ta còn yếu hơn địch nên ta phải chấp nhận điều khoản đó. Đây là sách lược mềm dẻo để phân hoá kẻ thù. Còn trong khi kí Hiệp định Giơ-ne-vơ, ta đã giành được thắng lợi quyết định ở Điện Biên Phủ, quyết định sự thất bại của thực dân Pháp ở Đông Dương.
+ So với Hiệp định Sơ bộ, Hiệp định Giơ-ne-vơ là một bước tiến vượt bậc trong đấu tranh ngoại giao của ta.
Câu 3. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945- 1954):
Đối với dân tộc:
+ Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp.
+ Miền Bắc được giải phóng chuyển sang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa tạo cơ sở để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đối với thế giới:
+ Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược nô dịch của chù nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng.
+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Nguyên nhân thắng lợi:
+ Có sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự, đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
+ Có hệ thống chính quyền, mặt trận, lực lượng vũ trang ba thứ quân không ngừng lớn mạnh, có hậu phương vũng chắc.
+ Tình đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương, sự giúp đỡ đồng tình, ủng hộ của Trung Quốc, Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.