Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 9

Câu 1. Tính chất của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) của ta là gì ?

Câu 2. Lập bảng các niên đại và sự kiện có ý nghĩa thắng lợi chiến lược của quân dân ta trên các mặt trận quân sự , chính trị trong kháng chiến chống Pháp từ thu - đông 1950 đến đông xuân 1953 - 1954.

Câu 3. Trước âm mưu và hành động của Pháp ta có chủ trương và kế hoạch gì trong đông xuân 1953 - 1954?

Câu 4. Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ bao gồm những vấn đề gì?

Lời giải

Câu 1. Tính chất của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) cùủa ta là gì?

- Kháng chiến toàn dân: tất cả mọi người dân tham gia kháng chiến, mỗi người ân là một chiến sĩ, chiến đấu bằng mọi thứ vũ khí trong tay chủ yếu là lực lượng của ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích).

- Kháng chiến toàn diện: diễn ra trên tất cả các mặt trận: quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, nhưng chủ yếu và quyết định là mặt trận quân sự.

- Tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhằm chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

- Tính chất nhân dân của cuộc kháng chiến: toàn dân tham gia kháng chiến, mỗi người dân là một chiến sĩ, chiến đấu bằng mọi thứ vũ khí có trong tay.

Câu 2. Lập bảng các niên đại và sự kiện có ý nghĩa thắng lợi chiến lược của quân dân ta trên các mặt trận quân sự , chính trị trong kháng chiến chống Pháp từ thu - đông 1950 đến đông xuân 1953 - 1954

Thời gian

Những sự kiện

Quân sự

Chính trị

9- 1950

Chiến dịch Biên giới thu - đông

1951

Đông Xuân 1950 - 1951: Ta mở ba chiến dịch ở đồng bằng Bắc Bộ.

Tháng 11 - 1951: chiến dịch Hòa Bình.

Tháng 2 - 1951 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai

Ngày 3 - 3 - 1951 Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thống nhất thành Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên Việt).

Ngày 11 - 3 - 1951 Liên minh Nhân dân Việt - Miên - Lào ra đời

1952

Tháng 10 - 1952: chiến dịch Tây Bắc.

Ngày 1- 5 - 1952, Đại hội Anh hùng và chiến sĩ thi đua lần I.

1953

Tháng 4 - 1953: chiến dịch Thượng Lào.

Tháng 12 - 1953, Quôc hội khóa I thông qua “Luật cải cách ruộng đất”.

Câu 3. Trước âm mưu và hành động của Pháp ta có chủ trương và kế hoạch gì trong đông - xuân 1953 - 1954?

Trước những thay đổi trong cục diện chiến tranh ở Đông Dương và trên cơ sở nhận định âm mưu mới của Pháp - Mĩ trong Kế hoạch Na-va, tháng 9 - 1953 Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp và đề ra kế hoạch tác chiến đông - xuân.

 - Trong hai năm 1953 - 1954 với quyết tâm giữ vũng quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận - chính diện và sau lưng địch, phối hợp hoạt động trên phạm vi cả nước và toàn Đông Dương.

- Phương hướng chiến lược của ta là “Tập trung lưc lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ, tạo cho ta những điều kiện thuận lợi để tiêu diệt thêm sinh lực của chúng”.

- Phương châm chiến lược của ta là “tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “đánh ăn chắc, đánh chắc thắng”.

Câu 4. Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ bao gồm những vấn đề:

- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.

- Hai bên tham chiến (lực lượng kháng chiến ở Đông Dương và quân xâ lược Pháp) cùng ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

- Thực hiện cuộc di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng: Quân đội cá mạng Việt Nam và quân đội Pháp tập kết ở hai miền Bắc và Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.

- Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước tổ chức vào tháng 7 - 1956 dưới sự kiểm soát của ủy ban Quốc tế.