1. Tiểu sử
- Nguyễn Trường Tộ (1830 - 1871) còn được gọi là Thầy Lân, là một danh sĩ, kiến trúc sư và là nhà cải cách xã hội Việt Nam ở thế kỷ 19.
- Ông sinh trong một gia đình theo Công giáo Rôma từ nhiều đời tại làng Bùi Chu thuộc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
- Cha là Nguyễn Quốc Thư, một thầy thuốc Đông y, nhưng mất sớm.
- Thuở thiếu thời, Nguyễn Trường Tộ học chữ Hán với cha và các thầy ở trong vùng: Tú Giai ở Bùi Ngõa, Cống Hữu ở Kim Khê và quan huyện Địa Linh về hưu ở Tân Lộc.
- Ông thông minh, học giỏi nên được truyền tụng là "Trạng Tộ".
2. Sự nghiệp văn học
- Ông đã viết nhiều bản điều trần gửi lên triều đình nhà Nguyễn đề nghị thực thi các biện pháp cụ thể nhằm đổi mới và phát triển đất nước, để có thực lực đối phó với họa xâm lăng đến từ phương Tây.
- Những bản điều trần này không chỉ thể hiện kiến thức sâu sắc, uyên bác, mới mẻ về tình hình Việt Nam và thế giới khi ấy mà còn thấm đượm tinh thần yêu nước của tác giả, được viết bằng một văn phòng sáng rõ, chặt chẽ.
- Một số bản điều trần:
+ Lục lợi từ (Kế hoạch làm cho dân giàu, tháng 6 năm 1864)
+ Khai hoang từ (Bàn về việc khai hoang, tháng 2 năm 1865)
+ Điều trần khả năng lấy lại ba tỉnh miền Đông [Nam Kỳ] (1866)
+ Kế hoạch vận động ở Pháp để giữ ba tỉnh miền Tây [Nam Kỳ] (1866)
- Ngoài ra, Nguyễn Trường Tộ còn để lại một số di cảo thơ.