Nội dung
Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Cần có tiếng cười để tinh thần thoải mái và có niềm vui cuộc sống.
Bài 1
Phân tích cấu tạo của bài báo trên. Nêu ý chính mỗi phần.
Gợi ý:
Con đọc kĩ bài văn.
Trả lời:
Bài báo trên gồm có 3 phần:
+ Phần 1 (Mở bài). Đặc điểm quan trọng trong tiếng cười của con người, phân biệt con người với các động vật khác.
+ Phần 2 (Thân bài): Tác dụng tốt của tiếng cười đối với cơ thể con người.
+ Phần 3 (Kết bài): Khẳng định những người có tính hài hước sẽ sống lâu hơn.
Bài 2
Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ?
Gợi ý:
Con đọc kĩ đoạn văn thứ 3 trong bài.
Trả lời:
Nói tiếng cười là liều thuốc bổ vì nó làm cho các cơ mặt được thư giãn, thoải mái và não bộ thì tiết ra một chất gây cảm giác sảng khoái, dễ chịu. Nói đơn giản hơn, tiếng cười luôn đem lại cho con người niềm vui sống.
Bài 3
Người ta tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì?
Gợi ý:
Con đọc đoạn văn thứ 4 trong bài.
Trả lời:
Người ta tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để giúp cho việc chữa bệnh thêm hiệu quả. Cụ thể là rút bớt thời gian chữa bệnh và sẽ đỡ tốn kém tiền bạc hơn.
Bài 4
Em rút được qua bài này, hãy chọn ý đúng nhất
a. Cần phải cười thật nhiều
b. Cần biết sống một cách vui vẻ
c. Nên cười đùa thoải mái trong bệnh viện
Gợi ý:
Tiếng cười có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ như vậy, theo con mỗi chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn nụ cười đó?
Trả lời:
b) Cần biết sống một cách vui vẻ.
Bài văn
Tiếng cười là liều thuốc bổ
Một nhà văn đã từng nói: "Con người là động vật duy nhất biết cười."
Theo một thống kê khoa học, mỗi ngày, trung bình người lớn cười 6 phút, mỗi lần cười kéo dài 6 giây. Một đứa trẻ trung bình mỗi ngày cười 400 lần.
Tiếng cười là liều thuốc bổ. Bởi vì khi cười, tốc độ thở của con người lên đến 100 ki-lô- mét một giờ, các cơ mặt được thư giãn thoải mái và não thì tiết ra một chất làm người ta có cảm giác sảng khoái, thỏa mãn. Ngược lại, khi người ta ở trong trạng thái nổi giận hoặc căm thù, cơ thể sẽ tiết ra một chất làm hẹp mạch máu.
Ở một số nước, người ta đã dùng biện pháp gây cười để điều trị bệnh nhân. Mục đích của việc này là làm rút ngắn thời gian chữa bệnh và tiết kiệm tiền cho nhà nước.
Bởi vậy, có thể nói: ai có tính hài hước, người đó chắc chắn sẽ sống lâu hơn.