Nội dung
Tình cảm yêu mến, sự gần gũi của tác giả với ánh trăng, sự cảm nhận độc đáo về nguồn gốc của trăng.
Bài 1
Trong hai khổ thơ đầu trăng được so sánh với những gì?
Gợi ý:
So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật kia có nét tương đồng để tăng sức gợi hình gợi cảm. Một số từ so sánh thường dùng là: như, tựa như, tựa,...
Trả lời:
Trong hai khổ thơ đầu trăng được so sánh với quả chín treo trước nhà và như mắt cá chẳng bao giờ chớp mi.
Bài 2
Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh?
Gợi ý:
Con đọc kĩ khổ thơ thứ 1 và thứ 2.
Trả lời:
Tác giả nghĩ như vậy vì tác giả luôn hình dung “trăng hồng như quả chín” và “trăng tròn như mắt cá”.
Bài 3
Trong mỗi khổ thơ tiếp theo, trăng gắn với một đối tượng cụ thể nào?
Gợi ý:
Con đọc kĩ khổ thơ 3, 4, 5.
Trả lời:
Trong các khổ thơ tiếp theo trăng luôn gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là sân chơi, quả bóng. Lời mẹ hát ru con, là chú bộ đội hành quân trên đường. Dưới con mắt nhìn của trẻ thơ, vầng trăng hiện lên thật thân thương, gần gũi.
Bài 4
Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào?
Gợi ý:
Con suy nghĩ và trả lời.
Trả lời:
Tác giả rất yêu trăng, rất quý mến và tự hào về quê hương đất nước.
Bài đọc
Trăng ơi... từ đâu đến?
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà.
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kì
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi.
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời.
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ lời mẹ ru
Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân.
Trăng từ đâu... từ đâu?
Trăng đi khắp mọi miền
Trăng ơi, có nơi nào
Sáng hơn đất nước em...
TRẦN ĐĂNG KHOA
Diệu kì: như có phép mầu, khiến người ta phải thán phục, ngợi ca.