Bài 30: Giải bài toán về hệ thấu kính

Bài Tập và lời giải

Bài 30.2; 30.3; 30.4, 30.5 trang 84 SBT Vật lý 11

Bài 30.2

Có hai thấu kính L1 và L2 (Hình 30.1) được ghép đồng trục với \({F_1}' \equiv {F_2}\) (tiêu điểm ảnh chính của L1 trùng tiêu điểm vật chính của L2).

Dùng các giả thiết này để chọn đáp án đúng ở các câu hỏi từ 30.2 tới 30.5 theo quy ước


(2):  ở trên O2Y.

(3): ở trong đoạn O1O2

(4): không tồn tại (trường hợp không xảy  ra).

30.2. Nếu L1 và L2 đều là thấu kính hội tụ thì điểm trùng nhau của F1’ và F2 có vị trí :


A. (1). 

B. (2). 

C. (3)

D. (4).

Xem lời giải

Bài 30.6; 30.7 trang 84, 85 SBT Vật lý 11

Bài 30.6

Có hệ hai thấu kính ghép đồng trục L1 và L2. Một tia sáng song song với trục chính truyền qua thấu kính như Hình 30.2. Có thể kết luận những gì về hệ này ?

A. L1 và L2 đều là thấu kính hội tụ.

B. L1 và L2 đều là thấu kính phân kì.

C. L1 là thấu kính hội tụ, L2 là thấu kính phân kì.

D. L1 là thấu kính phân kì, Llà thấu kính hội tụ.

Xem lời giải

Bài 30.8 trang 85 SBT Vật lý 11

Đề bài

Cho một hệ gồm hai thấu kính L1 và L2 đồng trục. Các tiêu cự lần lượt là : f1 = 20 cm; f2 = - 10 cm. Khoảng cách giữa hai quang tâm O1O2 = a = 30 cm. Vật phẳng nhỏ AB đặt trên trục chính, vuông góc với trục chính và ở trước L1, cách L1 là 20 cm.

a) Xác định ảnh sau cùng của vật, vẽ ảnh.

b) Tìm vị trí phải đặt vật và vị trí của ảnh sau cùng biết rằng ảnh này là ảo và bằng hai lần vật.

Xem lời giải

Bài 30.9 trang 85 SBT Vật lý 11

Đề bài

Cho hệ quang học như Hình 30.3 : f1 = 30 cm ; f2 = -10 cm ; O1O2 = a.

a) Cho AO1 = 36 cm, hãy :

- Xác định ảnh cuối cùng A'B' của AB tạo bởi hệ với a = 70 cm.

- Tìm giá trị của a để A'B' là ảnh thật.

b) Với giá trị nào của a thì số phóng đại ảnh cuối cùng A'B' tạo bởi hệ thấu kính

không phụ thuộc vào vị trí của vật ?

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”