Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: "Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ ... Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa"

“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũCỏ đón giêng hai, chim én gặp mùaNhư đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữaChiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”Đoạn thơ gây ấn tượng cho người đọc trước hết bởi lối xưng hô nhằm tạo ra quan hệ ruột thịt: “Con gặp lại nhân nhân”

Lời giải

“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”

Đoạn thơ gây ấn tượng cho người đọc trước hết bởi lối xưng hô nhằm tạo ra quan hệ ruột thịt: “Con gặp lại nhân nhân”. Cách xưng hô giản dị mà chân thành, ấm áp đã cụ thể hóa một lần nữa mối quan hệ giữa nhà thơ và nhân dân. Đây là một nhận thức mới mẻ thể hiện hành trình của một quá trình nhận thức; từ cái tôi chật hẹp của chính mình, người nghệ sĩ đã hòa nhập với cuộc sống rộng lớn của nhân dân. Đây cũng là nhận thức của Xuân Diệu khi ý thức về chỗ đứng, về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với nhân dân:

“Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi

Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu

Tôi sống với muôn người chiến đấu

Của triệu người yêu dấu gian lao”

                                                               (Những đêm hành quân)

Vì vậy, lối xưng hô ân tình ấy sở dĩ gây được xúc động trong lòng người đọc cũng chính là bơi nhà thơ đã nói được tấm lòng của cả một thế hệ mà có lần Chế Lan Viên đã trách cứ với chính mình vì “lỡ nhịp” với cuộc sống của nhân dân:

Có thể nào quên cả một thời thơ ấy

Tổ quốc trong lòng mà có cũng như không

Nhân dân ở quanh ta mà ta chẳng thấy

Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng

(Người thay đổi đời tôi, Người thay đổi tha tôi)

Trong niềm xúc động chân thành ấy, nhà thơ đã diễn đạt ý nghĩa của cuộc trở về với nhân dân bằng lối so sánh đầy bất ngờ, sáng tạo. Đây là một lối so sánh, liên tưởng trùng điệp. Chỉ có bốn câu thơ mà xuất hiện đến năm lần biện pháp so sánh. Cảm giác như niềm hạnh phúc được trở về với nhân dân: bỗng nở xòe như những cánh hoa rực rỡ và ấm áp sắc màu. Lối so sánh phức này là một đặc trưng thể hiện phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên Trong bốn câu thơ đề từ, nhà thơ đã so sánh Lòng ta, Tâm hồn ta với hai hình ảnh: con tàu và Tây Bắc. Đến phần sau của bài thơ, khi nói về nỗi nhớ, về tình yêu, những câu thơ ấy lại một lần nữa khoe sắc qua lối liên tưởng:

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương

Việc xây dựng hình tượng thơ qua lối so sánh phức có ý nghĩa rất lớn về thể hiện niềm xúc động rưng rưng của nhà thơ, đồng thời tạo được sự liên tưởng nhiều chiều với những quan hệ ngang dọc trong trí tưởng tượng của người đọc.

Những biện pháp so sánh ở đây lại được xây dựng từ những hình ảnh rất bình dị, quen thuộc, đặc biệt với người dân miền núi: nai, suối, cũ, cỏ, chim én, mùa xuân, chiếc nôi. Điều này cũng ghi nhận nỗ lực của nhà thơ trên con
đường từ bỏ những hình ảnh xa lạ, ma quái ở những tập thơ trước Cách mạng để trở về với thế giới bình dị, mang trong đó hơi thở cuộc sống của nhân dân. Nếu trước dây, người đọc luôn bắt gặp những hình ảnh cầu kì, thậm chí điên loạn: bóng ma Hời, những sông vắng lê mình trong bóng tối... thì đến bài thơ, đoạn thơ này là những hình ảnh đầy ắp vẻ đẹp của hiện thực đời sống.

Cái hay trong đoạn thơ còn là cách sắp xếp những hình ảnh so sánh của nhà thơ. Đó là lối so sánh tăng dần theo cấp độ. Ba vế so sánh đầu hướng về tự nhiên, về ngoại vật. Nhưng đến hai vế so sánh còn lại lại hướng về con người và nhu cầu tồn tại của con người: trẻ thơ đổi lòng - gặp sữa; nôi ngừng - cánh tay đưa. Chính cách sắp xếp ấy có ý nghĩa rất lớn trong việc thể hiện niềm biết ơn chân thành và sâu sắc của nhà thơ khi được về với Nhân dân.

Không những thế, lối so sánh trong khổ thơ còn mang đậm tính triết lí: Mỗi sự vật chỉ có thể có ý nghĩa khi đặt trong mối quan hệ máu thịt với các sự vật khác. Nai và suối cũ — đó là hai yếu tố không thể tách rời, trong đó, suối cũ đã trở thành môi trường sống cùa loài nai. Tháng Giêng, tháng Hai là thời điểm bắt đầu của một năm. Thời điểm ấy thích hợp nhất cho sự phát triển của cỏ cây, hoa lá. Mùa xuân và những cánh chim én; trẻ thơ và nhu cầu gặp sữa... đều là những hình ảnh luôn được đặt trong những mối quan hệ chi phối lẫn nhau. Mượn những hình ảnh trong đời sống tự nhiên và xã hội, mượn những quy luật ấy để nhà thơ nói đến một mối quan hệ lớn hơn: nghệ thuật chỉ có ý nghĩa khi phản ánh đời sống. Hiện thực đời sống là điểm xuất phát đồng thời cũng là cái đích cuối cùng mà mỗi tác phẩm văn học phải hướng tới. Nếu đánh rơi mất đời sống, thơ ca sẽ chết khô trên trang giấy. Nhưng để phản ánh được hiện thực đời sống, người nghệ sĩ phải gắn bó cuộc đời mình với nhân dân, phải cùng nhịp đập với hàng triệu trái tim của nhân dân, có lẽ, không nhà thơ nào lại diễn đạt chân lí của quá trình sáng tạo ấy hay và sâu sắc như Chế Lan Viên.

Đây là một trong những đoạn thơ khá hay trong bài thơ. Với lối xây dựng hình ảnh mới lại, với lối so sánh giản dị nhưng sâu sắc. Chế Lan Viên đã hướng người đọc đến một quy luật có tính phổ quát: trở về với nhân dân là con đường tất yếu. Nó phù hợp với quy luật của tự nhiên cũng như phù hợp với đạo lí tình cảm con người. Bởi vì chỉ có con đường ấy mới mở ra được những chân trời lớn cho người nghệ sĩ. Đi trên con đường ấy, Chế Lan Viên đã thực sự thành công, trở thành tiếng thơ hào hùng, tiếng kèn xung trận trong những năm chống Mĩ sau này.


Bài Tập và lời giải

Bài 1 trang 162 SGK Hóa học 10

Ý nào sau đây là đúng:

A. Bất cứ phản ứng nào cũng phải đạt đến trạng thái cân bằng hóa học.

B. Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì phản ứng dừng lại.

C. Chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hóa học.

D. Ở trạng thái cân bằng, khối lượng các chất ở hai vế của phương trình phản ứng phải bằng nhau.

Xem lời giải

Bài 2 trang 162 SGK Hóa học 10

Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín:

2SO2 (k) + O2(k)  \(\rightleftharpoons\)  2SO3 (k)  ∆H < 0

Yếu tố nào sau đây không làm nồng độ các chất trong hệ cân bằng biến đổi?

A. Biến đổi nhiệt độ.

B. Biến đổi áp suất.

C. Sự có mặt chất xúc tác.

D. Biến đổi dung tích của bình phản ứng.

Xem lời giải

Bài 3 trang 163 SGK Hóa học 10

Cân bằng hóa học là gì? Tại sao nói cân bằng hóa học là cân bằng động?

Xem lời giải

Bài 4 trang 163 SGK Hóa học 10

Thế nào là sự chuyển dịch cân bằng? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hóa học? Chất xúc tác có ảnh hưởng đến cân bằng hóa học không? Vì sao?

Xem lời giải

Bài 5 trang 163 SGK Hóa học 10

Phát biểu nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê và dựa vào cân bằng sau để minh họa :

               C(r) + CO2(k)  \(\rightleftharpoons\)   2CO(k)              ∆H > 0

Xem lời giải

Bài 6 trang 163 SGK Hóa học 10

Xét các hệ cân bằng sau trong một bình kín :

C(r) + H2O(k)  \( \rightleftarrows \)  CO(k) + H2(k);            ∆H > 0.     (1)

CO(k) + H2O(k)  \( \rightleftarrows \)  CO2(k) + H2(k);        ∆H < 0.     (2)

Các cân bằng trên chuyển dịch như thế nào khi biến đổi trong một các điều kiện sau?

a) Tăng nhiệt độ.

b) Thêm hơi nước vào.

c) Thêm khí H2 vào.

d) Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích hệ giảm xuống.

e) Dùng chất xúc tác.

Xem lời giải

Bài 7 trang 163 SGK Hóa học 10

Clo phản ứng với nước theo phương trình hóa học sau :

       Cl2 + H2O      HClO +HCl

Dưới tác dụng của ánh sáng, HClO bị phân hủy theo phản ứng :

       2HClO → 2HCl + O2 ↑

Giải thích tại sao nước clo (dung dịch clo trong nước) không bảo quản được lâu.

Xem lời giải

Bài 8 trang 163 SGK Hóa học 10

Cho biết phản ứng sau: 4CuO(r)  2Cu2O(r) + O2(k)     (∆H > 0)       

Có thể dùng những biện pháp gì để tăng hiệu suất chuyển hóa CuO thành Cu2O?

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”