Câu 1. Chỉ ra câu sai trong các câu nhận xét sau
A.Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
B.Hiđro sunfua vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
C.Lưu huỳnh trioxit là oxit axit tương ứng của axit H2SO4.
D.H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hóa rất mạnh, có thể oxi hóa hầu hết các kim loại trừ Au, Pt.
Câu 2. Cho dãy các chất sau: Na2CO3, Ba(OH)2, Cu, Al, Fe2O3, KNO3, K2SO3. Số chất vừa tác dụng được với axit H2SO4 loãng, vừa tác dụng được với axit H2SO4 đặc, nóng là
A.3. B.4.
C.5. D.6.
Câu 3. Cho 9,6 gam kim loại R tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng dư thu được 3,36 lít SO2. Kim loại R là
A.Al. B.Cu.
C.Fe. D.Zn.
Câu 4. Chỉ ra phát biểu đúng trong các câu sau
A.Muốn pha loãng axit H2SO4 đặc ta rót nước vào axit.
B.Lưu huỳnh trioxit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
C.Hầu hết các muối sufat đều không tan.
D.Axit H2SO4 đặc có tính háo nước mạnh, nên khi sử dụng phải hết sức thận trọng.
Câu 5. Cho 13 gam kẽm tác dụng với 3,2 gam lưu huỳnh sản phẩm thu được sau phản ứng là
A.ZnS.
B. ZnS và S.
C.ZnS và Zn.
D. ZnS, Zn và S.
Câu 6. Hiđro sunfua có tính khử mạnh là do trong hợp chất H2S, nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa
A. thấp nhất.
B. cao nhất.
C. trung gian.
D. không xác định được.
Câu 7. Cho 11,2 gam Fe và 6,4 gam Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng thu được V lít khí H2 ( đktc ). Giá trị của V là
A.2,24 lít. B.3,36 lít.
C.4,48 lít. D.6,72 lít.
Câu 8. Cho phương trình phản ứng:
\(S + 2{H_2}S{O_4}d/n \to 3S{O_2} + 2{H_2}O\)
Trong phản ứng trên, tỉ lệ giữa số nguyên tử lưu huỳnh bị khử và số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là
A. 1: 2. B. 1: 3.
C. 3: 1. D. 2: 1.
Câu 9. Cho 35,6 gam hỗn hợp Na2SO3 và NaHSO3 vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau khi phản ứng kết thúc thấy khối lượng dung dịch tăng 16,4 gam và thu được V lít khí SO2 (đktc). Giá trị của V là
A.2,24. B.6,72.
C.8,96. D.11,2.
Câu 10. Khí không thu được bằng phương pháp dời nước là
A.O2. B.HCl.
C.N2. D.H2.
Câu 11. Để phân biệt ba chất bột: CaCO3, Na2CO3, BaSO4 có thể dùng
A. H2O, dung dịch NaOH.
B. H2O, dung dịch HCl.
C. H2O, dung dịch BaCl2.
D. Dung dịch BaCl2, dung dịch NaCl.
Câu 12. Dãy kim loại nào sau đây phản ứng được với H2SO4 đặc nguội
A.Zn, Al, Mg, Ca.
B.Cu, Cr, Ag, Fe.
C.Al, Fe, Ba, Cu.
D.Cu, Ag, Zn, Mg.
Câu 13. Hấp thụ hoàn tòn 12 gam lưu huỳnh trioxit vào 100 gam nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là
A.12.00%. B.10,71%.
C.13,13%. D.14,7%.
Câu 14. Có các chất và dung dịch sau: NaOH (1), O2 (2), dung dịch Br2 (3), dung dịch CuCl2 (4), dung dịch FeCl2 (5). H2S có thể tham gia phản ứng với
A.1, 2, 3, 4, 5.
B.1, 2, 3, 4.
C.1, 2, 3.
D.1, 2, 5.
Câu 15. Hòa tan hoàn toàn 0,1 mol mỗi chất Fe, FeS và FeS2 trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được V lít khí (đktc) SO2 sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là
A.30,24 lít. B.20,24 lít.
C.33,26 lít. D.44,38 lít.
Câu 16. Nhận xét nào dưới đây không đúng?
A.H2SO4 đặc tác dụng với đường cho muội than.
B.Khí SO2 làm mất màu dung dịch Br2, dung dịch KMnO4.
C.Khi sục khí SO2 vào dung dịch bazo luôn thu được muối trung hòa.
D.Khí H2S tác dụng với FeCl3 tạo bột màu vàng.
Câu 17. Cho các nhận định sau:
1.SO2 vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
2.Phản ứng giữa H2S và SO2 dùng để thu hồi S trong các khí thải.
3.Ozon có tính khử mạnh và khử được Ag ở điều kiện thường.
4.Dẫn khí O3 qua dung dịch KI có hồ tinh bột, dung dịch có màu xanh.
5.NaHSO3 có tên natri hiđrosunfit.
6. FeCO3 tác dụng với H2SO4 loãng và H2SO4 đặc cho cùng 1 loại muối.
Số nhận định đúng là
A.3. B.6.
C.5. D.4.
Câu 18. Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hanhfnhuw sau: Lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585 mg chất kết tủa màu đen. Điều này chứng tỏ trong không khí đã có chất khí nào sau đây?
A.NH3. B.H2S.
C.CO2. D.SO2.
Câu 19. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí H2S vào 300 ml dung dịch KOH 1M. Tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng là
A18,2 gam. B.22 gam.
C.21,6 gam. D.26 gam.
Câu 20. Cho phương trình:
\({\rm{aA}}l + b{H_2}S{O_4} \to cA{l_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3} + dS{O_2} + e{H_2}O\)
Tỉ lệ a:b là?
A.2:3. B.1:1.
C.1:3. D.1:2.
Câu 21. Nung 4,8 gam bột lưu huỳnh với 6,5 gam bột kẽm. Sau khi phản ứng với hiệu suất 80% được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan X trong dung dịch HCl dư thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A.0,448. B.2,24.
C.3,36. D.1,792.
Câu 22. Cho phản ứng giữa lưu huỳnh với hiđro như hình vẽ sau, trong đó ống nghiệm 1 để tạo ra H2, ống nghiệm 2 dùng để nhận biết sản phẩm trong ống. Hãy cho biết hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm 2?
A.có kết tủa đen của PbS
B.dung dịch chuyển màu vàng do S tan vào nước.
C.có kết tủa tráng PbS.
D.có cả kết tủa trắng và dung dịch màu vàng xuất hiện.
Câu 23. Dùng một lượng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ để hấp thụ V lít khí SO2 (đktc) thu được 6 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa cho tiếp một lượng dung dịch Ca(OH)2 dư vào phần nước lọc thì thu thêm 3 gam kết tủa nữa. Giá trị của V là
A.6,72 lít. B.4,48 lít.
C.2,24 lít. D.3,36 lít.
Câu 24. Từ năm 2003, nhờ bảo quản bằng nước ozon, mận Bắc Hà – Lào Cai đã có thể chuyên chở vào thị trường thành phố Hồ Chí Minh, nhờ đó bà con nông dân có thu hập cao hơn. Ứng dụng trên của ozon là nhờ tính chất nào sau đây?
A.Ozon dễ tan trong nước hơn oxi.
B.Ozon có tính chất oxi hóa mạnh, khả năng sát trùng cao về dễ tan trong nước hơn oxi.
C.Ozon không độc, có tính sát trùng cao.
D.Ozon không tác dụng với nước.
Câu 25. Trong tự nhiên có nhiều nguồn cung cấp oxi nhung có một quá trình luôn duy trì một cách ổn định là
A.quá trình quang hợp của cây xanh.
B.sự cháy các chất sinh ra.
C.từ nước biển.
D.sự phân hủy các chất giàu oxi.
Câu 26.Chỉ ra phát biểu đúng khi nói về muối sunfat?
A.Muối sunfat là muối axit sunfuhiđric.
B.Tất cả các muối sunfat đều tan tốt trong nước.
C.Có thể nhận biết muối sunfat bằng dung dịch muối bari hoặc dung dịch Ba(OH)2.
D.Các muối sunfat đều thể hiện tính oxi hóa.
Câu 27. Trong các khí sau, khí nào không thể làm khô bằng H2SO4 đặc?
A.SO2. B.CO2.
C.H2S. D.O2.
Câu 28. Tỉ khối của một hỗn hợp gồm oxi và ozon so với heli bằng 10,24. Thành phần phần trăm về thể tích của oxi và ozon là
A.44% và 56%.
B.35% và 75%.
C.40% và 60%.
D.45% và 55%.
Câu 29. Việc “đánh gió” để chữa bệnh cảm đã được ông bà ta sử dụng từ rất xa xưa cho đến tận bây giờ. Khi bị bệnh cảm, trong cở thể con người sẽ tích tụ một lượng khí H2S tương đối cao. Chính lượng H2S này làm cho cơ thể mệt mỏi. Khi ta dùng bạc để đánh gió, bạc sẽ tác dụng với khí H2S. Do đó lượng H2S trong cơ thể giảm dần sẽ hết bệnh. Dây Ag sau khi đánh gió sẽ có màu đen xám. Phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình trên là
\(\eqalign{ & A.4Ag + 2{H_2}S + {O_2} \to 2AgS \downarrow + 2{H_2}O. \cr & B.Ag + S \to A{g_2}S. \cr & C.Ag + {O_2} \to A{g_2}O. \cr & D.Ag + {H_2}S \to A{g_2}S + {H_2}. \cr} \)
Câu 30. Hàm lượng SO2 có thể gây khó thở cho người bị hen suyễn, gây các bệnh về hô hấp và làm cho bệnh tim càng nặng hơn. SO2 phản ứng với những hạt này sẽ tụ tập trong phổi và gắn kết với nhau gây khó thở và dẫn đến nguy cơ tử vong. Dựa vào số oxi hóa của S trong SO2, có thể kết luận gì về tính chất của SO2?
A.Luôn là chất khử.
B.Là chất khử hoặc chất oxi hóa tùy vào tác nhân phản ứng.
C.Luôn là chất oxi hóa.
D.Không thể hiện tính oxi hóa, khử.
Câu 1. Cho phản ứng của sắt với oxi như hình vẽ sau:
Vai trò của lớp nước ở đáy bình là
A.giúp cho phản ứng của sắt với oxi xảy ra dễ dàng hơn.
B.hòa tan oxi để phản ứng với sắt trong nước.
C.tránh vỡ bình vì phản ứng tỏa nhiệt mạnh và oxit sắt có thể rơi xuống đáy.
D.Cả 3 vai trò trên.
Câu 2. Ozon có khả năng “cải tạo” nước thải, có thể khử các chất độc như: phenol, hợp chất xianua, nông dược, chất trừ cỏ, các hợp chất hữu cơ gây bệnh... có trong nước thải. Ngoài ra ozon có thể tác dụng với ion kim loại ( sắt, thiếc, chì mangan...) biến nước thải thành nước vô hại, bảo quản hoa quả, thực phẩm... Ozon tồn tại thành một tầng khí quyển riêng trên tầng bình lưu, có khả năng hấp thụ tia tử ngoại phát ra từ mặt trời. Sở dĩ tầng ozon có khả năng trên là do
A.tầng ozon có khả năng phản xạ tia cực tím.
B.tầng ozon chứa khi CFC có tác dụng hấp thụ tia cực tím.
C.tầng ozon rất dày, ngăn không cho tia cực tím đi qua.
D.tầng ozon đã hấp thụ tia cực tím cho cân bằng chuyển hóa ozon và oxi.
Câu 3. Khi sục SO2 vào dung dịch H2S, hiện tượng quan sát được là
A.dung dịch bị vẩn đục màu vàng.
B.không có hiện tượng gì.
C.dung dịch chuyển thành màu nâu đen.
D.tạo thành chất rắn màu đỏ.
Câu 4. Hòa tan m gam Fe trong dung dịch H2SO4 loãng thì sinh ra 3,36 lít khí (đktc). Nếu cho m gam Fe này vào dung H2SO4 đặc nóng thì lượng khí (đktc) sinh ra là
A.10,08 lít. B.5,04 lít.
C.3,36 lít. D.22,4 lít
Câu 5. Trong các phản ứng sau đây, hãy chỉ ra phản ứng không đúng?
\(\eqalign{ & A.{H_2}S + NaCl \to N{a_2}S + 2HCl. \cr & B.2{H_2}S + 3{O_2}\buildrel {t^\circ } \over\longrightarrow 2S{O_2} + 2{H_2}O. \cr & C.{H_2}S + Pb{\left( {N{O_3}} \right)_2} \to PbS + HN{O_3}. \cr & D.{H_2}S + 4C{l_2} + 4{H_2}O \to {H_2}S{O_4} + 8HCl. \cr} \)
Câu 6. Công thức hóa học của oleum là
A.nSO3.H2O. B.H2SO4.nSO3.
C.H2SO4.nSO2. D.Cả A và B.
Câu 7. Cho sơ đồ phản ứng: \(S + {H_2}S{O_4}d \to X + {H_2}O\) .
X là?
A.SO2. B.H2S.
C.H2SO3. D.SO3.
Câu 8. Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc nóng thu được hỗn hợp A và V lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Số mol các chất trong hỗn hợp A là
A.0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4.
B.0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4.
C.0,12 mol FeSO4.
D.0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư.
Câu 9. Để sản xuất axit sunfuric với hiệu suất cao người ta dùng cách nào sau đây?
A. Cho SO3 tác dụng với H2O.
B. Hấp thụ SO3 bằng H2SO4 loãng.
C. Hấp thụ SO3 bằng H2SO4 đặc.
D. Cả A, B, C đều được.
Câu 10. Khi dẫn khí SO2 vào dung dịch KMnO4 màu tím thì thấy dung dịch bị mất màu, phương trình hóa học của phản ứng xảy ra:
\(5S{O_2} + 2KMn{O_4} + 2{H_2}O \to {K_2}S{O_4} + 2MnS{O_4} + 2{H_2}S{O_4}.\)
Vai trò của SO2 và KMnO4 trong phản ứng trên là
A.SO2 là chất khử, KMnO4 là môi truowngd.
B.SO2 là chất khử, KMnO4 là chất oxi hóa.
C.SO2 là chất oxi hóa, KMnO4 là môi trường.
D.SO2 là chất oxi hóa, KMnO4 là chất khử.
Câu 11. Khi cho Fe2O3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì sản phẩm thu được là
A.Fe2(SO4)3, SO2 và H2O.
B.Fe2(SO4)3 và H2O.
C.FeSO4, SO2 và H2O.
D.FeSO4 và H2O.
Câu 12. Hòa tan hoàn toàn 2,18 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml dung dịch H2SO4 0,1M ( vừa đủ ). Khối lượng muối khan thu được sau khi cô cạn dung dịch là
A.3,81g. B.5,81g.
C.4,81g. D.6,81g.
Câu 13. Cho một hỗn hợp gồm các chất sau: Na, Cu, Al, ZnO, FeO, K2SO4, FeCO3, Ba(OH)2. Số chất có khả năng tham gia phản ứng với H2SO4 đặc, nguội là
A.3. B.5.
C.7. D.8.
Câu 14. Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam kim loại M trong dung dịch H2SO4 loãng tạo thành 16,1 gam muối sunfat. Kim loại M là
A.Al. B.Mg.
C.Fe. D.Zn.
Câu 15. Dùng thuốc thử nào sau đây để có thể phân biệt được các dung dịch NaOH, Ba(OH)2, H2SO4, NaCl?
A.Quỳ tím.
B.dung dịch BaCl2.
C.dung dịch AgNO3.
D.dung dịch Na2CO3.
Câu 16. Cho 0,2 mol SO2 tác dụng với 0,3 mol NaOH, sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là
A.18,9g. B.23g. C.20,8g. D.24,8g.
Câu 17. Cho các chất: S, SO2, SO3, H2S, H2SO4. Số chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là
A.4. B.5.
C.3. D.2.
Câu 18. Một loại oleum có công thức hóa học là H2S4O13 (H2SO4.3SO3). Số oxi hóa của S trong hợp chất oleum là?
A. +2. B. +4.
C.+6. D.+8.
Câu 19. Cho 7,8 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí (đktc). Khối lượng của Mg và Al trong hỗn hợp ban đầu là
A. 5,4g và 2,4g.
B.2,4g và 5,4g.
C. 4,5g và 3,3 g.
D.3,3g và 4,5g.
Câu 20. Cho hỗn hợp gồm FeS và FeCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được hỗn hợp khí A. Các khí trong hỗn hợp A la
A. H2S và SO2.
B. H2S và CO2.
C. CO và SO2.
D.SO2 và CO2.
Câu 21. Biện pháp nào sau đây không có tác dụng giảm thải H2S vào môi trường?
A.Không để rác thải quá lâu, không vứt rác bừa bãi.
B.Khai thông cống rãnh, không để nước thải ứ đọng.
C.Hạn chế sử dụng các chất freon trong các thiết bị làm lạnh.
D.Có kế hoạch thu và xử lý khí thải công nghiệp.
Câu 22. Oxi và ozon được gọi là thù hình của nhau vì
A.số lượng nguyên tử khác nhau.
B.cùng số proton và nơtron.
C.cùng có tính oxi hóa.
D.cùng được tạo ra từ cùng một nguyên tố hóa học là oxi.
Câu 23. Đốt cháy 84 gam Fe bằng oxi không khí thu được 106,4 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Số mol oxi đã tham gia phản ứng là
A.0,07. B.0,7.
C.0,75. D.0,35.
Câu 24. Cho các nhận định sau:
1.Hg phản ứng với S ngay ở nhiệt độ thường.
2.Trong công nghiệp, axit sunfuric được sản xuất theo phương pháp tiếp xúc gồm ba giai đoạn.
3.Khi sục khi H2S vào dung dịch NaOH có thể thu được hai loại muối: Na2S và NaHS.
4.Axit sunfuric loãng không thể hiện tính oxi hóa.
5.Khi sục khí SO2 từ từ đến dư vào dung dịch Ba(OH)2 thì thấy có kết tủa trắng xuất hiện.
6.Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi do nó có thể tan trong nước tốt hơn oxi.
Số nhận định không đúng là
A.2. B.3.
C.4. D.5.
Câu 25. Có 5 mẫu kim loại gồm Ba, Mg, Fe, Al, Ag. Chỉ dùng H2SO4 loãng có thể nhận biết được bao nhiêu kim loại trong dãy trên?
A.2. B.3.
C.4. D.5.
Câu 26. Cho 10,5 gam hỗn hợp Zn và CuO phản ứng vừa đủ 300 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Phần trăm khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu là
A.57%. B.62%.
C.69%. D.73%.
Câu 27. Bình đựng H2SO4 đặc để trong không khí ẩm một thời gian thì khối lượng bình thay đổi như thế nào?
A.Tăng lên.
B.Không thay đổi.
C.Giảm đi.
D.Có thể tăng hoặc giảm.
Câu 28. Nguyên tử X có cấu hình electron của phân lớp có năng lượng cao nhất là 3p4 . Nhận xét nào là không đúng khi nói về nguyên tử X?
A.Trong bảng tuần hoàn, X nằm ở nhóm IVA.
B.Lớp ngoài cùng của nguyên tử X có 6 electron.
C.Trong bảng tuần hoàn, X nằm ở chu kì 3.
D.Hạt nhân nguyên tử X có 16 proton.
Câu 29. SO2 là một khí độc, khi hít phải không khí có SO2 sẽ gây hại cho sức khỏe ( gây viêm phổi, mắt, da...), nồng độ cao gây ra bệnh tật thậm chí tử vong. SO2 cũng là một trong các chất chủ yếu gây ô nhiễm môi trường vì khi tan trong nước mưa tạo thành axit gây ra sự ăn mòn kim loại và vật liệu. Tuy nhiên SO2 lại có nhiều ứng dụng: sản xuất axit sunsuric, tẩy tráng giấy, bột giấy, chóng nấm mốc cho lương thực, thực phẩm ... Phương pháp điều chế SO2 trong công nghiệp là
A.đốt cháy khí hiđro sunfua.
B.đun nóng dung dịch axit H2SO4 với muối sunfit.
C.đốt quặng sunfua kim loại như pirit sắt.
D.thu hồi từ các quá trình luyện kim.
Câu 30. Dẫn 3,36 lít khí H2S (đktc) vào 150 ml dung dịch KOH 1M. Các chất thu được sau phản ứng la
A.KHS. B. K2S.
C.KHS và K2S. D.K2S và KOH.