Cảm nhận của anh/ chị về hai chi tiết nghệ thuật trong Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt.

Đề bàiKết thúc đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài là hành động Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ và “hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi”. Kết thúc truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân trong óc Tràng vẫn thấy “đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”

Lời giải

Đề bài

Kết thúc đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài là hành động Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ và “hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi”.

Kết thúc truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân trong óc Tràng vẫn thấy “đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”.

 Cảm nhận của anh (chị) về hai chi tiết nghệ thuật trên.

Lời giải chi tiết

1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và chi tiết cần cảm nhận.

- Tô Hoài là cây đại thụ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam.  Ông đã để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đạt kỉ lục về số lượng tác phẩm; phong phú, hấp dẫn về nội dung; đặc sắc về nghệ thuật. "Vợ chồng A Phủ" là một truyện ngắn xuất sắc trong đời văn Tô Hoài nói riêng và văn học hiện đại của ta nói chung.

-  Kim Lân là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Ông là một cây bút viết truyện ngắn tài hoa. Thế giới nghệ thuật của Kim Lân chủ yếu tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân. “Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm xuất sắc của Kim Lân, in trong tập “Con chó xấu xí”.

Kết thúc hai tác phẩm là hai chi tiết nghệ thuật đặc sắc.

2. Cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật của hai chi tiết:

a. Chi tiết cuối trong đoạn trích “Vợ chồng Phủ’’ của Tô Hoài:

Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật các ý chính sau:

- Thuật dựng lại chi tiết: Nằm ở phần cuối đoạn trích; trước tình huống A Phủ bị trói đứng, đang giữa ranh giới mỏng manh của sự sống và cái chết, Mị đã rút con dao nhỏ vẫn dùng để cắt lúa, cắt sợi dây mây, cởi trói cho A Phủ, rồi “hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi”.

- Ý nghĩa nội dung của chi tiết: Thể hiện sức sống tiềm tàng, tinh thần phản kháng âm ỉ, quyết liệt của Mị mà lần phản kháng sau bao giờ cũng cũng quyết liệt, mạnh mẽ hơn so với lần trước; phản ánh chân thực quy luật cuộc sống “tức nước vỡ bờ", “có áp bức có đấu tranh ” và con đường đấu tranh đến với cách mạng đi từ tự phát đến tự giác của Mị, cũng là con đường mà người dân Tây Băc đã đi; bộc lộ thái độ trân trọng, ngợi ca của nhà văn với khát vọng sống mãnh liệt của Mị, tạo bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời nhân vật, đem lại giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc, mới mẻ cho tác phẩm.

- Ý nghĩa về nghệ thuật của chi tiết: Góp phần khác hoạ rõ nét nhân vật, hợp quy luật vận động và phát triển của tâm lí, tính cách; tạo sự vận động cùa côt truyện theo lôi kết thúc “có hậu” thường thấy cùa văn học cách mạng sáng tác theo cảm hứng lãng mạn đương thời.

b. Chi tiết cuối truyện ngẳn Vợ nhặt ” của Kim Lân:

Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được các ý chính sau:

- Thuật dựng lại chi tiết: Xuất hiện ở phần cuối tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, trong tình huống sau bữa cơm đón “nàng dâu mới” của bà cụ Tứ, nghe tiếng trống thúc thuế ở đình làng, người vợ nhặt hết sức ngạc nhiên nói với mẹ con bà cụ Tứ: “Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa dâu. Người ta còn phá cả kho thóc Nhật, chia cho người đói nữa đấy”, trong óc Tràng hơn một lần thấy “đám người đói và lá cờ đó bay phấp phới”.

- Ý nghĩa nội dung của chi tiết: Gợi tả không khí sục sôi của cách mạng Việt Nam thời kì tiền khởi nghĩa (phong trào phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo);  hé mở với người đọc con đường mà mẹ con bà cụ Tứ sẽ đi theo, thể hiện khát vọng sống mãnh liệt và niềm tin tươi sáng vào tương lai của người nông dân; gửi tới người đọc bức thông điệp: chỉ có cách mạng mới có thể giúp người nông dân thoát khỏi cái đói, cái nghèo, thể hiện khát vọng muốn đổi đời cho họ của Kim Lân, đem lại giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc, mới mẻ cho Vợ nhặt.

- Ý nghĩa về nghệ thuật của chi tiết: Góp khắc hoạ tính cách, tâm lí nhân vật, tạo ra lối kết thúc “có hậu”, thể hiện cảm hứng lãng mạn, niềm tin vào tương lai tươi sáng của nhà văn.

c. Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt của hai chi tiết để thấy được vẻ đẹp riêng của mỗi chi tiết.

Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục, làm nổi bật được:

- Nét tương đồng: Cả hai chi tiết đều góp phần khắc họa tính cách nhân vật, biểu hiện tình cảm yêu thương, trân trọng của nhà văn với những giá trị phẩm chất, những khát vọng chính đáng cùa con người, tạo nên những lối kết thúc “có hậu”, và giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của các tác phẩm và thể hiện kì công tìm tòi, sáng tạo của người nghệ sĩ trong việc xây dựng những “chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn ” (Goor-ki).

- Sự khác biệt: Kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân mới chỉ hé mở tương lai tươi sáng cho mẹ con bà cụ Tứ. Còn kết thúc đoạn trích Vợ chồng A Phủ, sau khi và “hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi”cuộc đời Mị và A Phủ đã sang trang. Họ đã hoàn toàn được giải phóng khỏi kiếp dâu gạt nợ nhà thống lí, xây dựng cuộc sống mới ở Phiềng Sa và tham gia phong trào cách mạng chung của dân tộc.

3. Đánh giá:

- Hai chi tiết kết thúc hai tác phẩm là những chi tiết đặc sắc, không chỉ thể hiện tài năng mà còn cả tấm lòng của hai tác giả. Tô Hoài và Kim Lân xứng đáng là những cây bút tài hoa của nền văn học Việt Nam


Bài Tập và lời giải

Trả lời câu hỏi 2 Bài 1 trang 35 SGK Toán 8 Tập 1

Một số thực \(a\) bất kì có phải là một phân thức không ? Vì sao ?

Xem lời giải

Trả lời câu hỏi 3 Bài 1 trang 35 SGK Toán 8 Tập 1

Có thể kết luận \(\dfrac{{3{x^2}y}}{{6x{y^3}}} = \dfrac{x}{{2{y^2}}}\) hay không?

Xem lời giải

Trả lời câu hỏi 4 Bài 1 trang 35 SGK Toán 8 Tập 1

Xét xem hai phân thức \(\dfrac{x}{3}\) và \(\dfrac{{{x^2} + 2x}}{{3x + 6}}\) có bằng nhau không?

Xem lời giải

Trả lời câu hỏi 5 Bài 1 trang 35 SGK Toán 8 Tập 1

Bạn Quang nói rằng: \(\dfrac{{3x + 3}}{{3x}} = 3\), còn bạn Vân thì nói: \(\dfrac{{3x + 3}}{{3x}} = \dfrac{{x + 1}}{x}\).

Theo em, ai nói đúng?

Xem lời giải

Bài 1 trang 36 SGK Toán 8 tập 1

Dùng định nghĩa hai phân thức bằng nhau chứng tỏ rằng:

a) \( \dfrac{5y}{7}= \dfrac{20xy}{28x}\);

b) \( \dfrac{3x(x + 5)}{2(x + 5)}= \dfrac{3x}{2}\)

c) \( \dfrac{x + 2}{x - 1}= \dfrac{(x + 2)(x + 1)}{x^{2} - 1}\);

d) \( \dfrac{x^{2} - x - 2}{x + 1}= \dfrac{x^{2}- 3x + 2}{x - 1}\)

e) \( \dfrac{x^{3}+ 8 }{x^{2}- 2x + 4}= x + 2\);

Xem lời giải

Bài 2 trang 36 SGK Toán 8 tập 1

Ba phân thức sau có bằng nhau không?

\( \dfrac{x^{2}- 2x - 3}{x^{2} + x}\); \( \dfrac{x - 3}{x}\) ; \( \dfrac{x^{2}- 4x + 3}{x^{2}- x}\).

Xem lời giải

Bài 3 trang 36 SGK Toán 8 tập 1

Cho ba đa thức : 

\({x^2} - 4x;{x^2} + 4;{x^2} + 4x\)

. Hãy chọn đa thức thích hợp trong ba đa thức đó rồi điền vào chỗ trống trong đẳng thức dưới đây:

                            \( \dfrac{...}{x^{2}- 16}= \dfrac{x}{x - 4}\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 1 - Chương 2 - Đại số 8

Bài 3. Chứng minh đẳng thức: \({{{x^2} + 5x + 6} \over {{x^2} + 4x + 4}} = {{x + 3} \over {x + 2}},\) với \(x \ne  - 2.\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 1 - Chương 2 - Đại số 8

Bài 3. Chứng minh đẳng thức: \({{5{x^3} + 5x} \over {{x^4} - 1}} = {{5x} \over {{x^2} - 1}},\) với \(x \ne  \pm 1\) .

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 1 - Chương 2 - Đại số 8a

Bài 2. Tìm đa thức A, biết : \({{4{x^2} - 3x - 7} \over A} = {{4x - 7} \over {2x + 3}},\) với \(x \ne  - {3 \over 2}.\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 1 - Chương 2 - Đại số 8

Bài 1. Chứng minh rằng : \({{{x^4} - 1} \over {x - 1}} = {x^3} + {x^2} + x + 1,\) với \(x \ne 1\) .

Bài 2. Tìm P, biết : \(\left( {{x^2} + 1} \right)P = 2{x^2} - 3.\)

Bài 3. Các phân thức sau có bằng nhau không : \({{{{\left( {x + 2} \right)}^2}} \over {2{x^2} + 4x}}\) và \({{x + 2} \over 2}?\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 1 - Chương 2 - Đại số 8

Bài 1. Chứng minh rằng : \({{{x^2} - 9} \over {x - 3}} = {{{x^2} + 5x + 6} \over {x + 2}},\) với \(x \ne  - 2\) và \(x \ne 3.\)

Bài 2. Tìm đa thức A trong đẳng thức sau :

\({{{x^2} + xy + {y^2}} \over A} = {{{x^3} - {y^3}} \over {3{x^2} - 3xy}}\) , với \(x \ne 0\) và \(x \ne y.\)

Bài 3. Hai phân thức sau  có bằng nhau không: \({{{x^3} + 3{x^2}} \over {{x^2} - 9}}\) và \({x \over {x + 3}}\) ?

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”