Cảm nhận về hai đoạn thơ trong Từ ấy (Tố Hữu) và Sóng (Xuân Quỳnh)

Lời giải

Đề bài

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

Tôi buộc lòng tôi với người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạch khối đời

(Từ ấy – Tố Hữu)

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ

(Sóng – Xuân Quỳnh)

Lời giải chi tiết

KHÁI QUÁT:

- Giới thiệu về Tố Hữu với bài thơ “Từ ấy” và Xuân Quỳnh với  bài thơ “Sóng”.

+ Tố Hữu – một nhà thơ lớn của nền văn học Cách mạng Việt Nam. Hồn thơ Tố Hữu bắt gặp và gắn bó với lí tưởng Cách mạng từ rất sớm. “Từ ấy” là một bài thơ hay, đánh dấu bước ngoặt trong tư tưởng và cuộc đời ông.

+ Xuân Quỳnh – một hồn thơ nữ vừa đằm thắm, dịu dàng vừa sâu sắc, mãnh liệt – một gương mặt tiêu biểu của thơ ca thời kì chống Mĩ. “Sóng” là một trong những thi phẩm đặc sắc nhất, tiêu biểu nhất cho hồn thơ Xuân Quỳnh.

- Trích dẫn hai đoạn thơ.

PHÂN TÍCH:

a. Đoạn thơ trong bài thơ “Từ ấy”

“Tôi buộc lòng tôi với người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạch khối đời”

Đây là khổ 2 của bài thơ, là lời thề hứa nguyện gắn bó suốt đời với lí tưởng Cách mạng của nhà thơ.

- “Buộc” và “trang trải”là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng nó đều nằm trong nhận thức mới về lẽ sống của Tố Hữu: đoàn kết gắn bó, tự nguyện gắn bó đời mình với nhân dân cần lao, với hết thảy nhân dân lao động Việt Nam.

- Xác định vị trí của mình là đứng trong hàng ngũ nhân dân lao động chưa đủ, Tố Hữu còn biểu hiện một tinh thần đoàn kết, tình cảm nồng thắm, chan hòa với nhân dân.Tình yêu người, yêu đời trong Tố Hữu đã nâng lên thành chủ nghĩa nhân đạo cộng sản.Nhà thơ muốn được như Mác: “Vì lẽ sống, hy sinh cho cuộc sống – Đời với Mác là tình cao nghĩa rộng”, mong ước xây dựng một khối đời vững chắc làm nên sức mạnh quần chúng cách mạng.

⟹ Lời thơ nống nàn, tha thiết, sôi nổi, nghệ thuật điệp  "tôi", " để" đã cho thấy sự say mê lí tưởng và sự trưởng thành của nhà thơ: Cái Tôi nhà thơ đã hòa nhập với với cái ta chung.

b. Đoạn thơ trong bài thơ “Sóng”

“Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ”

Đoạn thơ là khổ cuối của bài “Sóng”, là khao khát hòa nhập trong tình yêu của Xuân Quỳnh.

- Đây là một khát khao đầy nữ tính. Xuân Quỳnh mơ ước được “tan ra” như “trăm con sóng nhỏ” giữa biển lớn tình yêu, nghĩa là quên mình, hi sinh cho người mình yêu và cho tình yêu của mình. Tan ra mà không mất đi, ngược lại nó biết rằng mình sẽ còn mãi, sẽ ngàn năm còn vỗ.

- Những cặp khái niệm những tưởng đối lập nhau: “sóng” – “bờ”, “sóng” – “biển”, “tan ra” – “còn vỗ”…thật ra lại rất thống nhất. Đây là hành trình đi đến cõi bất tử của tình yêu.

- Hình ảnh “biển lớn tình yêu” trong thơ Xuân Quỳnh mang một ý nghĩa thật đẹp đẽ. Tình yêu của mỗi cá nhân con người sẽ thật nhỏ bé, mong manh và nhiều khi trở nên vô nghĩa, phù phiếm nếu nó không gắn với cuộc đời rộng lớn. Nghĩa là Xuân Quỳnh đã đi từ thế giới của cái tôi đến thế giới của cái ta, đã mang hạnh phúc của lứa đôi hòa vào hạnh phúc của muôn người.

⟹ Lời thơ rất ngắn gọn mà hàm súc, cho ta thấy vẻ đẹp nữ tính và sự sâu sắc của hồn thơ Xuân Quỳnh

ĐÁNH GIÁ:

- Hai đoạn thơ thuộc hai bài thơ khác nhau, do hai nhà thơ sáng tác, tưởng chừng như khác biệt nhưng thực ra lại có điểm tương đồng: Tố Hữu và Xuân Quỳnh đã gặp gỡ nhau khi hi sinh bản thân mình, gắn cái “tôi” với cái “ta”, gắn tình cảm cá nhân với tình cảm cộng đồng.

- Tuy nhiên ở mỗi đoạn thơ, các nhà thơ lại gửi gắm những tâm tư khác nhau:

+ Tố Hữu hi sinh bản thân cho Tổ quốc, cho nhân dân cần lao còn Xuân Quỳnh lại quên mình, hi sinh cho người mình yêu và cho tình yêu của mình.

+ Nếu Tố Hữu gắn bó đời mình với nhân dân lao động, thể hiện tinh thần đoàn kết, tình cảm nồng thắm, chan hòa với nhân dân thì Xuân Quỳnh lại gắn tình yêu cá nhân với cuộc đời rộng lớn, mang hạnh phúc cá nhân hòa vào hạnh phúc của muôn người.

- Sở dĩ có sự khác biệt là do yếu tố thời đại, sự khác biệt về tư tưởng, phong cách của mỗi nhà thơ.


Bài Tập và lời giải

Trả lời câu hỏi 1 Bài 2 trang 7 SGK Toán 8 Tập 1

Nhân đa thức \(\dfrac{1}{2}xy - 1\) với đa thức \({x^3} - 2x - 6.\)

Xem lời giải

Trả lời câu hỏi 2 Bài 2 trang 7 SGK Toán 8 Tập 1

Làm tính nhân:

\(\eqalign{
& a)\,\,\left( {x + 3} \right)\left( {{x^2} + 3x - 5} \right) \cr
& b)\,\left( {xy - 1} \right)\left( {xy + 5} \right) \cr} \)

Xem lời giải

Trả lời câu hỏi 3 Bài 2 trang 7 SGK Toán 8 Tập 1

Viết biểu thức tính diện tích của một hình chữ nhật theo \(x\) và \(y\), biết hai kích thước của hình chữ nhật đó là \((2x + y)\) và \((2x - y).\)

Áp dụng: Tính diện tích hình chữ nhật khi \(x = 2,5\) mét và \(y = 1\) mét.

Xem lời giải

Bài 7 trang 8 SGK Toán 8 tập 1

Làm tính nhân:
a) \(({x^2}-{\rm{ }}2x + {\rm{ }}1)\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)\);                     

b) \(({x^3}-2{x^{2}} + x - 1)\left( {5-x} \right)\)

Từ câu b), hãy suy ra kết quả phép nhân: \(({x^3}-{\rm{ }}2{x^{2}} + {\rm{ }}x{\rm{ }} - 1)\left( {x{\rm{ }} - {\rm{ }}5} \right)\).

Xem lời giải

Bài 8 trang 8 SGK Toán 8 tập 1

Làm tính nhân:

\(a)\,\left( {{x^2}{y^2} - \dfrac{1}{2}xy + 2y} \right)\left( {x - 2y} \right)\)

\(b)\,\left( {{x^2} - xy + {y^2}} \right)\left( {x + y} \right)\)

Xem lời giải

Bài 9 trang 8 SGK Toán 8 tập 1

Điền kết quả tính được vào bảng:

 

Xem lời giải

Bài 10 trang 8 SGK Toán 8 tập 1

Thực  hiện phép tính:
a) \(({x^2}-2x + 3) (\dfrac{1}{2}x - 5)\)

b) \(({x^2}-2xy + {y^2})\left( {x-y} \right).\)

Xem lời giải

Bài 11 trang 8 SGK Toán 8 tập 1

Chứng minh rằng giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến:\((x - 5)(2x + 3) - 2x(x - 3) + x + 7.\)

Xem lời giải

Bài 12 trang 8 SGK Toán 8 tập 1

Tính giá trị biểu thức \(({x^2}-5)\left( {x + 3} \right) + \left( {x + 4} \right)(x-{x^2})\) trong mỗi trường hợp sau:

a) \(x = 0;\)                  b) \(x = 15;\)

c) \(x = -15;\)             d) \(x = 0,15.\)

Xem lời giải

Bài 13 trang 9 SGK Toán 8 tập 1

Tìm \(x\), biết:

\((12x - 5)(4x - 1) + (3x - 7)(1 -16x) \)\(= 81\).

Xem lời giải

Bài 14 trang 9 SGK Toán 8 tập 1

Tìm ba số tự nhiên chẵn liên tiếp, biết tích của hai số sau lớn hơn tích của hai số đầu là \(192.\)

Xem lời giải

Bài 15 trang 9 SGK Toán 8 tập 1

 Làm tính nhân:

\(\eqalign{
& a)\,\,\left( {{1 \over 2}x + y} \right)\left( {{1 \over 2}x + y} \right) \cr
& b)\,\,\left( {x - {1 \over 2}y} \right)\left( {x - {1 \over 2}y} \right) \cr} \)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 2 - Chương 1 - Đại số 8

Bài 1. Làm tính nhân: \(\left( {2a - b} \right)\left( {4{a^2} + 2ab + {b^2}} \right)\) .

Bài 2. Rút gọn và tính giá trị của biểu thức:

\(A = \left( {x - 4} \right)\left( {x - 2} \right) - \left( {x - 1} \right)\left( {x - 3} \right)\) , với \(x = 1{3 \over 4}.\)

Bài 3. Tìm x, biết: \(\left( {3x + 2} \right)\left( {x - 1} \right) - 3\left( {x + 1} \right)\left( {x - 2} \right) \)\(\;= 4.\)

Bài 4. Tìm hệ số của \({x^4}\) trong đa thức: \(P = \left( {{x^3} - 2{x^2} + x - 1} \right)\left( {5{x^3} - x} \right).\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút- Đề số 2 - Bài 2 - Chương 1 - Đại số 8

Bài 1.Chứng minh rằng với \(a =  - 3,5\)  giá trị của biểu thức:

\(A = \left( {a + 3} \right)\left( {9a - 8} \right) - \left( {2 + a} \right)\left( {9a - 1} \right)\) bằng \(- 29\) .

Bài 2. Chứng minh rằng giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc vào x:

\(A = \left( {3x - 5} \right)\left( {2x + 11} \right) - \left( {2x + 3} \right)\left( {3x + 7} \right).\)

Bài 3. Biết \(\left( {x - 3} \right)\left( {2{x^2} + ax + b} \right) = 2{x^3} - 8{x^2} + 9x - 9\) . Tìm a, b.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 2 - Chương 1 - Đại số 8

Bài 1. Làm phép nhân:

\(a)\;\left( {2 + x} \right)\left( {2 - x} \right)\left( {4 + {x^2}} \right)\)

\(b)\;\left( {{x^2} - 2xy + 2{y^2}} \right)\left( {x - y} \right)\left( {x + y} \right).\)

Bài 2. Tìm x, biết: \(x\left( {x - 4} \right) - \left( {{x^2} - 8} \right) = 0.\)

Bài 3. Tìm m sao cho với mọi x, ta có: \(2{x^3} - 3{x^2} + x + m\)\(\; = \left( {x + 2} \right)\left( {2{x^2} - 7x + 15} \right).\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút -Đề số 4- Bài 2 - Chương 1 - Đại số 8

Bài 1. Rút gọn:

a) \(A = \left( {5x - 1} \right)\left( {x + 3} \right) - \left( {x - 2} \right)\left( {5x - 4} \right)\)

b) \(B = \left( {3a - 2b} \right)\left( {9{a^2} + 6ab + 4{b^2}} \right)\)

Bài 2. Chứng minh rằng giá trị của biểu thức: \(n\left( {2n - 3} \right) - 2n\left( {n + 2} \right)\)  luôn chia hết cho 7, với mọi số nguyên n.

Bài 3. Biết \({x^4} - 3x + 2 = \left( {x - 1} \right)\left( {{x^3} + b{x^2} + ax - 2} \right)\). Tìm a, b.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 2 - Chương 1 - Đại số 8

Bài 1. Tìm m, biết: \({x^4} - {x^3} + 6{x^2} - x + m\)\(\; = \left( {{x^2} - x + 5} \right)\left( {{x^2} + 1} \right).\)

Bài 2. Rút gọn: \(\left( {2x - 1} \right)\left( {3x + 2} \right)\left( {3 - x} \right).\)

Bài 3.Chứng minh rằng: \(\left( {x - y} \right)\left( {{x^4} + {x^3}y + {x^2}{y^2} + x{y^3} + {y^4}} \right) \)\(\;= {x^5} - {y^5}\) .

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Bài 2 - Chương 1 - Đại số 8

Bài 1. Tính giá trị của biểu thức:

\(\left( {{x^2}y + {y^3}} \right)\left( {{x^2} + {y^2}} \right) - y\left( {{x^4} + {y^4}} \right)\) , với \(x = 0,5;y =  - 2\)

Bài 2. Tìm x, biết:

a) \(\left( {3x - 5} \right)\left( {7 - 5x} \right) - \left( {5x + 2} \right)\left( {2 - 3x} \right) = 4\)

b) \(6{x^2} - \left( {2x + 5} \right)\left( {3x - 2} \right) = 7.\)

Bài 3. Cho ba số tự nhiên  liên tiếp, biết tích của hai số đầu nhỏ hơn tích của hai số sau là 50. Tìm ba số đã cho.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”