Cảm nhận của anh/chị về những nét tương đồng và khác biệt của hình tượng người chiến sĩ trong Những đứa con trong gia đình và Rừng xà nu

Đề bàiCảm nhận của anh/chị về những nét tương đồng và khác biệt của hình tượng người chiến sĩ trong hai đoạn văn sau:“Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút

Lời giải

Đề bài

Cảm nhận của anh/chị về những nét tương đồng và khác biệt của hình tượng người chiến sĩ trong hai đoạn văn sau:

      “Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn xung phong của chúng ta đã nổ lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ…

      Việt đã bò đi được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người theo. Việt cũng không biết rằng mình đang bò đi nữa, chính trận đánh đang gọi Việt đến. Phía đó là sự sống. Tiếng súng đã đem lại sự sống cho đêm vắng lặng. Ở đó có các anh đang chờ Việt, đạn ta đang đổ lên đầu giặc Mĩ những đám lửa dữ dội, và những mũi lê nhọn hoắc đang bắt đầu xung phong… ”

(Trích « Những đứa con trong gia đình » - Nguyễn Thi, NXBGDVN, 2014)

      “Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.

      Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng.

      Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên. Anh Quyết nói: “Người cộng sản không thèm kêu van…”. Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!”

(Trích “Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành, SGK Ngữ Văn 12, tập hai, trang 47, NXBGDVN, 2014)

Lời giải chi tiết

1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm :

- Truyện ngắn  Rừng xà nu  của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi là hai tác phẩm xuất sắc phản ánh cuộc chiến đấu của con người Việt Nam trong kháng chiến.

- Tnú và Việt là hai nhân vật chính của hai tác phẩm. Qua hai nhân vật Tnú và Việt, tác giả Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi đã khắc họa được vẻ đẹp con người Việt Nam trong thời chống Mĩ.

2. Phân tích hình tượng người chiến sĩ trong hai văn bản :

a. Nhân vật Việt:

- Khái quát về nhân vật : Số phận đau thương [chứng kiến cảnh cha mẹ bị kẻ thù sát hại] ; sớm tham gia kháng chiến để trả nợ nước thù nhà khi chưa tròn 18 tuổi…

- Bối cảnh của đoạn trích : Việt bị thương trong khi chiến đấu giữa rừng, bị lạc đồng đội. Anh ngất đi tỉnh lại mấy lần.

- Tính cách nhân vật qua đoạn trích : Một mình nằm lại giữa chiến trường, Việt vẫn hướng về phía có tiếng súng của đồng đội, phân biệt rõ ta – địch, luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu….

⟶ Thể hiện tinh thần, ý chí, quyết tâm chiến đấu và lòng dũng cảm, kiên cường của nhân vật trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ nhất.

b. Nhân vật Tnú:

- Khái quát về nhân vật : Cuộc đời bi thương (phải chứng kiến cảnh vợ và con anh bị giết mà không thể cứu được); từ nhỏ đã tham gia cách mạng,…

- Vẻ đẹp của nhân vật bộc lộ sáng chói qua đoạn cao trào đầy kịch tính của truyện. Tnú bị kẻ thù đốt cháy mười đầu ngón tay bằng chính nhựa xà nu của quê hương nhưng vẫn cắn răng chịu đựng, nghe lời anh Quyết dạy, quyết không kêu van vừa thách thức kẻ thù vừa khơi dậy cao độ lòng căm thù giặc của cả buôn làng.

⟶ Qua đây cho thấy lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần, ý chí sắt đá và bản lĩnh kiên cường của nhân vật.

c. Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai nhân vật :

* Sự tương đồng:

- Hai nhân vật đều phải chịu đựng những đau đớn về thân xác, đơn độc khi chiến đấu ; là hình mẫu của người chiến sĩ dũng cảm, kiên cường, tuyệt đối trung thành với cách mạng, đất nước ; là biểu tượng đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ.

* Sự khác biệt:

-  Nhân vật Việt : Chiến đấu với tinh thần quả cảm, lạc quan, hồn nhiên, yêu đời, tin tưởng vào cách mạng, đồng đội. Ở Việt, chủ yếu chỉ có nỗi đau về thể xác do bị thương.

- Nhân vật Tnú : Chiến đấu bằng ý chí quyết tâm và lòng căm thù giặc sâu sắc, do vừa trải qua những biến cố, mất mát trong đời sống cá nhân (vợ và con bị giặc giết chết ngay trước mắt). Ở Tnú, đó là nơi cộng hưởng cả nỗi đau thể xác và tinh thần.

Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.

3. Đánh giá :

- Hai nhân vât trong hai tác phẩm là đại diện tiêu biểu của con người Việt Nam trong thời chống Mĩ, tuy nhiên ở họ vẫn có những nét riêng góp phần thể hiện phong cách độc đáo của mỗi nhà văn :

+ Tnú là nhân vật được kết tinh từ vẻ đẹp tiêu biểu nhất của con người mang đậm dòng máu, tính cách của núi rừng Tây Nguyên với hình ảnh, vóc dáng vạm vỡ chứa trong đó cái mênh mang, trong sạch, hoang dại của núi rừng. Qua hình tượng Tnú, Nguyễn Trung Thành còn gợi ra được số phận và phẩm chất của cả cộng đồng trong cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng thân yêu.

+  Việt đậm chất Nam Bộ ở ngôn ngữ, tính cách sôi nổi, bộc trực, trọng nghĩa. Việt là nhân vật tiêu biểu cho lớp trẻ, nòng cốt của thờ đại cách mạng. Qua nhân vật Việt, nhà văn đã ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong mỗi gia đình.

⟹ Qua đây làm nổi bật những tấm gương cao đẹp, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bồi dưỡng khí phách, tâm hồn cho những thế hệ mai sau.


Bài Tập và lời giải

Trả lời câu hỏi 1 Bài 8 trang 22 SGK Toán 8 Tập 1

Tính nhanh \(15 . 64 + 25 . 100 + 36 . 15 + 60 . 100\)

Xem lời giải

Trả lời câu hỏi 2 Bài 8 trang 22 SGK Toán 8 Tập 1

Khi thảo luận nhóm, một bạn ra đề bài: Hãy phân tích đa thức \(x^4 - 9x^3 + x^2 - 9x\) thành nhân tử.

Bạn Thái làm như sau:

\(x^4 - 9x^3 + x^2 -9x \)

\(= x(x^3 - 9x^2 + x - 9).\)

Bạn Hà làm như sau:

\(x^4 - 9x^3 + x^2 -9x \)

\(= (x^4 - 9x^3) + (x^2 - 9x)\)

\(= x^3(x - 9) + x(x - 9)\)

\(= (x - 9)(x^3 + x).\)

Bạn An làm như sau:

\(x^4 - 9x^3 + x^2 - 9x \)

\(= (x^4 + x^2) - (9x^3 + 9x)\)

\(= x^2(x^2 + 1) -9x(x^2 + 1)\)

\(= (x^2 - 9x) (x^2 + 1)\)

\(= x(x - 9)(x^2 + 1).\)

Hãy nêu ý kiến của em về lời giải của các bạn.

Xem lời giải

Bài 47 trang 22 SGK Toán 8 tập 1

Phân tích cá đa thức sau thành nhân tử:

a) \({x^2} - xy + x - y\);

b) \(xz + yz - 5(x + y)\);

c) \(3{x^2} - 3xy - 5x + 5y\).

Xem lời giải

Bài 48 trang 22 SGK Toán 8 tập 1

 Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

a) \({x^2} + 4x - {y^2} + 4\);

b) \(3{x^2} + 6xy + 3{y^2} - 3{z^2}\);

c) \({x^2} - 2xy + {y^2} - {z^2} + 2zt - {t^2}\).

Xem lời giải

Bài 49 trang 22 SGK Toán 8 tập 1

Tính nhanh:

a) \(37,5 . 6,5 - 7,5 . 3,4 - 6,6 . 7,5 + 3,5 . 37,5\)

b) \({45^2} + {40^2} - {15^2} + 80.45\).

Xem lời giải

Bài 50 trang 23 SGK Toán 8 tập 1

Tìm \(x\), biết:a) \(x(x - 2) + x - 2 = 0\);

b) \(5x(x - 3) - x + 3 = 0\).

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 8 - Chương 1 - Đại số 8

a) \(x\left( {x - 2} \right) + x - 2 = 0\)

b) \({x^3} + {x^2} + x + 1 = 0\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 8 - Chương 1 - Đại số 8

Bài 1. Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

a) \(2bx - 3ay - 6by + ax\)

b) \(x + 2a\left( {x - y} \right) - y\)

c) \(x{y^2} - b{y^2} - ax + ab + {y^2} - a.\)

Bài 2. Tìm x, biết: \(2\left( {x + 3} \right) - {x^2} - 3x = 0.\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 8 - Chương 1 - Đại số 8

Bài 2. Tìm x, biết: \(2x\left( {3x - 5} \right) = 10 - 6x\)

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”