Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương IV - Sinh 12

Câu 1: Phương pháp chọn giống nào dưới đây được dùng phổ biến trong chọn giống vi sinh vật? 

A. Lai khác thứ.                     B. Lai giữa loài đã thuần hoá và loài hoang dại   

C. Lai khác dòng.                  D. Gây ĐB bằng các tác nhân vật lý, hoá học.

Câu 2: Phương pháp gây ĐB nhân tạo đặc biệt có hiệu quả với đối tượng sinh vật:  

A. nấm.              B. động vật.        C. vi sinh vật.     D. thực vật.

Câu 3: Tác nhân gây ĐB nào sau đây để tạo thể đa bội?  

A. Các loại tia phóng xạ.      B. Tia tử ngoại.                  C. Colchicine               D. Sốc nhiệt.

Câu 4: Phương pháp chủ động tạo biến dị trong chọn giống hiện đại  

A. tạo ưu thế lai.                     B. gây ĐB nhân tạo.  

C. lai giống.                             D. chọn các cá thể biến dị tốt, phát sinh ngẫu nhiên.

Câu 5: Điều nào dưới đây không thuộc quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây ĐB ?  

A. Tạo dòng thuần chủng của thể ĐB.            

B. Chọn lọc các cá thể ĐB có kiểu hình mong muốn. 

C. Lai thể ĐB với dạng mẫu ban đầu.          

D. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây ĐB

Câu 6: Trong các bước sau đây:   

I. Chọn lọc cá thể có kiểu hình mong muốn.  

II. Tạo dòng thuần.   

III. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân ĐB.

Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến theo trình tự nào sau đây?  

A. I à II à III.            B. III  à  II à I.    C. II à III à I.            D. III à I à II.

Câu 7: Để chọn tạo các giống cây trồng lấy thân, lá, rễ có năng suất cao, trong chọn giống người ta thường sử dụng phương pháp gây ĐB   

A. mất đoạn.                        B. dị bội.      C. chuyển đoạn.                  D. đa bội

Câu 8: Bằng phương pháp gây ĐB và chọn lọc không thể tạo ra được các chủng 

A. nấm men, vi khuẩn có khả năng sinh sản nhanh tạo sinh khối lớn. 

B. penicillium có hoạt tính pênixilin tăng gấp 200 lần chủng gốc. 

C. vi khuẩn E. coli mang gene sản xuất insulin của người. 

D. vi sinh vật không gây bệnh đóng vai trò làm kháng nguyên. 

Câu 9: Nuôi cấy hạt phấn của một cây lưỡng bội có KG Aabb để tạo nên các mô đơn bội. Sau đó xử lí các mô đơn bội này bằng colchicine gây lưỡng bội hóa và kích thích chúng phát triển thành cây hoàn chỉnh. Các cây này có KG là:    

A. AAAb, Aaab.          B. Aabb, abbb.        C. Abbb, aaab.             D. AAbb, aabb

Câu 10: Cho lai giữa cây cải củ có KG aaBB với cây cải bắp có KG MMnn thu được F1. Đa bội hóa F1 thu được thể song nhị bội. Biết rằng không có ĐB gene và ĐB cấu trúc NST, thể song nhị bội này có KG là    

A. aBMMnn.     B. aBMn.    C. aaBBMn.     D. aaBBMMnn.

Câu 11: Trong đột biến nhân tạo, hoá chất 5BU được sử dụng để tạo ra dạng đột biến

A. thay thế cặp nuclêôtit.                               B. thêm cặp nuclêôtit.

C. mất đoạn nhiễm sắc thể.                            D. mất cặp nuclêôtit.

Câu 12: Kỹ thuật nào dưới đây là ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?

A. Nuôi cấy hạt phấn.

B. Phối hợp hai hoặc nhiều phôi tạo thành thể khảm.

C. Phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong một phôi.

D. Tái tổ hợp thông tin di truyền của những loài khác xa nhau trong thang phân loại.

Câu 13: Không dùng tia tử ngoại tác động gây đôt biến ở

A. hạt phấn.                                        B. tế bào vi sinh vật.

C. bào tử.                                           D. hạt giống.

Câu 14: Trong chọn giống cây trồng, phương pháp gây ĐB nhân tạo nhằm mục đích   

A. tạo nguồn biến dị cung cấp cho quá trình tiến hoá.   

B. tạo dòng thuần chủng về các tính trạng mong muốn.   

C. tạo ra những biến đổi về kiểu hình mà không có sự thay đổi về KG.

D. tạo nguồn biến dị cung cấp cho quá trình chọn giống.

Câu 15:Chất colchicine thường được dùng để gây ĐB thể đa bội ở thực vật do nó có khả năng:  

A. tăng cường quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ.     

B. tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào.  

C. kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển.                

D. cản trở hình thành thoi vô sắc làm NST không phân li.

Lời giải

1 2 3 4 5
D C C B C
6 7 8 9 10
C D C D D
11 12 13 14 15
A A   D D



Bài Tập và lời giải

Bài 46.1 Trang 56 SBT Hóa học 9

Đề bài

A, B, C là ba chất hữu cơ có các tính chất sau .

-    Khi đốt cháy A, B đều thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.

-    B làm mất màu dung dịch brom.

-    C tác dụng được với Na.

-    A tác dụng được với Na và NaOH.

Hỏi A, B, C là những chất nào trong số các chất sau ?

C4H8 ; C2H4O2 ; C3H8O.

Hãy viết công thức cấu tạo của các chất trên.

Xem lời giải

Bài 46.2 Trang 56 SBT Hóa học 9
Từ etilen, viết các phương trình hoá học (ghi rõ điều kiện) điều chế các chất sau : axit axetic, etyl axetat.

Xem lời giải

Bài 46.3 Trang 56 SBT Hóa học 9

Đề bài

Chỉ dùng H2O và một hoá chất, hãy phân biệt các chất sau :

a)  Rượu etylic, axit axetic, etyl axetat.

b)  Rượu etylic, axit axetic, benzen.

Xem lời giải

Bài 46.4 Trang 56 SBT Hóa học 9

Đề bài

Hỗn hợp X gồm axit axetic và một axit hữu cơ có công thức CnH2n+1COOH. Tỉ lệ số mol tương ứng của hai axit là 1 : 2. Cho a gam hỗn hợp hai axit tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thì thu được 27,4 gam hỗn hợp hai muối khan.

a) Hãy viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

b) Xác định công thức phân tử của axit.

c) Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi axit trong hỗn hợp.

Xem lời giải

Bài 46.5 Trang 56 SBT Hóa học 9

Đề bài

Giấm ăn được điều chế bằng cách lên men dung dịch rượu etylic ở nồng độ thấp. Hãy tính khối lượng giấm ăn 5% thu được khi lên men 50 lít rượu etylic 4°. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 80%.

Xem lời giải