Câu 1: Cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh do nuôi cấy mô tạo thành lại có KG như dạng gốc vì:
A. KG được duy trì ổn định thông qua nguyên phân.
B. KG được duy trì ổn định thông qua giảm phân.
C. KG được duy trì ổn định thông qua trực phân.
D. KG được duy trì ổn định thông qua nguyên phân và giảm phân.
Câu 2: Điều nào sau đây không đúng với nhân bản vô tính ở động vật bằng kỹ thuật chuyển nhân?
A. Cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục.
B. ĐV có vú có thể nhân bản từ tế bào soma.
C. Cần có sự tham gia tế bào chất của noãn bào.
D. Có thể tạo ra giống ĐV mang gene người
Câu 3: Để nhân nhiều động vật quý hiếm hoặc các giống vật nuôi sinh sản chậm và ít, người ta tiến hành
A. phối hợp 2 hay nhiều phôi thành thể khảm.
B. tách phôi thành 2 hay nhiều phần, mỗi phần sau đó sẽ phát triển thành phôi riêng biệt.
C. làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi trước khi mới phát triển.
D. làm biến đổi các thành phần của phôi khi mới phát triển.
Câu 4: Để hai tế bào sinh dưỡng ở thực vật dung hợp thành một tế bào thống nhất, điều quan trọng đầu tiên là:
A. nuôi cấy trong môi trường thích hợp. B. dùng hormone thích hợp để dung hợp.
C. loại bỏ thành tế bào. D. dùng xung điện cao áp để kích thích
Câu 5: Điều nào không đúng với quy trình dung hợp tế bào trần thực vật ?
A. Loại bỏ thành tế bào.
B. Cho dung hợp tế bào trần trong môi trường đặc biệt.
C. Cho dung hợp trực tiếp tế bào trong môi trường đặc biệt.
D. Nuôi cấy các tế bào lai trong MT đặc biệt để chúng phân chia, tái sinh thành cây lai khác loài.
Câu 6: Công nghệ tế bào là:
A. ngành kỹ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
B. ngành kỹ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô chỉ để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh
C. ngành kỹ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô chỉ để tạo ra cơ quan
D. ngành kỹ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp chỉ nuôi cấy tế bào để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
Câu 7: Ứng dụng nào của công nghệ tế bào tạo được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài khác nhau?
A. Nuôi cấy tế bào, mô thực vật. B. Cấy truyền phôi.
C. Nuôi cấy hạt phấn. D. Dung hợp tế bào trần.
Câu 8: Kỹ thuật nào dưới đây là ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?
A. Lai tế bào xôma. B. Gây đột biến nhân tạo.
C. Cấy truyền phôi. D. Nhân bản vô tính động vật.
Câu 9: Cơ sở vật chất di truyền của cừu Đôly được hình thành ở giai đoạn nào trong quy trình nhân bản?
A. Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân.
B. Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bị bỏ nhân.
C. Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi.
D. Chuyển phôi vào tử cung của một cừu mẹ để nó mang thai.
Câu 10: Trong công đoạn của công nghệ tế bào, người ta tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy trong môi trường nhân tạo để tạo:
A. Cơ thể hoàn chỉnh. B. Mô sẹo.
C. Cơ quan hoàn chỉnh. D. Mô hoàn chỉnh.
Câu 11: Để nhận được mô non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cơ thể gốc, người ta phải thực hiện:
A. Công nghệ tế bào B. Công nghệ gen
C. Công nghệ sinh học D. Kĩ thuật gen
Câu 12: Hãy chọn phương án sai: Phương pháp vi nhân giống ở cây trồng và nhân bản vô tính ở động vật có nhiều ưu việt hơn so với nhân giống vô tính bằng cách: giâm, chiết, ghép.
A. Ít tốn giống C. Tạo ra nhiều biến dị tốt
B. Sạch mầm bệnh D. Nhân nhanh nguồn gen quý hiếm
Câu 13: Trong 8 tháng từ một củ khoai tây đã thu được 2000 triệu mầm giống đủ trồng cho 40 ha. Đây là kết quả ứng dụng của lĩnh vực công nghệ nào?
A. Công nghệ chuyển gen
B. Công nghệ tế bào
C. Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi
D. Công nghệ sinh học xử lí môi trường
Câu 14: Trong quy trình nhân bản vô tính ở động vật, tế bào được sử dụng để cho nhân là: 912
A. tế bào soma. B. tế bào tuyến sinh dục.
C. tế bào tuyến vú. D. tế bào động vật.
Câu 15: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào? 916
A. Tạo ra giống cà chua có gene làm chín quả bị bất hoạt
B. Tạo ra giống cừu sản sinh protein huyết thanh của người trong sữa
C. Tạo ra giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp alpha-carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt
D. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có KG đồng hợp tử về tất cả các gene