I. Trắc nghiệm: Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1. Có những dạng tháp tuổi nào để biểu diễn thành phần nhóm tuổi trong quần thể?
A. Dạng phát triển và dạng ổn định
B. Dạng ổn định và dạng giảm sút
C. Dạng giảm sút và dạng phát triển
D. Dạng phát triển, dạng giảm sút, và dạng ổn định.
Câu 2 . Quần thể người có đặc trưng nào sau đây khác so với các quần thể sinh vật khác?
A. Tỉ lệ giới tính C. mật độ
B. Thành phần nhóm tuổi D. Đặc trưng kinh tế xã hội.
Câu 3. Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Trong tự nhiên, không sinh vật nào sống tách biệt với các sinh vật khác
B. Ọuan hệ cùng loài gồm: quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh
C. Quan hệ khác loài gồm: quan hệ hỗ trợ và đối địch
D. Hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật là quan hệ hội sinh
Câu 4. Trong quần xã đồi cọ trung du, cọ thuộc chỉ số nào của quần xã ?
A. Độ nhiều B. Độ đa dạng
C. loài ưu thế D. Loài đặc trưng
Câu 5. tính chất nào sau không phải là tính chất của quần xã?
A. Độ đa dạng B. Độ nhiều
C. Độ trung bình D. Độ thường gặp
Câu 6. Nhóm động vật nào sau đây không phải là động vật hằng nhiệt?
A. Cá sấu, ếch đồng, giun đất B. Cá voi, cá heo, hải cẩu
C. Chim sẻ, chim bồ câu, chim cách cụt D. Gà đông cảo, kanguru, chó
Câu 7. trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm. Đây là ví dụ về mối quan hệ nào?
A. Cộng sinh B. Cạnh tranh
C. Kí sinh D. Hội sinh
Câu 8. Nhóm sinh vật nào sau đây là sinh vật biến nhiệt?
A. Vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá
B. Cá, ếch nhái, bò sát, chim, động vật có xương sống
C. Vi sinh vật, nấm, cá, ếch nhái, bò sát, chim.
D. Động vật không xương sống, cá, bò sát, chim, thú.
II. Tự luận:
Câu 1 . Nhân tố sinh thái là gì? Các nhân tố sinh thái được chia thành mấy nhóm?
Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái sau đây theo từng nhóm nhân tố sinh thái sao cho phù hợp.
Khí hậu, cạnh tranh, kí sinh, thổ nhưỡng, lượng mưa, chăn nuôi, khai thác, nước biển, trồng trọt, cộng sinh, lai giống, hội sinh.
Câu 2 . Nêu khái niệm hệ sinh thái. Cho ví dụ. Có mấy nhóm hệ sinh thái chính?
Câu 3 . Môi trường ảnh hưởng tới quần thể sinh vật như thế nào? Cho ví dụ.
I. Trắc nghiệm:
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
D |
D |
D |
D |
C |
A |
B |
A |
II. Tự luận:
Câu 1 .
* Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
* Có 2 nhóm nhân tố sinh thái: nhóm nhân tố hữu sinh (con người và các sinh vật khác) và nhóm nhân tố vô sinh.
* Sắp xếp theo từng nhóm nhân tố sinh thải:
- Nhóm nhân tố vô sinh: khí hậu, thổ nhưỡng, lượng mưa, nước biển
- Nhóm nhân tố hữu sinh:
+ Nhân tố các sinh vật khác: cạnh tranh, hội sinh, kí sinh, cộng sinh.
+ Nhân tố con người: chăn nuôi, khai thác, trồng trọt, lai giống
Câu 2 .
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sổng của quần xã (sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chinh và tương đổi ổn định.
- Ví dụ: hệ sinh thái rừng nhiệt đới, savan, sa mạc,….
- Có 3 nhóm hệ sinh thái chính là:
+Hệ sinh thái trên cạn: gồm các hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc, thảo nguyên...
+ Hệ sinh thái nước mặn: gồm các hệ sinh thái ven bở biển, rừng ngập mặn, vùng khơi...
+ Hệ sinh thái nước ngọt: gồm hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ), hệ sinh thái nước chảy (sông, suối)…
Câu 3 . - Ảnh hưởng của môi truờng tới quần thể sinh vật:
Các điều kiện sống của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, nơi ở…thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể.
Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi… Tuy nhiên, nếu số lượng cá thể tăng lên quá cao, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, nơi ở và nơi sinh sản chật chội thì nhiều cá thể,sẽ bị chết. Mật độ quần thể lại được điều chỉnh trở về mức cân bằng.
- Ví dụ: khi thời tiết ấm áp và độ ẩm không khí cao (ví dụ, vào các tháng mùa mưa trong năm) thì số lượng muỗi phát triển nhiều.