Đề bài
I.TRẮC NGHIỆM: Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1. Trùng sốt rét có cấu tạo như thế nào để thích nghi với kí sinh trong máu người ?
A.Kích thước rất nhỏ
C. Không có không bào
B.Không có bộ phận di chuyển
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 2. Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh ?
1. Cơ thể động vật nguyên sinh chỉ có một tế bào, thực hiện đầy đù các chức năng sống nhu di chuyến, dinh dưỡng, sinh sản.
2. Động vật nguyên sinh có các bào quan khác nhau: không bào tiêu hoá, không bào co bóp, điểm mắt...
3. Phần lớn sống ở nước, một số nhỏ sống ở đất ẩm và kí sinh.
4. Di chuyển bằng chân giả.
5. Phần lớn sinh sản vô tính.
A. 1, 2, 3, 5. B. 1, 2, 4, 5
C. 2, 3, 4, 5. D. 1, 3, 4, 5
Câu 3. Trong thiên nhiên trùng roi không có ỏ môi trường nào sau đây ?
A. Ở trong nước ao (lớp váng màu xanh nổi trên mặt ao).
B.Vũng nước mưa
C. Ở dưới bùn, hoặc lớp váng nổi trên mặt nước chảy từ các chuồng nuôi gia súc.
D. Có trong hồ, đầm, ruộng.
Câu 4. Loại tế bào chiếm phần lớn lớp ngoài của thành cơ thể và làm nhiệm vụ bảo vệ, che chở cho thuỷ tức là:
A. Tế bào thần kinh
B. Tế bào gai
C. Tế bào mô bì cơ
D. Tế bào hình sao
Cầu 5. Tại sao máu của giun đất có màu đỏ?
A. Vì máu rnang sắc tố đỏ
B. Vì máu chứa hồng cầu
C. Vì máu mang sắc tố chứa sắt (Fe)
D. Câu A và C đúng
Câu 6. Ở ven biển nước ta thường gặp loài ruột khoang cơ thể hình trụ, kích thước khoảng từ 2cm đến 5cm, có nhiều tua miệng xếp đối xứng và có màu rực rỡ như cánh hoa. Đó là:
A. Thuỷ tức B. Sứa
C. Hải quỳ D. San hô
Câu 7. Loài nào sau đây kí sinh trong cơ thể người ?
A. Đỉa B. Vắt
C. Sán dây D. Sán lá gan
Câu 8. Loài nào sau đây có cơ quan sinh dục phân tính ?
A.Sán lá gan, sán dây
B. Giun đũa, giun kim
C. Giun đất, giun chỉ
D. Đỉa, rươi, giun đất.
II.TỰ LUẬN
Câu 1. Nêu đặc điểm chung của ngành Giun dẹp. Vì sao gọi là “dẹp” ?
Câu 2. Trình bày vòng đời phát triển của giun đũa. Nêu biện pháp phòng tránh bệnh giun kí sinh ở người?
Câu 3. Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị khác nhau như thế nào ? Vì sao bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi ?
I.TRẮC NGHIỆM
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
A |
|
X |
|
|
|
|
|
|
B |
|
|
|
|
|
|
|
X |
C |
|
|
X |
X |
X |
X |
X |
|
D |
X |
|
|
|
|
|
|
|
II.TỰ LUẬN
Câu 1. * Đặc điểm chung của ngành Giun dẹp:
Giun dẹp dù sống kí sinh hay tự do đều có chung những đặc điểm như:
- Cơ thể dẹp
- Đối xứng 2 bên và phân biệt đầu đuôi, lưng bụng
- Ruột phân nhiều nhánh
- Chưa có ruột sau và hậu môn.
- Số lớn giun dẹp kí sinh còn có thêm: Giác bám, cơ quan sinh sản phát triển, ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian.
*Gọi là ngành Giun dẹp vì thân giun dẹp, đối xứng 2 bên.
Câu 2. * Vòng đời phát triển của giun đũa:
- Trứng giun lần vào phán ngirờị, có trong đất. bám trên gốc rau hay vỏ quả
- Gặp ẩm, thoáng trứng phát triển thành ấu trùng.
- ấu trùng trong trứng theo thức ăn vào ruột người, nở ra thành sâu trùng, sâu trùng theo máu đi qua gan, tim, phổi. Tại phổi, sâu trùng lớn dần, ngược theo khí quản vào thực quản rồi trở về ruột non.
- Giun đũa trưởng thành về ruột non lần 2 thì bát đầu kí sinh tại đây.
*Biện pháp phòng tránh bệnh giun kí sinh ở người:
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Rửa rau quả sạch trước khi ăn; không ăn rau, quả chưa rửa kỹ; nên ngâm rau trong thuốc tím 5 phút hay rửa rau bằng nước muối loăng.
- Rửa tay sạch sau khi làm đất, trồng cây; trẻ con không nên nghịch đất bẩn.
- Không nên tưới hoa màu, các loại rau, cây ăn quả bằng phân tươi chưa qua hoai mục.
-Nên tẩy giun từ 1 - 2 lần trong năm.
Câu 3. * Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị khác nhau như sau:
Trùng kiết lị |
Trùng sốt rét |
Nuốt và tiêu hoá hồng cầu, sinh trường và sinh sản. |
Chui vào trong hồng cầu, dùng chất dinh dưỡng của hồng cầu để sinh trưởng, sinh sản rồi phá hồng cầu chui ra. |
* Bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi vì:
- Bệnh sốt rét lây truyền do muỗi Anôphen hút máu và truyền bệnh. Muỗi thích sống nơi tối, ẩm, muỗi sinh sản nơi vùng nước đọng: lăng quăng, ấu trùng muỗi sống trong nước.
- Vùng núi thường có nhiều rừng cây, bụi cây rậm rạp là nơi thích hợp cho muỗi sống: các hốc đá, vũng nước là nơi thích hợp cho muỗi sinh sản, ấu trùng lớn lên.
- Do vậy, vùng rừng núi thường có nhiều muỗi hơn nữa do nhận thức của người dân còn kém, họ không phòng tránh muỗi nên dễ bị muỗi chích, hút máu nên thường bị bệnh sốt rét.