Câu 1: Định luật Hacđi - Vanbec phản ánh:
A. sự mất ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể giao phối.
B. sự cân bằng thành phần kiểu hình trong quần thể giao phối.
C. sự cân bằng thành phần kiểu hình trong quần thể giao phối.
D. sự ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể giao phối.
Câu 2: Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối thể hiện ở:
A. số loại kiểu gen, kiểu hình khác nhau trong quần thể.
B. số kiểu giao phối khác nhau có thể có trong quần thể.
C. tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
D. sự đa hình về các kiểu hình khác nhau trong quần thể.
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không phải của quần thể tự phối:
A. sự tự phối trải qua chỉ một thế hệ ban đầu.
B. tần số kiểu gen thay đổi qua mỗi thế hệ.
C. tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng, dị hợp giảm.
D. kém đa dạng di truyền hơn quần thể ngẫu phối.
Câu 4: Cho các quần thể sau:
(1) Quần thể bắp trên một cánh đồng.
(2) Quần thể vi khuẩn cùng loài nuôi cấy trong một đĩa thủy tinh.
(3) Quần thể ong thợ (đơn tính) trong một vườn hoa.
(4) Quần thể đậu Hà Lan trong mô hình thí nghiệm của Menđen.
Nhận xét nào dưới đây đúng?
A. Không có quần thể nào là quần thể tự phối.
B. Quần thể (3) và (4) là quần thể tự phối.
C. Quần thể (2) và (4) là quần thể tự phối.
D. Cả 4 quần thể trên đều là quần thể tự phối.
Câu 5: Trong một quần thể, các cá thể hoa đỏ (tính trạng trội hoàn toàn so với hoa trắng) là 91% Vậy tỉ lệ alen trội A là:
A. 9% B. 30%
C. 70% D. 91
Câu 6: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,4Aa: 0,6aa. Nếu biết alen A là trội không hoàn toàn so với alen a thì tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội của quần thể nói trên khi đạt trạng thái cân bằng là
A. 40% B. 36%
C. 4% D. 16%
Câu 7: Trong 1 quần thể thực vật, tính trạng chiều cao thân do một gen quy định, thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp. Trong những quần thể sau đây, có bao nhiêu quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền?
(1) 25% cây cao dị hợp : 50% câu cao đồng hợp : 25% cây thấp.
(2) 75% cây cao : 25% cây thấp.
(3) 100% cây cao.
(4) 100% cây thấp.
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Câu 8: Cho các quần thể giao phối ngẫu nhiên với thành phần kiểu gen như sau:
(1) 0,6AA : 0,4aa
(2) 0,36AA : 0,5Aa : 0,14aa.
(3) 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa
(4) 0,75Aa : 0,25aa.
Sau một thế hệ ngẫu phối thì những quần thể nào ở trên sẽ có cấu trúc di truyền giống nhau?
A. (1) và (3)
B. (2) và (4)
C. (1) và (4)
D. (3) và (4)
Câu 9: Quần thể có thành phần kiểu gen nào sau đây đang có cấu trúc di truyền theo định luật Hacđi – Vanbec?
A. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 0,48AA : 0,64Aa : 0,04aa.
B. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 100% Aa.
C. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 100% AA.
D. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 0,36AA : 0,28Aa : 0,36aa.
Câu 10: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối
A. Đa dang, phong phú về kiểu gen
B. Chủ yếu ở trạng thái dị hợp
C. Tăng thể dị hợp và giảm thể đồng hợp
D. Phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
Câu 11: Tần số thể dị hợp ngày càng giảm, đồng hơp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở
A. Quần thể ngẫu phối
B. Quần thể giao phối có lựa chọn
C. Quần thể tự phối và ngẫu phối
D. Quần thể tự phối
Câu 12: Trong điều kiện nghiệm đúng của định luật Handi- Vanbec, quần thể có thành phần kiểu gen nào sau đây sẽ không thay đổi cấu trúc di truyền khi thực hiện ngẫu phối?
A. 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa
B. 0,2AA : 0,55Aa : 0,36aaa
C: 0,04AA : 0,32Aaa : 0,36aaa
D. 0,36AA : 0,38Aaa : 0,36aa
Câu 13: Một quần thể có tỉ lệ của 3 loại kiểu gen tương ứng là AA : Aa : aa = 1 : 6 : 9. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu?
A. A = 0,75; a = 0,25.
B. A = 0,4375; a = 0,5625.
C. A = 0,25; a = 0,75.
D. A = 0,5625; a = 0,4375.
Câu 14: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,1AA: 0,8Aa: 0,1aa. Quần thể thực hiện tự phối qua 4 thế hệ rồi ngẫu phối ở thế hệ thứ 5. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ 5 là:
A. 0,475AA: 0,05Aa: 0,475aa.
B. 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa.
C. 0,4975AA: 0,025Aa: 0,4875aa.
D. 0,1AA: 0,8Aa: 0,1aa.
Câu 15: Cho các quần thể có cấu trúc di truyền như sau:
(1) P=100% AA
(2) P=50%AA: 50%50%Aa
(3) P=16%AA: 48%Aa: 36%aa
(4) P=100% Aa
(5) P=100%aa
Các quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền là:
A. (2), (3)
B. (1), (3), (5)
C. (2), (4), (5)
D. (3), (4)
Câu 16: Xét 2 quần thể thuộc cùng một loài. Quần thể thứ nhất có 750 cá thể, trong đó tần số A là 0,6. Quần thể thứ hai có 250 cá thể, trong đó tần số alen A là 0,4. Nếu toàn bộ cá thể ở quần thể 2 di cư vào quần thể 1 thì ở quần thể mới có tần số alen A là bao nhiêu?
A. 0,55 B.0,45
C. 1 D. 0,5
Câu 17: Quần thể nào sau đây đã đạt trạng thái cân bằng di truyền:
A. 0,32AA + 0,64Aa + 0,04aa = 1
B. 0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa = 1
C. 0,6AA + 0,2Aa + 0,2aa = 1
D. 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1
Câu 18: Cho các nhận định sau:
(1) Quá trình ngẫu phối làm cho quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
(2) Quá trình ngẫu phối không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
(3) Quá trình ngẫu phối làm cho tần số kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ.
(4) Quá trình ngẫu phối tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
Có bao nhiêu nhận định đúng về quần thể ngẫu phối?
A. 3 B. 2
C. 4 D. 1
Câu 19: Ở người, bệnh bạch tạng do gen d gây ra. Những người bạch tạng trong quần thể cân bằng di truyền chiếm 4%. Dự đoán nào sau đây đúng?
A. Số người mang alen lặn trong số những người không bị bệnh của quần thể trên chiếm 1/3.
B. Một người bình thường của quần thể trên kết hôn với một người bạch tạng thì xác suất họ sinh con bình thường là 3/4.
C. Một cặp vợ chồng đều thuộc quần thể trên, xác suất sinh con bình thường là 25$\%$.
D. Số người không mang alen lặn trong quần thể trên chiếm 96\%.
Câu 20: Cho các phát biểu sau:
1. Mỗi quần thể được đặc trưng bởi một vốn gen nhất định. Vốn gen là toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể.
2. Nếu không chịu sự tác động của các nhân tố tiến hóa, quần thế tự phối có tần số alen không đổi qua các thế hệ.
3. Tần số tương đối của một alen được xác định bằng tỉ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể trong quần thể.
4. Tần số tương đối của một kiểu gen được tính bằng tỉ lệ phần trăm số giao tử của alen đó trong quần thể.
5. Tỉ lệ của thể dị hợp về một cặp gen nào đó trong quần thể tự phối ở mỗi thế hệ được tính bằng công thức (1/2)n.
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 3
C. 2 D. 4
Câu 21: Ở một quần thể thực vật, màu hoa do gen gồm 2 alen quy định. Trong đó, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Trung bình trong 1000 cây có 40 cây hoa trắng. Giả sử quần thể cân bằng về tính trạng màu hoa và không có đột biến phát sinh, khi cho lai hai cây hoa đỏ với nhau, xác suất thu được cây hoa đỏ dị hợp tử là:
A. 0,1425 B. 0,2778
C. 0,0128 D. 0,1536
Câu 22: Ở một loài động vật ngẫu phối, biết alen A qui định lông dài trội hoàn toàn so với alen a qui định lông ngắn. Cho một số quần thể của loài trên có cấu trúc di truyền như sau:
(1). Quần thể có 100% các cá thể có kiểu hình lông dài.
(2). Quần thể có 100% các cá thể có kiểu hình lông ngắn.
(3). Quần thể có thành phần kiểu gen: 0,49AA : 0,42Aa: 0,09aa.
(4). Quần thể có thành phần kiểu gen: 0,4AA : 0,4Aa: 0,2aa.
Trong các quần thể trên, có mấy quần thể chắc chắn đạt trạng thái cân bằng di truyền?
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Câu 23: Ở người, bệnh phênin kêtô niệu do gen lặn trên NST thường quy định. Một quần thể người đang cân bằng di truyền có 84% số người mang gen gây bệnh. Tần số của alen a là:
A. 0,8 B. 0,6
C. 0,4 D. 0,2
Câu 24: Cho biết ở người gen A quy định tính trạng phân biệt được mùi vị. Alen a quy định không phân biệt được mùi vị. Nếu trong 1 cộng đồng tần số alen a=0,4 thì xác suất của một cặp vợ chồng đều có kiểu hình phân biệt được mùi vị có thể sinh ra 3 con trong đó 2 con trai phân biệt được mùi vị và 1 con gái không phân biệt được mùi vị là?
A. 1,97% B. 9,4%
C. 1,72% D. 0,57%
Câu 25: Cho gen A qui định hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt trắng. Thế hệ ban đầu (Pa) có 1 cá thể mang kiểu gen Aa và 2 cá thể mang kiểu gen aa. Cho chúng tự thụ phấn bắt bắt buộc qua 3 thế hệ, sau đó cho ngẫu phối ở thế hệ thứ 3. Theo lí thuyết ở thế hệ thứ 4 quần thể có:
A. 0,5 hạt đỏ; 0,5 hạt trắng.
B. 0,75% hạt đỏ; 0,25% hạt trắng.
C. 0,168 hạt đỏ; 0,832 hạt trắng.
D. 0,31 hạt đỏ; 0,69 hạt trắng.