Phân tích nhân vật cô Hiền trong truyện Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải

Phái chăng cô Hiền đã dạy con cháu cách sống theo nền nếp của người xưa? Cô đã nói rõ với người cháu về '‘nghĩa vụ” của người mẹ là dạy con cái: “biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn ra sao là tùy”. Giữa thời chống Mỉ

Lời giải

Phái chăng cô Hiền đã dạy con cháu cách sống theo nền nếp của người xưa? Cô đã nói rõ với người cháu về '‘nghĩa vụ” của người mẹ là dạy con cái: “biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn ra sao là tùy”.

Giữa thời chống Mỉ. cô Hiền đã thể hiện tình mẹ con và ý thức công dân rất rõ. Năm 1965, Hà Nội có đợt tuyển quân vào chiến đấu trong Nam, đợt đầu được tuyên chọn rất kĩ càng, có khoáng 660 người, “là những chàng trai ưu tú của Hà Nội”. Dũng là con đầu của cô Hiền vừa tốt nghiệp trung học, tình nguyện xin đi đánh Mĩ lần ấy. Khi đứa cháu hỏi: “Cô bằng lòng cho em đi chiến đấu chứ?” Cô trả lời: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”. Suốt ba năm trời, cô không hề nhận được một tin tức gì của đứa con đã ra di. Nhưng khi đứa em kêu làm đơn đi đánh Mĩ, cô đã trả lời khi người cháu hỏi: “Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”.

Giữa thời khói lứa, cô Hiền đã dạy con như vậy đó về lòng tự trọng, về nghĩa vụ của người thanh niên. Cô cũng đã tỏ rõ lòng yêu nước, tâm thế của một người mẹ, một người phụ nữ Hà Nội giữa cộng đồng: “Tao cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui vẻ thì có hay hớn gì".

Cô Hiền đã may mắn hơn bà mẹ của Tuất, may mắn hơn hàng ngàn, hàng vạn bà mẹ khác. Tháng 12 năm 1975, Dũng, con trai cô đã trở về. Cô ngạc nhiên hỏi: “Anh muốn mua gì?” khi người con đeo ba lô bước vào đến giữa nhà. Người con của cô gầy ốm quá, da đen quá, râu ria cũng nhiều quá chả có dấu vết gì là một chàng trai Hà Nội nên người mẹ sao kịp nhận ra được.

Ngày thường, cô Hiền, các bạn của cô Hiền.. ăn mặc bình dân, “áo bông ngắn, quần thâm, đi dép, đi guốc, vuông khăn len tơi tớp buộc cổ hay bịt đầu . Nhưng trong bữa tiệc liên hoan mừng đứa con trai đi đánh giặc bình yên trở về, các vị khách - các cựu công dân Hà Nội, ăn mặc thật  sang trọng. Các ông thì áo ba-đờ- xuy, bộ đồ, thắt cà vạt; các bà tuy tóc đã bạc, hoặc nửa xanh nửa bạc, nhưng khoác “áo nhung, áo dạ, đeo ngọc đeo dây đi lại uyển chuyển”', còn cô Hiền xuất hiện “như diễn viên sân khấu, lược giắt trâm cài hoa hột lấp lánh ...’’.

Cô nói với đứa cháu về cách sống: khi sống giữa những người bình dân, “tất cả đều có quyền ăn nói thô tục”, nhưng sống trước những người quý phái “mình phải xử sự ra sao?”. Đó là cách ứng xử của cô Hiền, của những bè bạn của cô, của người Hà Nội. Đúng như cô Hiền đã thổ lộ: “Xã hội nào cũng có giai tầng thượng lưu của nó để làm chuẩn cho mọi giá trị...”. Cái chuẩn đó là mọi tinh túy, mọi cái tốt đẹp của lối sống, cách sống của văn hóa, đạo đức, của văn minh tiến bộ. Đó là cách sống của cô Hiền.

Phần cuối, nhân vật “tôi" đã kể chuyện từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội đến thăm cô Hiền sau nhiều năm đã trôi qua. Có biết bao thay đổi. Ông chú đã mất, các em đều có gia đình riéng, cô đã già yếu, đã ngoài bảy mươi
tuổi. Nhưng “cô vẫn là người của hôm nay, thuần túy Hà Nội, không pha trộn”. Người cháu nói về phòng khách của gia đình của cô Hiền với bộ xa lông gụ “cái khánh”, cái sập gụ chân quỳ chạm rất đẹp, với bao đồ gia bảo cổ, quý giá khác. Hình ảnh cô Hiền - một bà lão đang lau đánh cái bát thủy tiên men đỏ khi ngoài trời rét, mưa rây lả lướt mà đứa cháu “thấy tết quá, Hà Nội quá, muốn ở thêm ít ngày ăn lại một cái tết Hà Nội”. Cô Hiền đã nâng niu trân trọng những gì tốt đẹp của văn hóa Thăng Long. Hình ảnh cô Hiền làm cho đứa cháu lan man nghĩ cách sống, cái tâm lí sống ồ ạt, xô bồ của đám người vừa thoát cái chết cái khổ “đã dễ gì có được sự bình tĩnh để thưởng thức vẻ đẹp trang trọng của một dò hoa thủy tiên”.

Cô Hiền nhắc lại: “Nhiều người tới Hà Nội đã sống lại”. Người cháu kể lại một số hiện tượng chưa đẹp, chưa vui mà mình phải chứng kiến “không mấy vui vẻ...” giữa thủ đô.

Cô Hiền than thở về tuổi già hay nghĩ ngợi mọi chuyện một cách duy tâm y hệt một bà già nhà quê”. Cô kể chuyện về gió bão làm cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn đổ nghiêng, tán đè lên hậu cung... lúc đầu cô nghĩ đó là “sự dời đổi, điềm xấu là sự ra đi của một thời”. Nhưng cây si không bị chết, bị bổ ra làm củi mà rồi nó lại được cứu sống, sau một tháng, lại trổ ra lá non. Cô Hiền suy ngầm: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”.

Người cháu cảm phục, khẽ thốt lên ở trong lòng: “Bà già giỏi quá, bà khiêm tốn và rộng lượng quá". Cô Hiền là “một hạt bụi vàng”, nhỏ bé, nhưng rất đẹp. Tâm hồn cô, tính cách của cô cùng với bao người khác là biểu tượng tuyệt đẹp cho vẻ đẹp thanh lịch trong sáng và phẩm chất cao quý của con người Hà Nội.

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,

Dẫu không thanh lịch cũng ngườiTràng An.

Ca dao

Tình cảm của đứa cháu, của nhân vật “tôi” cũng như của mỗi chúng ta là “thật tiếc" khi một người như cô Hiền phải chết đi, “một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ”. Chúng ta hi vọng và ước mong vẻ đẹp thanh lịch, cốt cách của người Tràng An “Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những áng vàng!”.

Những suy ngẫm của cô Hiền, của người cháu ở phần cuối truyện Một người Hà Nội làm cho giọng kể thấm đượm chất trữ tình triết lí, vẻ đẹp thanh lịch, nếp sống văn hóa của con người kinh kì được thể hiện đầy ấn tượng qua nhân vật cô Hiền; ta cảm thấy bức chân dung nghệ thuật ấy được Nguyễn Khải phủ bằng những lớp áng vàng chói sáng.

Năm 2010 , đồng bào cả nước ta tưng bừng kỉ niệm một nghìn năm Thăng Long (1910-2010). Nhân vật cô Hiền, một hạt bụi vàng, trong tập Một người Hà Nội của Nguyễn Khải đã và đang tỏa sáng tâm hồn mỗi chúng ta.

 


Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 4 - Đề số 1 - Hóa học 10

Câu 1. Số oxi hóa của nitơ trong NH4+, NO2, HNO3 lần lượt là

A.+5, -3, +3.            B.+3, -3, +5.                 

C.+3, +5, -3.            D.-3, +4, +5.

Câu 2. Điện hóa trị các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với natri có giá trị

A.6+ và 7+.            B.-2 và -1.                    

C.2- và 1-.              D.+6 và +7.

Câu 3. Trong phản ứng oxi hóa khử sau:

\({H_2}S + KMn{O_4} + {H_2}S{O_4} \to \)\(\,S + MnS{O_4} + {K_2}S{O_4} + {H_2}O\)

Hệ số của các chất tham gia phản ứng lần lượt là

A.5, 2, 4.                 B.5, 2, 3.                      

C.2, 2, 5.                 D.3, 2, 5.

Câu 4. Trong hóa học vô cơ, phản ứng hóa học nào có số oxi hóa của các nguyên tố luôn không đổi?

A. Phản ứng trao đổi.

B. Phản ứng hóa hợp.

C. Phản ứng phân hủy.

D. Phản ứng thế.

Câu 5. Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc các phản ứng lọc bỏ phần dung dịch, thu được m gam bột rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu là

A.12,67%            B.85,30%.                    

C.90,27%.           D.82,20%.

Câu 6. Cho các phản ứng:

\(\eqalign{  & 2Fe + 3C{l_2} \to 2FeC{l_3}{\rm{                                              }}\left( 1 \right)  \cr  & 2Al{\left( {OH} \right)_3} \to A{l_2}{O_3} + 3{H_2}O{\rm{                                  }}\left( 2 \right)  \cr  & CaS{O_3} + {H_2}S{O_4} \to CaS{O_4} + {H_2}O + S{O_2} \uparrow {\rm{         }}\left( 3 \right)  \cr  & Cu + 2AgN{O_3} \to 2Ag \downarrow  + Cu{\left( {N{O_3}} \right)_2}{\rm{                    }}\left( 4 \right)  \cr  & S{O_3} + {H_2}O \to {H_2}S{O_4}{\rm{                                             }}\left( 5 \right) \cr} \)

Các phản ứng oxi hóa khử là

A.(1) và (4).        B.(4) và (5).                 

C.(1) và (3).        D.(2) và (4).

Câu 7. Phản ứng \(F{e_x}{O_y} + {H_2}S{O_4}{\rm{ }}d/n \to F{e_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3} + ....\) không phải là phản ứng oxi hóa khử khi?

A.x =1; y = 1.              B.x = 2; y = 3.

C.x =3; y = 4.              D.x = 1; y = 0.

Câu 8. Thực hiện các thí nghiệm sau:

a) Hòa tan SO3 vào dung dịch H2SO4.

b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeSO4.

c) Nhỏ vài giọt quỳ tím ( dung môi nước) lên mẫu bạc clorua rồi đưa ra ánh sáng.

d) Sục khí SO2 vào nước brom.

e) Sục khí SO2 vào dung dịch KOH.

f) Sục khi NO2 vào dung dịch Ba(OH)2.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa khử là

A.5.            B.6.                              

C.3.            D.4.

Câu 9. Trong phản ứng:

                                     \(Zn + CuS{O_4} \to ZnS{O_4} + Cu.\)

Vai trò của ion Cu2+ là:

A.vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

B.chất khử.

C.không bị oxi hóa khử.

D.chất oxi hóa.

Câu 10. Cho 8.7g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, nóng thu được MnCl2, V ( lít) khí Cl2 và H2O. Giá trị của V là

A.1,12.            B.2,24.                          

C.3,36.            D.22,4.

Câu 11. Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra theo chiều tạo thành

A. chất oxi hóa yếu hơn so với ban đầu.

B. chất khử yếu hơn so với chất đầu.

C. chất oxi hóa ( hoặc khử ) mới yếu hơn.

D. chất oxi hóa ( mới ) và chất khử ( mới ) yếu hơn.

Câu 12. Cho quá trình

                                    \(N{O_3}^ -  + 3e + 4{H^ + } \to NO + 2{H_2}O.\)

Đây là quá trình

A. oxi hóa.         

B. khử.

C. nhận proton.       

D. tự oxi hóa – khử.

Câu 13. Cho các dãy chất và ion: Cl2, F2, SO2, Na+, Fe2+, Al3+, Mn2+, S2-, Cl-. Số chất và ion trong dãy đều có tính oxi hóa và tính khử là

A.3.               B.4.                               

C.6.               D.5.

Câu 14. Cho m gam Cu phản ứng hết với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít ( đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối so với H2 là 19. Giá trị của m là

A.25,6 gam.            B.16 gam.                    

C.2,56 gam.            D. 8 gam.

Câu 15. Phản ứng nhiệt phân muối thuộc phản ứng

A. oxi hóa – khử.     

B. không oxi hóa – khử.

C. oxi hóa – khử hoặc không.     

D. thuận nghịch.

Câu 16. Phản ứng nào dưới đây không xảy ra?

\(\eqalign{  & A.KMn{O_4} + S{O_2} + {H_2}O \to   \cr  & B.Cu + HCl + NaN{O_3} \to   \cr  & C.Ag + HCl + N{a_2}S{O_4} \to   \cr  & D.FeC{l_2} + B{r_2} \to  \cr} \)

Câu 17. Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa – khử là

A. tạo ra chất kết tủa.

B. có sự thay đổi màu sắc của các chất.

C. tạo ra chất khí.

D. có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

Câu 18. Oxi hóa chaamjm gam Fe ngoài không khí sau một thời gian thu được 12 gam hỗn hợp X ( Fe, FeO, Fe23, Fe3O4 ). Để hòa tan hết X, cần vừa đủ 300 ml dung dịch HCl 1M, đồng thời giải phóng 0,672 lít khí (đktc). Giá trị của m là

A. 10,08.           B.8,96.                         

C.9,84.              D.10,64.

Dữ kiện sau dùng cho các câu hỏi 19 và 20

Cho các phản ứng oxi hóa – khử sau:

                                         \(\eqalign{  & 3{I_2} + 3{H_2}O \to HI{O_3} + 5HI{\rm{                 }}\left( 1 \right)  \cr  & 2HgO \to 2Hg + {O_2}{\rm{                             }}\left( 2 \right)  \cr  & 4{K_2}S{O_3} \to 3{K_2}S{O_4} + {K_2}S{\rm{                }}\left( 3 \right)  \cr  & N{H_4}N{O_3} \to {N_2}O + 2{H_2}{\rm{                    }}\left( 4 \right)  \cr  & 2KCl{O_3} \to 2KCl + 3{O_2}{\rm{                      }}\left( 5 \right)  \cr  & 3N{O_2} + {H_2}O \to 2HN{O_3} + NO{\rm{           }}\left( 6 \right)  \cr  & 4HCl{O_4} \to 2C{l_2} + 7{O_2} + 2{H_2}O{\rm{         }}\left( 7 \right)  \cr  & 2{H_2}{O_2} \to 2{H_2}O + {O_2}{\rm{                         }}\left( 8 \right)  \cr  & C{l_2} + Ca{\left( {OH} \right)_2} \to CaOC{l_2} + {H_2}O{\rm{     }}\left( 9 \right)  \cr  & 2KMn{O_4} \to {K_2}Mn{O_4} + Mn{O_2} + {O_{2{\rm{ }}\left( {10} \right)}} \cr} \)

Câu 19. Trong số các phản ứng trên, số phản ứng oxi hóa khử nội phân tử là

A.2.              B.3.                               

C.4.              D.5.

Câu 20. Trong số các phản ứng trên, số phản ứng tự oxi  hóa – khử là

A.6.              B.7.                              

C.4.              D.5.

Câu 21. Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M . Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (ở đktc). Giá trị của m1 và m2 lần lượt là.

A.0,54 và 5,16.        B.1,08 và 5,16.

C.1,08 và 5,43.        D.8,10 và 5,43.

Câu 22. Tìm định nghĩa sai

A. Chất oxi hóa là chất có khả năng nhận electron.

B. Chất khử là chất có khr năng nhận electron.

C. Chất khử là chất có khả năng nhường electron.

D. Sự oxi hóa là quá trình nhường electron.

Câu 23. Đồ vật bằng bạc ( Ag ) tiếp xúc với không khí có khí H2S bị biến thành màu đen do phản ứng: \(4Ag + 2{H_2}S + {O_2} \to 2A{g_2}{S_{\left( {đen} \right)}} + 2{H_2}O\) .Câu nào sau đây biểu diễn đúng tính chất của các chất?

A. Ag là chất bị oxi hóa, o2 là chất bị khử.

B. H2S là chất khử, O2 là chất oxi hóa.

C. H2S là chất oxi hóa, Ag là chất khử.

D. Ag là chất bị khử, O2 là chất bị oxi hóa.

Câu 24. Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ

A.nhường 12e.   B.nhận 13e.                 

C.nhận 12e.       D.nhường 13e.

Câu 25. Cho phương trình hóa học :

                               \({H_2}S{O_4} + 8HI \to 4{I_2} + {H_2}S + 4{H_2}O.\)

Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất các chất?

A.I2 oxi hóa H2S thành H2SO4 và nó bị khử thành HI.

B.HI bị oxi hóa thành I2, H2SO4 bị khử thành H2S.

C.H2SO4 oxi hóa HI thành I2 và nó bị khử thành H2S.

D.H2SO4 là chất oxi hóa, HI là chất khử.

Câu 26. Các vật bằng đồng bị oxi hóa thường biến thành màu đen làm mất giá trị thẩm mĩ. Để làm sạch các đồ vật bằng đồng có thể sử dụng

A. dung dịch HCl.     

B. dung dịch HNO3.

C. dung dịch NH3

D. Cả A, B và C.

Câu 27. Cho các phản ứng sau:

\(2FeB{r_2} + B{r_2} \to 2FeB{r_3};\)

\({\rm{                               2NaBr + C}}{{\rm{l}}_2} \to 2NaCl + B{r_2}.\)

Phát biểu đúng là

A. Tính khử của Br - > Fe2+.   

B. Tính khử của Cl- > Br-.

C. Tính oxi hóa của Cl2 > Fe3+.

D. Tính oxi hóa của Br2 < Cl2.

Câu 28. Cho sơ đồ của phản ứng hóa học sau:

                         \(CO\left( k \right) + F{e_2}{O_3} \to Fe + C{O_2}\)

Chất oxi hóa và chất khử trong các phản ứng trên là trường hợp nào sau đây?

 

 

A.

 

B.

 

C.

 

D.

 

Chất oxi hóa

 

CO

 

Fe2O3

 

Fe2O3, CO

 

CO2

 

Chất khử

 

Fe2O3

 

CO

 

Fe

 

Fe2O3, CO

Câu 29. Cho các phát biểu sau:

1. Số oxi hóa là điện tích của nguyên tử trong phân tử nếu giả giả định rằng phân tử đó chỉ có liên kết ion.

2. Một chất có thể vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.

3. Phản ứng phân hủy luôn là phản ứng oxi hóa – khử.

4. Quá trình khử là quá trình nhận electron của chất oxi hóa.

5. Các quá trình điện phân, sự cháy của than, củi... đều là quá trình oxi hóa – khử.

6. Trong các phản ứng oxi hóa – khử, chỉ có một quá trình khử và một quá trình oxi hóa.

Số phát biểu đúng là

A.3.                B.4.                              

C.5.                D.6.

Câu 30. Phương pháp thăng bằng electron dựa trên nguyên tắc

A. tổng số electron do chất oxi hóa cho bằng tổng số electron do chất khử nhận.

B. tổng số electron do chất oxi hóa cho bằng tổng số electron do chất bị khử nhận.

C. tổng số electron do chất khử cho bằng tổng số electron do chất oxi hóa nhận.

D. tổng số electron do chất khử cho bằng tổng số electron do chất bị oxi hóa nhận.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”