Câu 1. Chọn số phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây?
A.Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa là phản ứng oxi hóa khử.
B.Trong các phản oxi hóa khử tổng số electron cho lớn hơn tổng số electron nhận.
C.Trong phản ứng oxi hóa khử tổng số electron cho nhỏ hơn tổng số electron nhận
D.Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng mà các chất tham gia đều là chất oxi hóa.
Câu 2.Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào không phải phản ứng oxi hóa.
A\(.Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2}\)
B\(.AgN{O_3} + HCl \to AgCl + HN{O_3}\)
C\(.Mn{O_2} + 4HCl \to MnC{l_2} + C{l_2} + 2{H_2}O\)
D\(.6FeC{l_2} + KCl{O_3} + HCl \to 6FeC{l_3} + KCl + 3{H_2}O\)
Câu 3. Trong phản ứng: \(2N{O_2} + 2NaOH \to NaN{O_3} + NaN{O_2} + {H_2}O\), NO2 đóng vai trò là?
A.chất oxi hóa.
B.chất khử.
C.không phải chất oxi hóa, không phải chất khử.
D.vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.
Câu 4. Phản ứng \(F{e_x}{O_y} + HN{O_3} \to Fe\left( {N{O_3}} \right) + ..\). không phải là phản ứng oxi hóa khử khi
A.x=1, y=1. B.x=2,y=3.
C.x=3, y=4. D.x=1, y=0.
Câu 5. Phản ứng \(HCl + Mn{O_2} \to MnC{l_2} + C{l_2} + {H_2}O\) có hệ số cân bằng các chất lần lượt là
A.2, 1, 1, 1, 1. B.2, 1, 1, 1 ,2.
C.4, 1, 1, 1, 2. C.4, 1, 2, 1, 2.
Câu 6. Xét phản ứng
\(aFeS + bHN{O_3} \to cF{e_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3} + dFe{\left( {N{O_3}} \right)_3} + eNO + g{H_2}O\) . Tỉ lệ a:b là
A.1:2 B.1:3
C.2:3 D.1:4
Câu 7. Cho các phản ứng hóa học sau:
\(\eqalign{ & \left( 1 \right)S{O_2} + 2{H_2}S \to 3S + 2{H_2}O \cr & \left( 2 \right)S{O_2} + 2NaOH \to N{a_2}S{O_3} + {H_2}O \cr & \left( 3 \right)S{O_2} + B{r_2} + 2{H_2}O \to {H_2}S{O_4} + 2HBr \cr & \left( 4 \right)5S{O_2} + 2KMn{O_4} + 2{H_2}O \to {K_2}S{O_4} + MnS{O_4} + {H_2}S{O_4} \cr} \)
Phản ứng hóa học nào SO2 không đóng vai trò chất khử, cũng không đóng vai trò chất oxi hóa?
A.(3) B.(2)
C.(1) D(4)
Câu 8. Cho 0,1 mol Zn và 0,2 mol Ag tác dụng hoàn toàn với HNO3 tạo ra Zn(NO3)2, AgNO3, H2O, và V lít khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là
A. 4,48 lít. B. 2,24 lít.
C. 8,96 lít D. 17,92 lít.
Câu 9. Cho 0,1 mol Al phản ứng hoàn toàn với HNO3 tạo ra Al(NO3)3, H2O và 2,24 lít một khí X duy nhất (ở đktc). Khí X là?
A.NO2 B.NO
C.N2O D.N2.
Câu 10. Ở nước ta công nghệ đóng thuyền xuất hiện từ rất sớm và đã có những phát triển đáng kể. Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, công nhân thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại, chúng có tác dụng ngăn cản nước biển xâm nhập vào lớp vỏ tàu bằng thép bên trong. Kim loại nào dưới đây thường có tác dụng làm lá chắn bảo vệ bên ngoài tàu?
A. Sn B. Pb
C. Zn D. Cu.
Câu 1. Cho các phát biểu sau:
Quá trình oxi hóa là
(1)quá trình làm giảm số oxi hóa các nguyên tố.
(2)quá trình làm tăng số oxi hóa các nguyên tố.
(3)quá trình nhường electron.
(4)quá trình nhận electron
A.(1) và (3). B.(1) và (4).
C.(3) và (4) D.(2) và (3).
Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp FeS, FeS2, CuS2, Cu2S với tỉ lệ mol như nhau và có tổng khối lượng là 9,92 gam thì tổng số mol electron hỗn hợp đã nhường là
A.0,72 mol. B.0,96 mol.
C.0,84 mol. D.0,58 mol.
Câu 3. Trong hóa học vô cơ, phản ứng hóa học nào có số oxi hóa của các nguyên tố luôn không đổi?
A.Phản ứng hóa hợp.
B.Phản ứng phân hủy.
C.Phản ứng trao đổi.
D.Phản ứng thế.
Câu 4. Cho phương trình hóa học sau:
\({\rm{aAl + b}}{{\rm{H}}_2}S{O_4} \to cA{l_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3} + d{H_2}S \)\(\,+ e{H_2}O\)
Tổng hệ số cân bằng (b + c) là
A.12 B.19
C.18 D.15.
Câu 5. Cho phản ứng oxi hóa – khử sau:
\(Mn{O_2} + HCl \to MnC{l_2} + C{l_2} + {H_2}O\)
Tỉ lệ giữa chất khử và chất oxi hóa trong phản ứng trên là
A.1:4 B.2:5
C.2:1 D.4:1.
Câu 6. Cho dãy chất sau: FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe(OH)2, Fe(OH)3. Lần lượt cho các chất này tác dụng với axit HNO3. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là
A.2. B.3.
C.4. D.5.
Câu 7. Chọn câu đúng trong các câu sau
A. Sự đốt cháy natri trong khí clo là một phản ứng oxi hóa – khử.
B. Phản ứng trao đổi luôn là phản ứng oxi hóa – khử.
C. Khi tác dụng với CuO, H2 là chất oxi hóa.
D. Sự khử là sự tăng số oxi hóa của một nguyên tố.
Câu 8. Cho 1,95 gam Zn tác dụng vừa đủ 150ml dung dịch axit HNO3 0,5M thu được Zn(NO3)2, H2O và khí X là sản phẩm khử duy nhất. Khí X là
A.NO2. B.N2O
C.NO. D.N2.
Câu 9. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp M gồm 0,05 mol Mg và 0,005 mol MgO vào dung dịch HNO3 thu được V lít khi N2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m(g) muối khan. Giá trị của m là
A. 4,18g B. 14,8g
C.7.4g D.8,14g
Câu 10. Khí clo là một khí độc, nó có thể phá hoại niêm mạc của đường hô hấp. Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất người ta dùng các băng vải tẩm dung dịch natri thiosunfat (Na2S2O3) để bảo vệ cơ quan hô hấp khỏi bị nhiễm độc khí. Phản ứng xảy ra trong quá trình này như sau;
\(N{a_2}{S_2}{O_3} + C{l_2} + {H_2}O \to NaHS{O_4}\)\(\, + HCl\).
Tổng hệ số cân bằng (số nguyên tối giản) của phản ứng trên là
A.20 B.22
C.19 D.21