- Các vùng nông – lâm kết hợp: phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Tây Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế và xen kẽ ở vùng núi thuộc các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình.
+ Trên vùng đồi núi phía tây: trồng rừng + trồng cây công nghiệp lâu lăm+chăn nuôi trâu bò.
+ Vùng ven biển phía đông: trồng rừng ngập mặn và rừng chắn cát + nuôi trồng thủy sản.
- Ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ:
+ Cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất giấy..
+ Tạo việc làm cho người dân, mang lại giá trị kinh tế lớn, nâng cao đời sống dân cư.
+ Bảo vệ nguồn nước ngầm của vùng, điều hòa khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái.
+ Tăng độ che phủ đất, hạn chế thiên tai (sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, xói mòn rửa trôi).
+ Bảo vệ đa dạng hóa sinh vật, các nguồn gen quý, là nơi cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm, có nhiều lâm sản quý.