Câu 1
Ví dụ nào sau đây là các cơ quan tương đồng ?
A. Ngà voi và sừng tê giác
B. Vòi voi và vòi bạch tuộc
C. Cánh dơi và tay người.
D. Đuôi cá mập và đuôi cá voi
Câu 6
Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do
A. sự tiến hoá trong quá trình phát triển của loài.
B. chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau.
C. chúng có chung nguồn gốc nhưng phát triển trong các điều kiện khác nhau.
D. thực hiện các chức năng giống nhau.
Câu 11
11. Theo Đacuyn, nguyên liệu của quá trinh tiến hoá và chọn giống là
A. các biến dị không xác định phát sinh trong quá trình sinh sản.
B. các biến đổi do tác động của ngoại cảnh,
C. các biến dị xác định.
D. các đột biến và biến dị tổ hợp.
Phương pháp:
Xem lí thuyết Học thuyết Lamac và học thuyết Dacuyn
Câu 16
16. Trong tác phẩm "Nguồn gốc các loài", Đacuyn vẫn chưa làm sáng tỏ được điều gì ?
A. Vai trò của chọn lọc tự nhiên
B. Tính thích nghi của sinh vật với điều kiện môi trường.
C. Nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
D. Sự hình thành loài bằng con đường phân li tính trạng.
Phương pháp:
Xem lí thuyết Học thuyết Lamac và học thuyết Dacuyn
Câu 21
21. Trong quá trình tiến hoá, sự cách li địa lí có vai trò
A. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài.
B. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài,
C. là điều kiện làm biến đổi kiểu hình của sinh vật theo hướng thích nghi.
D. tác động làm biến đổi kiểu gen của cá thể và vốn gen của quần thể.
Phương pháp:
Câu 26
26. Nội dung cơ bản của quá trình tiến hoá nhỏ theo quan niệm tiến hoá tổng hợp hiện đại là gì ?
A. Quá trình hình thành các quần thể giao phối từ một quần thể gốc ban đầu.
B. Quá trình tích luỹ biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
C. Quá trình biến đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
D. Quá trình tiến hoá ở cấp phân tử.
Phương pháp:
Câu 31
31. Những biến đổi trong quá trình tiến hoá nhỏ xảy ra theo trình tự nào ?
A. Phát sinh đột biến ⟶ sự phát tán đột biến ⟶ chọn lọc các đột biến có lợi ⟶ cách li sinh sản
B. Phát sinh đột biến ⟶ cách li sinh sản giữa quần thể đã biến đổi với quần thể gốc ⟶ phát tán đột biến qua giao phối ⟶ chọn lọc các đột biến có lợi.
C. Phát sinh đột biến ⟶ chọn lọc các đột biến có lợi ⟶ cách li sinh sản ⟶ phát tán đột biến qua giao phối.
D. Phát tán đột biến ⟶ chọn lọc các đột biến có lợi sự phát sinh đột biến ⟶ cách li sinh sản.
Phương pháp:
Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể). Quần thể là đơn vị tiến hóa và quá trìnhtiến hóa nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện.
Câu 36
36. Đột biến, nhất là đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá là vì
A. đột biến gen ít phổ biến hơn, ảnh hưởng đến sức sống và sinh sản của sinh vật nhiều hơn so với đột biến NST.
B. giá trị thích nghi của đột biến gen thường thay đổi khi tổ hợp gen thay đổi.
C. giá trị thích nghi của đột biến gen thường thay đổi khi điều kiện sống thay đổi.
D. đột biến gen phổ biến hơn, ít ảnh hưởng đến sức sống và sinh sản của sinh vật hơn so với đột biến NST.
Phương pháp:
Câu 41
41. Thông thường, ta có thể phân biệt nhanh 2 cá thể khác loài nhờ dựa vào tiêu chuẩn
A. di truyền
B. hình thái.
C. địa lí - sinh thái
D. sinh lí - hoá sinh.
Phương pháp:
Câu 46
46. Nhận định nào sau đây là đúng với quá trình hình thành loài mới?
A. Là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể ban đầu.
B. Là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi và cách li sinh sản với các quần thể thuộc loài khác
C. Là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng xác định, tạo ra nhiều cá thể mới có kiểu hình mới cách li sinh sản với quần thể ban đầu.
D. Là một quá trình lịch sử dưới tác động của môi trường tạo ra những quần thể mới cách li với quần thể ban đầu.
Phương pháp: