Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Chương II - Sinh 12

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – ĐỀ SỐ 6

CHƯƠNG II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

Câu 1: Sự mềm dẻo kiểu hình có ý nghĩa là

A. Một kiểu hình có thể do nhiều kiểu gen quy định

B. Một kiểu gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau

C. Tính trạng có mức phản ứng rộng

D. Sự điều chỉnh kiểu hình theo sự biến đổi của kiểu gen

Câu 2: Yếu tố "giống" trong sản xuất nông nghiệp tương đương với yếu tố nào sau đây?  

A. Kiểu hình                 B. Kiểu gene                  C. Năng suất                 D. Môi trường

Câu 3: Đặc điểm có ở thường biến nhưng không có ở đột biến là  

A. biểu hiện trên cơ thể khi phát sinh.               B. kiểu hình của cơ thể thay đổi.

C. xảy ra  đồng loạt và xác định.                       D. do tác động của môi trường sống.

Câu 4: Biến đổi nào sau đây không phải là sự mềm dẻo kiểu hình? 

A. Xuất hiện bạch tạng trên da.                       

B. Chuột sa mạc thay màu lông vàng vào mùa hè. 

C. Lá cây rau mác có dạng dài, mềm mại khi ngập nước.   

D. Xù lông khi trời rét của một số loài thú.

Câu 5: Trên cơ sở mức phản ứng của tính trạng, trong chăn nuôi và trồng trọt, yếu tố nào là quan trọng nhất?   

A. Cần.      B. Giống.      C. Nước.     D. Phân.

Câu 6: Nội dung nào sau đây không đúng?   

A. Kiểu gene quy định giới hạn của thường biến.   

B. Giới hạn của thường biến phụ thuộc vào môi trường.   

C. Bố mẹ không di truyền cho con tính trạng hình thành sẵn mà di truyền một kiểu gene.   

D. Môi trường sẽ quy định kiểu hình cụ thể trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu gene quy định.

Câu 7: Khi đề cập đến mức phản ứng điều nào sau đây không đúng?   

A. năng suất của vật nuôi, cây trồng phụ thuộc chủ yếu vào mức phản ứng ít phụ thuộc vào môi trường.  

B. Là giới hạn thường biến của một kiểu gene trước những điều kiện môi trường khác nhau.   

C. Các tính trạng số lượng có mức phản rông, các tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp.   

D. mức phản ứng của tính trạng do kiểu gene quy định.

Câu 8: Thường biến xuất hiện do nguyên nhân  

A. do tác động các nhân tố hoá học như : EMS, colchicine làm thay đổi cấu trúc của ADN.  

B. do các tia phóng xạ, tia tử ngoại làm đứt gãy NST.  

C. do sự trao đổi đoạn của NST.  

D. do điều kiện môi trường thay đổi.

Câu 9: Tính trạng nào sau đây có mức phản ứng hẹp?

A. Số lượng quả trên cây của một giống cây trồng.        

B. Số hạt trên bông của một giống lúa.

C. Số lợn con trong một lứa đẻ của một giống lơn.

D. Tỉ lệ bơ trong sữa của một giống bò sữa

Câu 10: Tính trạng số lượng không có đặc điểm nào sau đây?   

A. đo lường được bằng các kỹ thuật thông thường.      

B. nhận nbiết được bằng quan sát thông thường   

C. thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi           

D. khó thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi

Câu 11: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là 

A. sự mềm dẻo của kiểu hình (thường biến).                         B. biến dị tổ hợp.

C. mức phản ứng của kiểu gen.                                  D. thể đột biến.

Câu 12: Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tùy thuộc vào

A. nhiệt độ môi trường                                              B. cường độ ánh sáng

C. hàm lượng phân bón                                              D. độ pH của đất

Câu 13: Cho biết các bước của một quy trình như sau:

(1) Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau.

(2) Theo dõi, ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này.

(3) Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen.

(4) Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể.

Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở cây trồng, người ta phải thực hiện theo trình tự các bước là:

A. (1) → (2) → (3) → (4)

B. (3) → (1) → (2) → (4)

C. (1) → (3) → (2) → (4)

D. (3) → (2) → (1) → (4)

Câu 14: Cho các phát biểu sau đây vè mức phản ứng:

(1) Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với điều kiện môi trường.

(2) Mức phản ứng là kết quả sự tự điều chỉnh của kiểu hình trong giới hạn tương ứng với môi trường.

(3) Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng, tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp.

(4) Mức phản ứng do môi trường quy định, không di truyền.

Số phát biểu đúng là?

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thường biến?

A. Thường biến là là những biến đổi về KH của cùng một KG, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của điều kiện môi trường, không liên quan đến KG.

B. Thường biến không có ý nghĩa trong tiến hóa và chọn giống, chỉ có giá trị thích nghi.

C. Thường biến do kiểu gen quy định nên có thể truyền lại cho thế hệ sau .

D. Hiện tượng số lượng hồng cầu trong máu tăng cao khi con người lên các vùng núi cao là ví dụ về thường biến.

Lời giải

 2  3  4  5
B B C A B
6  7  8  9  10
B A D D D
 11  12  13  14  15
A D B B C

 


Bài Tập và lời giải

Bài 34.1, 34.2 trang 75 SBT Vật lí 9

Bài 34.1

Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải gồm các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện?

A. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối hai cực nam châm.

B. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn.

C. Cuộn dây dẫn và nam châm.

D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt.

Xem lời giải

Bài 34.3 trang 75 SBT Vật lí 9
Hãy giải thích vì sao đối với máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay, chỉ khi quay cuộn dây thì trong cuộn dây mới có dòng điện xoay chiều.

Xem lời giải

Bài 34.4 trang 75 SBT Vật lí 9
Muốn cho máy phát điện xoay chiều phát điện liên tục thì phải làm thế nào? Hãy vẽ sơ đồ thiết kế một máy phát điện xoay chiều có thể hoạt động liên tục.

Xem lời giải

Bài 34.5 trang 75 SBT Vật lí 9

Đề bài

Trong máy phát điện xoay chiều, rôto hoạt động như thế nào khi máy làm việc?

A. Luôn đứng yên.

B. Chuyển động đi lại như con thoi.

C. Luôn quay tròn quanh một trục theo một chiều.

D. Luân phiên đổi chiều quay.

Xem lời giải

Bài 34.6 trang 75 SBT Vật lí 9
Bộ phận góp điện trong động cơ điện một chiều và trong máy phát điện xoay chiều với cuộn dây quay có nhiệm vụ gì khác nhau?

Xem lời giải

Bài 34.7 trang 75 SBT Vật lí 9
Trong máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay, nếu ta thay bộ góp điện gồm hai vành khuyên bằng bộ góp điện gồm hai nửa vành khuyên như trong động cơ điện một chiều thì dòng điện lấy ra có đặc điểm gì? Vì sao?

Xem lời giải

Bài 34.8 trang 75 SBT Vật lí 9
Lắp một bóng đèn dây tóc vào hai cực của một máy phát điện xoay chiều. Khi máy quay, bóng đèn nhấp nháy (luân phiên sáng tối, xen kẽ). Vì sao?

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”