Câu 1. Sự đông máu là gì? Trình bày cơ chế đông máu. Ý nghĩa thực tế của hiện tượng này?
Câu 2. Hãy so sánh đặc điếm cấu tạo và chức năng của các loại mô theo bảng sau:
Các loại mô
|
Đặc điểm cấu tạo
|
Chức năng
|
1. Mô biểu bì
|
|
|
2. Mô liên kết
|
|
|
3. Mô cơ
|
|
|
4. Mò thần kinh
|
|
|
HƯỚNG DẪN GIẢI
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1.
Câu 2. Chú thích
1. Tĩnh mạch chủ trên
2. Cung động mạch phổi
3. Động mạch phổi
4. Tâm nhĩ phải
5. Tĩnh mạch phổi
6. Tâm nhĩ trái
7. Động mạch vành trái
8. Động mạch vành phải
9. Tâm thất trái
10. Tâm thất phải
11. Tĩnh mạch chủ dưới
II. TỰ LUẬN:
Câu 1. Sự đông máu. Cơ chế đông máu. Ý nghĩa thực tế hiện tượng này.
*Sự đông máu:
Ọuan sát một vết thương ta thấy máu chảy ra lỏng và nhanh, dần dần đặc lại thành một khối đặc đó là cục huyết, lấp kín vết thương nên máu không chảy ra nữa. Vậy sự đông máu là hiện luợng máu ra khỏi mạch máu, hình thành khối máu đông bịt kín vết thương.
*Cơ chế của sự đông máu
- Trong huyết tương có một chất protein hòa tan và các ion Ca2+
- Trong tiểu cầu có một chất men (enzim). Khi ra khỏi mạch máu tiếp xúc không khí, tiểu cầu bị vỡ ra và giải phóng enzim, dưới tác dụng của ion Ca2+ làm protein hòa tan biến thành các tơ máu (fibrin).
- Các sợi tơ máu tạo thành một mạng lưới, giữ các hồng cầu. tạo thành cục máu bít kín vết thương.
* Ý nghĩa của sự đông máu:
- Bảo vệ cơ thể và chống mất máu khi bị thương.
- Nhờ sự đông máu nên máu được cầm lại, giúp người bị thương hoặc lúc phẫu thuật không bị mất máu.
- Trong y học đã chế tạo những loại thuốc làm cho máu chóng đông, áp dụng khi phẫu thuật.
- Đối với người bị bệnh máu không đông thì phải tiêm thuốc đông máu trước khi phẫu thuật.
Câu 2. Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo và chức năng của các loại mô theo bảng sau:
Các loại mô
|
Đặc điểm cấu tạo
|
Chức năng
|
1. Mô biểu bì
|
Chủ yếu là tế bào, chất gian bào không đáng kể
|
- Che chở. Ví dụ: biểu bì bao phủ
- Tiết ra những chất cần thiết cho cơ thể hoặc thải ra những chất không cần thiết. Ví dụ: biểu bì tuyến.
|
2. Mô liên kết
|
Chủ yếu là chất phi bào, tế bào rất ít , nằm rải rác.
|
- Giúp cho quá trình trao đổi các chất dinh dưỡng. Ví dụ: máu, bạch huyết
- Đệm và nâng đỡ. Ví dụ: mô sụn, mô xương
|
3. Mô cơ
|
Các tế bào sợi dài, chất gian bào ít
|
- Co rút, tạo công. Ví dụ: cơ vân, cơ trơn, cơ tim.
|
4. Mô thần kinh
|
Các nơron và các tế bào thần kinh đệm.
|
- Dần truyền xung thần kinh.
- Xử lý thông tin để có phản ứng.
|