l. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1.
Câu 2.
II. TỰ LUẬN:
Câu 1. a. Môi trường trong cơ thể - vai trò:
- Môi trường trong cơ thể người gồm: máu, nước mô, bạch huyết.
- Vai trò của môi trường trong:
Giúp các tế bào của cơ thề thực hiện sự trao đổi chất dinh dưỡng, O2 CO2, chất thải với môi trường trong.
b. Các thành phần và chức năng của máu, nước mô, bạch huyết:
*Máu là loại mô liên kết lỏng, màu đỏ, gồm có:
Huyết tương chiếm 55% thể tích máu:
- Gồm: 90% nước, 10% các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác, muối khoáng, chất thải...
- Chức năng:
+ Duy trì máu ở trạng thải lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch:
+ Vận chuyển các chất dinh dưỡng, hoocmôn, chất thải, v.v....
Các tế bào máu chiếm 45% thể tích máu gồm: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
- Chức năng của máu:
+ Vận chuyển O2, chất dinh dưỡng đến tế bào và mang CO2 chất độc thải ra ngoài.
+ Điều hòa nhiệt độ, bảo vệ cơ thể.
+ Điều hòa, liên lạc các cơ quan bằng CO2 đường thể dịch.
Nước mô và bạch huyết:
- Nước mô: Khoảng 20 lít, do huyết tương của máu sinh ra: thấm qua thành mao mạch len giữa các tế bào.Thành phần gồm: nước, protein, gluxit, lipit, muối, chất thải.
- Hệ bạch huyết: là hệ thống mạch đặc biệt, trong có chứa nước mô.
Câu 2. Giải thích sự phát triển của xương trong cơ thể.
* Xương phát triển về bề ngang:
Xương phát triển về bề ngang là nhờ các tế bào trong lớp màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hoá xương.
* Xương phát triển về bề dài:
Xương dài ra nhừ 2 đĩa sụn tăng trưởng nằm tiếp giáp giữa đầu xương và thân xương.
Ở tuổi thiểu niên, xựơng phát triển nhanh. Đến 18-20 tuổi (ở nữ) và 20 - 25 tuổi (ờ nam), xương phát triển chậm lại. Ở người trưởng thành, sụn tăng trưởng hoá thành xương và không còn khá năng giúp xương dài ra được nữa. do đó người không cao thêm.Ở người già, xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ chất hữu cơ (cốt giao) trong xương giảm; vì vậy xương trở nên xốp và giòn, dễ gãy. Sự phục hồi xương gãy ở người già cũng diễn ra rât chậm.