Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Học kì 1 - Sinh học 8

I. TRẮC NGHIỆM:

Câu 1. Hãy nối các thông tin (ý cột A với các thông tin ở  cột B sao cho phù hợp rồi điền vào phần kết quả ở  cột C.

Loại mô (A)

Chức năng (B)

Kết quả (C)

Mô biểu bì

Mô liên kết

Mô cơ (cơ vân, cơ trơn, cơ tim)

Mô thần kinh

Co dãn

Tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều khiến sự hoạt động các cơ quan để trả lời các kích thích của môi trường.

Bảo vệ, hấp thu, tiết.

Nâng đỡ, liên kết các cơ quan

1…………………

2…………………

3…………….

4…………………….

Câu 2. Hãy chọn phưong án trả lời  đúng nhất:

1.  Một cung phản xạ gồm đầy đủ các thành phần sau:

A. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng.

B. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron timig gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng.

C. Cơ quan thụ cảm, nơron trung gian, cơ quan phản ứng

D. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan tlụi cảm.

2. Nguyên nhân của sự mỏi cơ:

A. Do làm việc quá sức, lượng ôxi cung cấp thiếu, lượng axit lactic bị tích tụ đầu độc cơ.

B. Do lượng chất thải khí cacbônic (CO2) quá cao

C. Gồm câu A và B

D. Do cơ lâu ngày không tập luyện.

3. Tính chất của cơ là:

A. Co dãn

B. Cơ thường bám vào hai xương qua khớp nên khi cơ co làm xương cử động dẫn tới sự vận động của cơ thể.

C. Câu A và C đúng.

D. Cả A, B và C đúng.

4. Sự tiến hoá hệ cơ của cơ thể người so với hệ cơ của thú:

A. Cơ tay và cơ chân ở người phân hoá khác với thú. Cơ chân lớn, khoẻ, cử động chủ yếu là gấp duỗi.

B. Chân người có nhiều cơ phân hoá thành nhóm nhỏ phụ trách các phần khác nhau giúp chân cử động linh hoạt hơn tay.

C. Tay người có nhiều cơ phân hoá thành nhóm nhỏ phụ trách các phần khác nhau giúp tay cử động linh hoạt hơn chân. Ngón cái có tám cơ phụ trách trong tông số 18 cơ vận động bàn tay.

D. Câu A và C đúng.

E. Cả A, B, C đúng.

5. Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế:

A. Thực bào

B. Tiết kháng thể để vô hiệu hoá kháng nguyên,

C. Phá huỷ các tế bào đã bị nhiềm virut. vi khuẩn.

D. Cả A, B và C đúng.

E. Câu A và B đúng.

II. TỰ LUẬN: 

Câu 1. Hãy giải thích vì sao máu chảy trong mạch không bao giờ đông, nhưng máu hễ ra khói mạch là đông ngay?

Câu 2. Khớp xương là gì? cấu tạo của các loại khớp?

Lời giải

TRẮC NGHIỆM:

Câu 1.

1

2

3

4

C

D

A

B

Câu 2.

1

2

3

4

5

B

A

E

D

D

II. TỰ LUẬN: 

Câu 1.

* Máu chảy trong mạch không đông là do:

Tiểu cầu khi vận chuyển trong mạch va chạm vào thành mạch nhưng không vỡ nhờ thành mạch trơn nhẵn nên không giải phỏng enzim để tạo thành sợi tơ máu.

Trên thành mạch có chất chống đông do 1 loại bạch cầu tiết ra.

*Máu khi ra khói mạch là đông ngay do:

Tiểu cầu khi ra ngoài va chạm vào bờ vết thương của thành mạch thô ráp nên bị phá huỷ giải phóng enzim kết hợp với protein và canxi có trong huyết tương → tạo thành sợi tơ máu, các sợi tơ máu này đan lưới giữ lại các tế bào hồng cầu và bạch cầu  đang vận chuyển ra ngoài → tạo thành cục máu đông.

Câu 2.

* Khớp xương:

Là nơi hai hay nhiều đầu xương khớp nhau. Có 3 loại là: khớp bất động, khớp bán động và khớp động.

* Cấu tạo của các loại khớp:

- Khớp bất động:

Các xương ăn khớp với nhau nhờ các đường răng cưa.

- Không cư động.

Ví dụ: xương hộp sọ, một số xương ở mặt.

- Khớp bán động:

Là loại khớp mà giữa hai đầu xương thường có một đĩa sụn.

- Khớp cử động hạn chế.

Ví dụ: khớp giữa các đốt sống, khớp giữa 2 xương háng.

- Khớp động:

Là loại khớp làm cho hai xương cứ động trong một phạm vi rộng lớn.

Ví dụ: khớp khuỷu tay. khớp ở chỗ xương đùi và hốc xương hông.

- Cấu tạo một khớp động gồm có: một đầu xương lồi và một hốc xương. Mặt khớp của mồi xương có một lớp sụn trơn bóng và đàn hồi. Giữa hai lớp sụn có một chất lỏng gọi lả hoạt dịch giúp cho hai đầu xương chuyển động dễ dàng. Bên ngoài khớp là dây chằng trong và ngoài, dai và đàn hồi; các dây chằng này tạo thành bao khớp.

- Ý nghĩa: giúp con người thực hiện được nhũng cử động phức tạp trong lao động.


Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”