Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1 - Sinh học 7

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM:  Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. Những thân mềm nào dưới đây có hại ?

A. Ốc sên, trai, sò

B. Ốc sên, ốc đỉa, ốc bươu vàng.

C. Mực, hà biển, hến

D. Ốc gạo, mực, sò

Câu 2. Hình thức di chuyển thể hiện bản năng tự vệ của tôm:

A. Bơi lùi, bơi tiến.

B. Bơi lùi, bò

C. Bơi, bò, nhảy.

D. Bơi lùi, nhảy

Câu 3. Đặc điểm cơ bản để nhận dạng giun đốt ngoài tự nhiên:

A. Cơ thể thuôn nhọn hai đầu.

B. Cơ thể hình giun, phân đốt

C. Cơ thể dẹp.

D. Cơ thể hình trụ tròn

Câu 4. Trùng kiết lị vào cơ thể bằng con đường nào ?

A. Trùng kiết lị qua ruồi

B. Trùng kiết lị qua con đường tiêu hóa.

C. Bào xác qua con đường tiêu hóa.

D. Trùng kiết lị qua muỗi đốt.

Câu 5. Cơ thể thủy tức có đặc điểm:

A. Đối xứng tỏa tròn.

B. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên.

C. Không có hình dạng nhất định.

D. Đối xứng hai bên

Câu 6. Giun đũa kí sinh ở:

A. Ruột già người.

B. Manh tràng người

C. Ruột non người

D. Dạ dày người.

Câu 7. Nêu đặc điểm cơ thể tôm ?

     1. Cơ thể tôm gồm hai phần: Phần đầu - ngực, phần bụng

2. Phần đầu - ngực có các bộ phận: gai nhọn, đôi mắt kép, hai đôi râu, miệng, các đôi chân ngực.

3. Phần bụng có các đôi chân bụng

4. Vỏ bọc cơ thể bằng chất kitin có tẩm canxi nên rất cứng là nơi bám cho các cơ và thành vỏ bảo vệ cơ thể.

A. 1, 2, 3, 4.          B. 2, 3, 4, 5.

C. 1, 2, 4, 5.          D. 1, 2, 3, 5.

Câu 8. Cách tính tuổi của trai ?

A. Căn cứ vào độ lớn của thân trai

B. Căn cứ vào độ lớn của vỏ trai

C. Căn cứ vào các vòng tăng trưởng trên vỏ trai

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 9. Cách tự vệ của ốc sên ?

A. Co rút cơ thể vào trong vỏ.      

B. Có lưỡi bào để tấn công kẻ thù.

C. Tiết chất nhờn làm kẻ thù không ăn được.     

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 10. Trùng kiết lị có kích thước:

A. Lớn hơn hồng cầu

B. Bé hơn hồng cầu

C. Bằng tiểu cầu

D. Câu B, C đúng.

II.TỰ LUẬN 

Câu 1. Vai trò của ngành động vật nguyên sinh trong tư nhiên và trong đời sống con người.

Câu 2. Nêu cấu tạo ngoài của châu chấu.

Câu 3. Kể tên các bộ phận của hệ tiêu hoá châu chấu và cho biết thức ăn được tiêu hóa như thế nào ?

Lời giải

I. TRẮC NGHIỆM 

 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

 

 

 

 

X

 

 

 

X

X

B

X

 

X

 

 

 

 

 

 

 

C

 

 

 

X

 

X

 

X

 

 

D

 

X

 

 

 

 

X

 

 

 

 

II. TỰ LUẬN 

Câu 1. Vai trò của ngành động vật nguyên sinh trong tự nhiên và đời sống con người:

- Làm thức ăn cho động vật lớn hơn ở trong nước (trùng roi ...)

- Xác định tuổi địa tầng tìm dầu mỏ (trùng lỗ)

- Làm sạch môi trường nước (trùng roi, trùng giày …)

- Là nguyên liệu chế giấy (trùng phóng xạ)

- Gây bệnh cho động vật và con người (trùng kiết lị, trùng sốt rét...)

Câu 2: Cấu tạo ngoài của châu chấu: 3 phần.

+ Đầu: mắt kép, râu, cơ quan miệng.

+ Ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh.

+ Bụng: Có các đôi lỗ thở.

Câu 3.

- Tên các bộ phận cùa hệ tiêu hóa :

Miệng      Hầu      Diều       Dạ dày       Ruột tịt      Ruột sau        Trực tràng       Hậu môn.

- Thức ăn được tiêu hóa:

Thức ăn được tẩm nước bọt rồi tập trung ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày, tiêu hóa nhờ enzim do ruột tịt tiết ra.

 


Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”