I. TRẮC NGHIỆM:
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Đặc điểm chung của ngành Thân mềm:
Trai, sò, ốc sên, ngao, ốc vặn, hến, mực... có môi trường sống và lối sống rất khác nhau nhưng cơ thể đều có đặc điểm chung là:
- Thân mềm, không phân đốt
- Có vỏ đá vôi
- Có khoang áo
- Hệ tiêu hoá phân hoá
- Cơ quan di chuyển thường đơn giản.
- Riêng mực, bạch tuộc, thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.
- Trừ một số thân mềm có hại, còn hầu hết chúng đều có lợi về nhiều mặt.
Câu 2.
* Cơ thể nhện chia 2 phần:
- Phần đầu - ngực: (có đôi kìm, đôi chân xúc giác, 4 đôi chân bò)
- Phần bụng: (đôi khe thở, lỗ sinh dục, các núm tuyến tơ)
* Các phần phụ của nhện và chức năng của chúng.
- Phần đầu - ngực:
+ Đôi kìm có tuyến độc: bắt mồi và tự vệ
+ Đôi chân xúc giác phủ đầy lông: cảm giác về khứu giác và xúc giác.
+ 4 đôi chân bò: di chuyển và chăng lưới
- Phần bụng:
+ Phía trước là đôi khe thở: hô hấp
+ ở giữa là một lỗ sinh dục: sinh sản
+ Phía sau là các núm tuyến tơ: sinh ra tơ nhện.
Câu 3. * Biện pháp phòng tránh bệnh giun kí sinh ở người:
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Rửa rau quả sạch trước khi ăn; không ăn rau, quả chưa rửa kỹ; nên ngâm rau trong thuốc tím 5 phút hay rửa rau bằng nước muối.
- Rửa tay sạch sau khi làm đất, trồng cây; trẻ con không nên nghịch đất bẩn.
- Không nên tưới hoa màu, các loại rau, cây ăn quả bằng phân tươi chưa qua hoai mục.
- Nên tẩy giun từ 1 - 2 lần trong năm.