Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM: Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1. Những thân mềm nào dưới đây có hại ?
A. Ốc sên, trai, sò
B. Ốc sên, ốc đỉa, ốc bươu vàng.
C. Mực, hà biển, hến
D. Ốc gạo, mực, sò
Câu 2. Hình thức di chuyển thể hiện bản năng tự vệ của tôm:
A. Bơi lùi, bơi tiến.
B. Bơi lùi, bò
C. Bơi, bò, nhảy.
D. Bơi lùi, nhảy
Câu 3. Đặc điểm cơ bản để nhận dạng giun đốt ngoài tự nhiên:
A. Cơ thể thuôn nhọn hai đầu.
B. Cơ thể hình giun, phân đốt
C. Cơ thể dẹp.
D. Cơ thể hình trụ tròn
Câu 4. Trùng kiết lị vào cơ thể bằng con đường nào ?
A. Trùng kiết lị qua ruồi
B. Trùng kiết lị qua con đường tiêu hóa.
C. Bào xác qua con đường tiêu hóa.
D. Trùng kiết lị qua muỗi đốt.
Câu 5. Cơ thể thủy tức có đặc điểm:
A. Đối xứng tỏa tròn.
B. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên.
C. Không có hình dạng nhất định.
D. Đối xứng hai bên
Câu 6. Giun đũa kí sinh ở:
A. Ruột già người.
B. Manh tràng người
C. Ruột non người
D. Dạ dày người.
Câu 7. Nêu đặc điểm cơ thể tôm ?
1. Cơ thể tôm gồm hai phần: Phần đầu - ngực, phần bụng
2. Phần đầu - ngực có các bộ phận: gai nhọn, đôi mắt kép, hai đôi râu, miệng, các đôi chân ngực.
3. Phần bụng có các đôi chân bụng
4. Vỏ bọc cơ thể bằng chất kitin có tẩm canxi nên rất cứng là nơi bám cho các cơ và thành vỏ bảo vệ cơ thể.
A. 1, 2, 3, 4. B. 2, 3, 4, 5.
C. 1, 2, 4, 5. D. 1, 2, 3, 5.
Câu 8. Cách tính tuổi của trai ?
A. Căn cứ vào độ lớn của thân trai
B. Căn cứ vào độ lớn của vỏ trai
C. Căn cứ vào các vòng tăng trưởng trên vỏ trai
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 9. Cách tự vệ của ốc sên ?
A. Co rút cơ thể vào trong vỏ.
B. Có lưỡi bào để tấn công kẻ thù.
C. Tiết chất nhờn làm kẻ thù không ăn được.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 10. Trùng kiết lị có kích thước:
A. Lớn hơn hồng cầu
B. Bé hơn hồng cầu
C. Bằng tiểu cầu
D. Câu B, C đúng.
II.TỰ LUẬN
Câu 1. Vai trò của ngành động vật nguyên sinh trong tư nhiên và trong đời sống con người.
Câu 2. Nêu cấu tạo ngoài của châu chấu.
Câu 3. Kể tên các bộ phận của hệ tiêu hoá châu chấu và cho biết thức ăn được tiêu hóa như thế nào ?
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Điền chữ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống trong mỗi câu sau đây:
…. 1- Trai xếp vào ngành thân mềm vi có thân mềm, không phân đốt.
…. 2- Cơ thể trai gồm 3 phẩn: đầu trai, thân trai, chân trai.
…. 3- Những động vật thuộc lớp giáp xác đều có ích.
…. 4- Bọ cạp, ve bò, nhện đỏ hại bônu là những động vật có hại.
…. 5- Tôm sông được xếp vào ngành chân khớp vì có phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau.
…. 6- Cơ thể nhện chia làm 3 phần: đầu. ngực, bụng.
…. 7- Cơ thể châu chấu có 3 phần: đầu. ngực, bụng.
…. 8- Châu chấu hô hấp bàng ống khí, hệ thần kinh cổ hạch não và chuỗi hạch bụng.
Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Trùng roi xanh giống tế hào thực vật ở chỗ:
A. Có thành tế bào
B. Có điểm mắt
C. Có diệp lục
D. Có không bào lớn
2. Giun đũa khác giun kim ở điểm:
A. Cơ thể hình trụ thuôn hai đầu
B. Có lớp vỏ cuticun bọc ngoài
C. Chi kí sinh ở 1 vật chủ
D. Dài 20-25cm, màu hồng, trơn, óng ánh
3. Sán lông khác với sán lá gan ở chỗ:
A. Cơ thể dẹp theo hướng lưng bụng
B. Có mắt và lông bơi
C. Có đối xứng 2 bên
D. Có giác bám phát triển
4. Nơi kí sinh của giun đũa là:
A. Ruột non B. Ruột già
C. Ruột thẳng D. Tá tràng
5. Đặc điểm nào dưới đây không có ở trai ?
A. Vỏ có 3 lớp
B. Có khoang áo
C. Miệng có tua dài và tua ngắn
D. Có tấm mang
6. Phần phụ nào của tôm sông có chức năng bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng?
A. Các chân hàm
B. Các chân ngực
C. Các chân bụng
D. Tấm lái
7. Loài động vật nguyên sinh kí sinh ở tltành ruột người là:
A.Trùng sốt rét
B. Trùng kiết lị
C. Trùng roi kí sinh
D. Trùng giày
8. Cơ thể hình trụ dài. Phần dưới gọi là đế, bám vào giá thể. Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng toả ra. Cơ thể có đối xứng toả tròn. Đây là đặc điểm của:
A. San hô B. Sứa
C. Hải quỳ D. Thuỷ tức
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. So sánh hình thức sinh sản vô tính ở thuỷ tức và san hô.
Câu 2. Vai trò của giun đốt ?
Câu 3. Trình bày các bước tiến hành mổ tôm sông.
Câu 4. Đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui luồn trong đất như thế nào ? Nêu ích lợi của giun đất đối với đất trồng.
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Cách sinh sản của trai sông ?
A. Thụ tinh ngoài, trứng thường đẻ trong khoang áo.
B. Trứng nở thành ấu trùng phát triển trong khoang áo
C. Ấu trùng bám trên da, vây và mang cá để phát tán đến chỗ ở mới
D. Câu A và B đều đúng.
2. Để phòng tránh giun móc câu ta phải:
A. Không đi chân không
C. Không ăn rau sống
B. Rửa tay trước khi ăn
D. Tiêu diệt ruồi nhặng trong nhà
3. Loài nào sau dây thuộc ngành thân mềm có tập tính đẻ trứng nhiều lần trong 1 năm. Chúng đào hốc và đẻ vào đỏ vài ba trăm trứng. Vào mùa đông, chúng tiết ra một lớp nhầy bịt kín miệng vỏ để ngủ đông ?
A. Ốc sên B. Mực
C. Trai D. Bạch tuộc
4. Tuyến độc của nhện nằm ở
A. Chân kìm B. Chân đuôi
C. Bụng D. Miệng
5. Những đại diện nào sau đây đều thuộc ngành thân mềm ?
A. Bạch tuộc, sò, ốc sên, trai
C. Bạch tuộc, ốc vặn, giun đỏ
B. Mực, rươi, ốc sên
D. Ốc tù và, rươi, ốc anh vũ
Câu 2. Bổ sung vào chỗ trống các từ hoặc cụm từ: khoang cơ thể, da, chun dãn, đối xứng hai bên, phân hoả, ghép đôi, kín, chuỗi hạch, lưỡng tính, kén để hoàn chỉnh các câu sau:
Cơ thể giun đất.... (1)....... phân đốt và có........ (2)........... chính
thức. Nhờ sự..... (3)......... cơ thể kết hợp với các vòng tơ mà giun đất di
chuyển được. Giun đất có cơ quan tiêu hoá...... (4)............ , hô hấp
qua........... (5).......... có hệ tuần hoàn......... (6) ............. và hệ thần
kinh kiểu............. (7)........... Giun đất.......... (8)...... , khi sinh sản
chúng ................ (9)......... Trứng thụ tinh phát triển
trong......... (10)......... thành giun non.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày vòng đời phát triển của giun đũa.
Câu 2. Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào ? Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều ?
Câu 3. Trình bày đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp.
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Động vật nguyên sinh nào sau đây có đời sống tự do ?
1. Trùng roi 2. Trùng biến hình
3. Trùng kiết lị 4. Trùng đế giày
5. Trùng sốt rét
A. l, 2, 3 B. 2, 3, 4.
C. 3, 4, 5 D. 1, 2, 4.
2. Giun Đũa thuộc ngành:
A. Giun dẹp B. Giun tròn
C. Giun đất D. Câu A và C
3. Trùng roi giống tế bào thực vật ở đặc điểm nào ?
A. Có diệp lục
C. Có điểm mắt
B. Có roi
D. Cả A, B và C đều đúng.
4. Tại sao mài mặt ngoài vỏ trai lại ngửi thấy mùi khét?
A. Vì phía ngoài trai là lớp sừng
B. Lớp sừng có thành phần giống tổ chức sừng ở các động vật khác
C. Khi mài lớp sừng nóng chảy chúng có mùi khét
D. Cả A, B và C đều đúng.
5. Đặc điểm nào của Giun tròn khác với Giun dẹp ?
A. Sống kí sinh.
B. Cơ thể đa bào.
C. Ấu trùng phát triển qua nhiều giai đoạn ấu trùng.
D. Có hậu môn.
Câu 2. Hây sắp xếp tên các đại diện của các ngành Giun sau đây vào đúng ngành của chúng: Sán lông, giun đỏ, giun đũa, sán lá gan, giun rễ lúa, đỉa, giun chỉ, sán lá máu,giun móc, sán bã trầu, sán dây, giun kim, giun đất, rươi.
- Ngành Giun dẹp:........................
- Ngành Giun tròn:.......................
- Ngành Giun đốt:........................
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất.
Câu 2. Trong số các đặc điểm chung của ngành Giun tròn, đặc điểm nào dễ nhận biết chúng nhất ? Kể tên một số đại diện thuộc ngành Giun tròn ?
Câu 3. Vai trò của ngành Ruột khoang?
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM: Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất: Câu 1. Có thể xác định tuổi của trai nhờ:
A. Căn cứ độ lớn của vỏ
B. Căn cứ độ lớn của thân
C.Căn cứ các vòng tăng trưởng trên vỏ
D. Cả A, B, C đúng
Câu 2. Trai giữ vai trò làm sạch nước vì:
A. Có thể lọc các cặn van trong nước
B. Lấy các cặn vẩn làm thức ăn
C. Tiết các chất nhờn kết các cặn bã trong nước lẳng xuống đáy bùn
D. Câu A, B, C đúng
Câu 3. Cành san hô dùng để trang trí thuộc bộ phận nào ?
A. Lớp ngoài và lớp trong của san hô
B. Phần thịt san hô
C. Khung xương bằng đá vôi của san hô
D. Cả A và B đúng.
Câu 4. Loài nào của ngành ruột khoang gây ngứa và độc cho người ?
A. Thủy tức B. Sứa
C. San hô D. Hải quỳ
Câu 5. Sán lông và sán lá gan đưọc xếp chung một ngành Giun dẹp vì:
A.Cơ thể dẹp, có đối xứng hai bên
B. Có lối sống kí sinh
C. Có lối sống tự do
D. Sinh sản hữu tính hoặc vô tính
Câu 6. Tại sao khi bị ngập nước giun thường chui lên mặt nước?
A. Hang bị ngập nước, giun không có nơi ở
B. Giun không hô hấp được phải ngoi lên đế hô hấp
C. Giun ngoi lên để tìm nơi ở khô ráo hơn
D. Cả B và C
Câu 7. Trùng biến hình di chuyển nhờ:
A. Nhờ roi
B. Nhờ lông bơi
C. Nhờ chân giả
D. Không có cơ quan di chuyển
Câu 8. Biện pháp để phòng bệnh kiết lị là :
A. Ăn thức ăn không ôi thiu
B. uống nước đun sôi để nguội
C. Ăn thức ăn nấu chín
D. Câu B, C đúng
Câu 9. Cơ thể tôm gồm mấy phần :
A. Phần đầu, ngực
B. Phần bụng
C. Phần đuôi
D. Cả A và B
Câu 10. Tập tính ôm trứng của trai mẹ có ý nghĩa gì ?
A. Đế cung cấp nhiệt cho trứng phát triển
B. Để bảo vệ trứng khỏi sinh vật khác ăn
C. Đó là hoạt động theo bản năng không có ý nghĩa gì đối với sự sinh trưởng và phát triển của trứng
D. Câu A và B đều đúng.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Cấu tạo ruột khoang sống bám và sống tự do có điểm gì chung ?
Câu 2. Trình bày đặc điểm chung của ngành Giun dẹp?
Câu 3. Trình bày hình dạng và cấu tạo của cơ thể trai ? Vai trò của ngành Thân mềm trong tự nhiên.
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Khi nuôi tôm người ta thường cho ăn vào lúc nào?
A. Khuya B. Trưa
C. Chạng vạng tối D. Sáng sớm
2. Cấu tạo vỏ trai gồm:
A. Lớp sừng và lớp đá vôi
B. Lớp đá vôi và lớp xà cừ.
C. Lớp sừng, lớp đá vôi và lớp xà cừ.
D. Lớp xà cừ và lớp sừng
3. Ở ven biển nước ta thường gặp loài ruột khoang cơ thể hình trụ, kích thước khoảng từ 2cm đến 5cm, có nhiều tua miệng xếp đối xứng và có màu rực rỡ như cánh hoa. Đó là:
A. Thuỷ tức B. Sứa
C. Hải quỳ D. San hô
4. Hình thức dinh dưỡng của trai :
A. Thụ động
B. Chủ động
C. Vừa chủ động vừa thụ động
D. Cả A, B và C đều sai
5. Trong các nhóm động vật sau, nhóm nào toàn động vật thân mềm ?
A. Mực, ốc, trai, sứa.
B. Ốc, bạch tuộc, bào ngư, sò huyết
C. Sò, thuỷ tức, ốc sên, bạch tuộc.
D. Sứa, sò, mực, ốc sên.
6. Đặc điểm chung của dộng vật nguyên sinh?
1. Cơ thể động vật nguyên sinh chỉ có một tế bào, thực hiện đầy đủ các chức năng sống như di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản.
2. Động vật nguyên sinh có các bào quan khác nhau: không bào tiêu hoá, không bào co bóp, điểm mắt...
3. Phân lớn sống ở nước, một số
4. Di chuyển bằng chân giả.
5. Phần lớn sinh sản vô tính.
A. 1, 2, 3, 5. B. 2, 3, 4, 5.
C. 1, 3, 4, 5. D. 1, 2, 4, 5.
7. So với các sâu bọ khác, khả năng di chuyển của châu chấu hơn vì:
A. Có thêm đôi cánh
B. Có đôi càng to, khoẻ
C. Có nhiều đôi chân ngực hơn
D. Cả A và C đúng.
8. Cơ thể châu chấu gồm :
A. Ba phần: đầu, lưng, bụng
B. Hai phần: đầu - ngực, bụng
C. Ba phần: đầu, ngực, bụng
D. Hai phần: đầu, ngực - bụng
Câu 2. Hãy xác định những câu sau là đúng (Đ) hay sai (S) điền vào ô trống:
Câu dẫn |
Đ/S |
1. Tôm là động vật chuyên ăn thực vật và hoạt động vào buổi trưa 2. Xà cừ do lớp ngoài của áo trai tiết ra tạo thành 3. Mưa nhiều, giun đất chui lên mặt đất để lấy không khí, giun đào đất suốt đời sống của mình 4. Trùng sốt rét do muỗi A-nô-phen truyền vào máu người |
|
II. TỰ LUẬN:
Câu 1. Để nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung cần dựa vào những đặc điểm nào?
Câu 2. Nêu đặc điểm chung của Thân mềm ?
Câu 3. Giun đũa gây ra tác hại rất lớn đối với sức khoẻ con người như thế nào ?
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Hãy lựa chọn cụm từ ở cột B nối với cột A sao cho phù hợp rồi điền vào phần trả lời:
A |
B |
Trả lời |
1. Cơ thể chỉ là một tế bào nhưng thực hiện đủ các chức năng sống của cơ thể 2. Cơ thể mềm, dẹp, kéo dài hoặc phân đốt. 3. Cơ thể có bộ xương ngoài bằng kitin, có phần phụ thân đốt. 4. Cơ thể có đối xứng toả tròn thường hình trụ hay hình dù với 2 lớp tế bào. 5. Cơ thể mềm thường không phân đốt và có vỏ đá vôi |
a, Ngành Chân khớp. b, Ngành Ruột khoang. c, Ngành Thân mềm. d, Các ngành Giun. e, Ngành Động vật nguyên sinh. |
1............. 2.............. 3…………. 4…………. 5…….......... |
Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Sự đa dạng của động vật nguyên sinh ?
1. Đa dạng về môi trường sống (sống tự do hay kí sinh).
2. Cơ quan di chuyển: roi bơi, lông bơi, chân giả…
3. Có các bào quan khác nhau đảm nhiệm chức năng sống khác nhau
4. Hình dạng ổn định
5. Dinh dưỡng dị dưỡng.
A. 1, 2, 3, 4. B. 2, 3, 4.
C, 1, 2, 4 D. 1, 2, 3.
2. Thuỷ tức là đại diện của ngành nào ?
A. Ngành ruột khoang
C. Ngành chân khớp
B. Ngành giun tròn
D. Ngành giun dẹp
3. Giun dẹp có nhùng đặc điểm nào?
A. Cơ thể dẹp, có đối xứng 2 bên
B. Ruột dạng túi, chưa có hậu môn
C. Vòng đời không qua giai đoạn ấu trùng
D. Cả A, B, C đều đúng
4. Lớp vỏ cutiun ở giun đũa có tác dụng gì ?
A. Giúp giun di chuyển dễ dàng
B. Chống tác dụng cơ học.
C. Giúp giun tiêu hoá nhanh
D. Giúp cơ thể có hình dạng cố định
5.Trai được xếp vào ngành Thân mềm, vì sao ?
A. Cơ thể gồm 3 phần: đầu, thân và chân trai.
B. Cơ thể có đối xứng 2 bên.
C. Có thân mềm, không phân đốt, di chuyền nhờ chân rìu.
D. Cơ thể trai có lớp áo bao bọc.
6. Thân mềm có ích lợi gì?
A. Làm thức ăn cho người và động vật
B. Làm sạch môi trường nước.
C. Làm đồ trang trí, trang sức.
D. Cả A, B, C đều đúng.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. a. Để nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung cần dựa vào những đặc điểm nào ?
b, Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu ? Trong những đặc điểm đó, đặc điểm nào thích nghi với từng cách di chuyển: bò, bay, nhảy ?
Câu 2. Trình bày đặc điểm chung của ngành Chân khớp? Chúng có vai trò gì trong tự nhiên và trong đời sống con người ?
Câu 3. Trai tự vệ bằng cách nào ? Tại sao đầu của chúng tiêu giảm?
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM: Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1. Khi gặp điều kiện bất lợi trùng roi xanh có hiện tượng gì ?
A.Đa số bị chết
B. Kết bào xác
C. Sinh sản nhanh
D. Cả A, B và C đúng.
Câu 2. Căn cứ vào đâu để tính tuổi của trai ?
A. Căn cứ vào độ lớn của thân trai
B. Căn cứ vào độ lớn của vỏ trai
C. Căn cứ vào các vòng tăng trường trên vỏ trai.
D. Cả A, B và C đều sai
Câu 3. Vỏ kitin chỉ có ở loài nào sau đây ?
A. Tôm B. Bọ cạp
C. Châu chấu D. Cả Avà C
Câu 4. Tập tính dự trữ thức ăn có ở:
A. Nhện, ong mật
C. Tôm và ve sầu
B. Ve sầu, kiến
D. Tôm và kiến
Câu 5. Môi trường sống của giun đất là:
A. Nước mặn, ngọt, lợ, trong đất. trên cây
B. Đất ẩm: ruộng, vườn, nương, rẫy, đất rừng,
C. Nước mặn. ngọt, lợ, trong đất
D. Cả A và C
Câu 6. Con non của loài nào phải lột xác nhiều lần mới trở thành con trưởng thành
A. Tôm, nhện
C. Tôm, châu chấu
B. Châu chấu, bọ cạp
D. Cái ghẻ, con ve bò
II. TỰ LUẬN
Câu l. Nêu đặc điểm chung của ngành Giun đốt ?
Câu 2. Cơ thể tôm chia làm mấy phần ? Hãy kể tên các phần phụ và chức năng của nó?
Câu 3. Theo em cần có những biện pháp gì để phòng chống bệnh giun sán?
Đề bài
I.TRẮC NGHIỆM: Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1. Động vật nguyên sinh nào sau đây có 2 nhân và 2 không bào co bóp trong cơ thể
A Trùng roi xanh
B. Trùng biến hình
C. Trùng giày
D. Trùng lỗ
Câu 2. ĐVNS nào sau đây được con người biết trước tiên trong thế giới động vật đơn bào ?
A. Trùng giày (trùng có)
B. Trùng roi xanh
C. Trùng biến hình
D. Trùng kiết lị
Câu 3. Sự lột xác chỉ có ở:
A. Châu chấu, mối
B. Nhện, bọ cạp
C. Tôm, nhện
D. Tôm, châu chấu
Câu 4. Loài nào có tập tính sống thành xã hội ?
A. Ve sầu, nhện
B. Tôm, nhện
C. Kiến, ong mật
D. Kiến, ve sầu
Câu 5. Trùng sốt rét nhiệt đới (ác tính) có chu kì sinh sản là:
A. 48 giờ
B. 24 giờ
C. 12 giờ
D. Cả A, B và C đều sai
Câu 6. Người mắc bệnh giun móc câu có biểu hiện như thế nào ?
A. Người xanh xao, vàng vọt
B. Kém ăn, mất ngủ
C. Đau nhức toàn thân
D. Chân to vận chuyên khó khăn
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Nêu đặc điểm chung của ngành Thân mềm?
Câu 2. Cơ thể nhện chia làm mấy phần ? Hãy kể tên các phần phụ và chức năng của nó.
Câu 3. Theo em cần phải có những biện pháp gì để phòng chống bệnh giun sán ?
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Hãy lựa chọn những đặc điểm ở cột B ghép với các ngành ở cột A sao cho phù hợp và điền vào phần trả lời:
Các ngành (A) |
Đặc điểm (B) |
Trả lời (C) |
l. Giun đất 2. Chân khớp 3. Thân mềm 4. Động vật nguyên sinh 5. Giun dẹp 6. Ruột khoang
|
a, Cơ thể chỉ là 1 tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng sống của cơ thể. b, Cơ thể đa bào, đối xứng 2 bên, phân đốt, có thể xoang, bắt đầu có hệ tuần hoàn, ống tiêu hoá phân hoá c, Cơ thể đa bào, có đối xứng 2 bên, ruột phân nhánh, chưa có hậu môn. d, Cơ thể đa bào, có đối xứng hai bên, có bộ xương ngoài bằng kitin, cơ thể phân đốt, chân phân đốt. e, Cơ thể đa bào, đối xứng tỏa tròn, ruột dạng ruột túi g, Cơ thể đa bào, đối xứng 2 bên, thân mềm, không phân đốt, có khoang áo, hệ tiêu hoá phân hoá, thường có vỏ đá vôi. h, Cơ thể đa bào có đối xứng 2 bên, ruột thẳng chưa có hậu môn.
|
1………. 2………. 3……….. 4………… 5…………. 6………… |
Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Trùng biến hình di chuyển nhờ:
A. Nhờ roi
B. Nhờ lông bơi
C. Nhờ chân giả
D. Không có cơ quan di chuyển
2. Đặc điểm khác biệt của sứa so với san hô là:
A. bơi lội B. sống bám
C. Sống đơn độc D. Cả A và C đúng.
3. Giun tròn khác giun đốt ở đặc điểm nào ?
A. Cơ thể hình trụ
B. Thuôn hai đầu
C. Sống kí sinh hay tự do
D. Không có đốt
4. Trai làm sạch nước như thế nào?
A. Hút nước và lấy cặn bẩn làm thức ăn
B. Lọc các cặn vẩn trong nước
C. Tiết chất nhờn kết các cặn vẩn làm chúng lắng xuống đáy bùn
D. Cả A, B và C đều đúng.
5. Tôm dinh dưỡng như thế nào ?
A. Thức ăn của tôm là động, thực vật (cả mồi sổng và chết)
B. Tôm nhận biết thức ăn nhờ các tế bào khứu giác trên hai đôi râu rất phát triển. Tôm dùng đôi càng bắt mồi.
C. Thức ăn qua miệng và hầu, đến dạ dày nhờ enzim từ gan tiết vào thức ăn được tiêu hoá và sự hấp thụ thức ăn xảy ra ở ruột.
D. Cả A, B và D đều đúng.
II. TỰ LUẬN
Câu l. Trong số ba lớp của ngành chân khớp (Hình nhện, Giáp xác, Sâu bọ), lớp nào có giá trị thực phẩm lớn nhất ? Trình bày vai trò của lớp này, lấy ví dụ.
Câu 2. Vì sao nói san hô chủ yếu là có lợi ? Người ta sử dụng cành san hô để làm gì ?
Câu 3. Trình bày hình dạng và cấu tạo của cơ thể trai ? Vai trò của ngành Thân mềm trong tự nhiên.
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Ong mật có các tập tính:
A. Tự vệ, tấn công, dự trữ thức ăn
B. Tự vệ, tấn công, cộng sinh để tồn tại
C. Sống thành xã hội, chăm sóc thế hệ sau
D. Câu A và C
E. Câu B và C
2. Cơ thể tôm sông gồm:
A. Hai phần: đầu - ngực, bụng
B. Hai phần: đầu, ngực - bụng
C. Ba phần: đầu, ngực, bụng
D. Cả A, B và C đều sai.
3. Ở máu người, trùng sốt rét sinh sản như thế nào ?
A. Trùng sốt rét chui vào kí sinh ở hồng cầu người.
B. Chúng sử dụng hết chất nguyên sinh trong hồng cầu, sinh sản vô tính cho nhiều cá thể mới.
C. Chúng phá vỡ hồng cầu chui ra ngoài tiếp tục vào hồng cầu khác
D. Cả A, B và C đều đúng.
4. Châu chấu non nở ra dù giống con trưởng thành nhưng nhỏ, chưa đủ cánh, lột xác nhiều lần mới thành con trưởng thành. Đó là hình thức:
A. Không qua biến thái.
B. Biến thái hoàn toàn
C. Biến thái không hoàn toàn.
D. Cả A. B, C đều sai.
5. Cách tự vệ của mực như thế nào:
1. Hút nước vào khoang áo rồi ép mạnh áo vào bụng, nước vọt qua phễu ra ngoài, đây mực lao như mũi tên về phía trước.
2. Phun nước mực từ tuyến mực làm đen cả một vùng nước để dễ lẩn trốn
3. Mắt mực có thể nhìn rõ được phương hướng để trốn chạy an toàn.
4. Tuyến mực phun ra để đầu độc kẻ thù.
A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4.
C, 1, 2, 4 D. 1, 3, 4
6. Tôm dinh dưỡng như thế nào?
A. Thức ăn của tôm là động, thực vật (cả mồi sống và chết)
B. Tôm nhận biết thức ăn nhờ các tế bào khứu giác trên hai đôi râu rất phát triển. Tôm dùng đôi càng bắt mồi.
C. Thức ăn qua miệng và hầu đến dạ dày nhờ enzim từ gan tiết vào thức ăn được tiêu hoá và sự hấp thụ thức ăn xảy ra ở ruột.
D. Cả A, B và C đều đúng.
7. Tập tính bắt mồi của nhện như thế nào ?
A. Rình mồi B. Đuổi bắt
C. Chăng tơ D. Săn tìm
Câu 2. Hãy viết chữ “Đ” cho câu trả lời đúng và chữ “S” cho câu trả lời sai vào ô vuông đầu câu trong các câu sau:
1. Vòng đời của giun dẹp qua vật chui trung gian.
2. Giun đất bắt đầu xuất hiện hệ tuần hoàn và hệ thần kinh
3. Các loài giun kí sinh đẻ nhiều vì môi trường dinh dưỡng cùa chúng phong phú
4. Sự phát triển và tăng trưởng của ngành Chân khớp gắn liền với sự lột xác vì chúng có lớp vỏ kitin bao bọc
5. Châu chấu hô hấp qua mang.
6. Nhện có 2 tập tính: chăng lưới và bắt mồi
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày đặc điểm chung của ngành Chân khớp. Chúng có vai trò gì trong tự nhiên và trong đời sống con người ?
Câu 2. Nêu ý nghĩa thực tiễn của Thân mềm. Cho ví dụ
Câu 3. Trong số các đặc điểm chung của Giun tròn, đặc điểm nào dễ nhận biết chúng nhất. Hãy kể tên một số đại diện thuộc ngành Giun tròn.
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)
Câu 1. Sắp xếp các đặc điểm của một số đại diện thuộc ngành chân khớp tương ứng với mỗi đại diện rồi điền vào cột kết quả.
Các đại diện |
Kết quả |
Các đặc điểm |
1. Tôm sông (Giáp xác) |
1............ |
a. Sống ở nước b. Sống ở cạn c. Cơ thể gồm đầu - ngực, bụng d. Cơ thể gồm đầu, ngực, bụng e. Hai đôi râu i. Một đôi râu g. Không có râu h. Có 5 đôi (phần phụ ngực) k. Có 4 đôi (phần phụ ngực) l. Có 3 đôi (phần phụ ngực) n. Hô hấp bằng mang o. Hô hấp bằng phổi và ống khí p. Hô hấp bằng ống khí. |
2. Con nhện (Hình nhện) |
2........... |
|
3. Châu chấu (Sâu bọ) |
3............... |
Câu 2. Điền chữ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống trong mỗi câu sau đây:
…..1- ĐVNS là những động vật cấu tạo chỉ gồm một tế bào, xuất hiện sớm trên
hành tinh. Chúng phân bố ở khắp nơi: đất, nước, cơ thê sinh vật khác.
…..2- Ruột khoang là một trong các ngành động vật đơn bào bậc thấp, cơ thể đối
xứng toả tròn.
…..3- Ngành giun gồm: giun dẹp, giun tròn, giun đốt.
…..4- Tất cả các đại diện thuộc ngành chân khớp đều có 1 đôi râu, 2 đôi chân và
1 đôi cánh.
Câu 3. Chọn từ hoặc cụm từ thích họp điền vào ô trống (...) thay cho các số 1, 2,3,... trong các câu sau:
Trai, sò, ốc sên, ốc vặn, ngao, hến, mực,... có....... …(1)…..….sống và lối sống
rất..... (2)... nhưng cơ thể đều có........ (3)...... chung là: thân mềm,
không.... (4)...., có vỏ đá vôi, (5)...... hệ tiêu hoá phân hoá và cơ quan
……..(6). ……thường đơn giản.
II. TỰ LUẬN
Câu 1.
a. Vẽ sơ đồ vòng đời sán lá gan.
b. Hãy cho biết vòng đời sán lá gan sẽ bị ảnh hưởng thế nào nếu trong thiên nhiên xảy ra các tình huống sau:
- Trứng sán lá gan không gặp nưóc.
- Kén sán bám vào rau, bèo,... chờ mãi mà không gặp trâu bò ăn phải
Câu 2. Đặc điểm chung của lớp sâu bọ ?
Câu 3. Trình bày đặc điểm cấu tạo hệ cơ quan bên trong của tôm.
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Chọn từ hoặc cụm từ thích họp (tiền vào ô trống (...) thay cho các số 1,2, 3,…trong các câu sau:
Lớp sâu bọ có.... (1).... phong phú nhất trong giới Động vật (khoảng gần một
triệu loài) gấp 2 - 3 lần số loài của các động vật còn lại. Hằng năm con người lại
phát hiện thêm nhiều loài mới nữa. Sâu bọ phân bố ở..... (2)……. trên Trái Đất.
Hầu hết chúng có thể…….(3).........và trong quá trình phát triển có (4)…….
cơ thể..... (5)....... thay đổi... (6)........ nhiều lần cho đến khi trưởng thành.
Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Cơ thể tôm gồm mấy phần ?
A. Phần đầu - ngực
B. Phần bụng
C. Phần đuôi
D. Cả A và B
2. Cơ quan hô hấp của châu chấu là gì ?
A. Bằng hệ thống ống khí
B. Bằng hệ thống túi khí
C. Bằng mang.
D. Cả A và B đều đúng.
3. Có thể xác định tuổi của trai nhờ:
A. Căn cứ độ lớn của vỏ
B. Căn cứ độ lớn của thân
C. Căn cứ các vòng tăng trưởng trên vỏ
D. Cả A, B, C đúng
4. Đặc điểm nào của Giun tròn khác với Giun dẹp ?
A. Sống kí sinh.
B. Cơ thể đa bào.
C. Ấu trùng phát triển qua nhiều giai đoạn trung gian.
D. Có hậu môn.
5. Sự đa dạng của động vật nguyên sinh ?
1. Đa dạng về môi trường sống (sống tự do hay kí sinh).
2. Cơ quan di chuyển: roi bơi, lông bơi, chân giả...
3. Có các bào quan khác nhau đảm nhiệm chức năng sống khác nhau
4. Hình dạng ổn định
5. Dinh dưỡng dị dưỡng
A. 1, 2, 3, 4. B. 2, 3, 4.
C. 1, 2, 4 D. 1, 2, 3.
Câu 3. Sắp xếp lại các câu sau đây sao cho đúng trình tự với các tập tính ở nhện:
Tập tính |
Trình tự đúng |
1. Chăng lưới a. Chờ mồi b. Chăng dây phóng xạ c. Chăng dây khung d. Chăng sợi tơ vòng 2. Bắt mồi a. Nhện hút dịch lông ở con mồi b. Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc c. Tiết dịch tiêu hoá vào cơ thể mồi d. Trói chặt mồi, treo vào lưới để một thời gian |
|
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày vòng đời của sán lá gan. Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều ?
Câu 2. Nêu ý nghĩa thực tiễn của Thân mềm ? Cho ví dụ.
Câu 3.
a. Trình bày đặc điểm chung của ngành Chân khớp ?
b. Ngành Chân khớp gồm mấy lớp ? Hãy sắp xếp các động vật đại diện dưới đây vào đúng lớp của nó: Tôm, bọ cạp, chuồn chuồn, mọt ấm, con sun, ve sầu, rận nước, chân kiếm, cua nhện, nhện, cái ghẻ, châu chấu, con ve bò, bọ ngựa.
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu 1. Nối tên các phần phụ của tôm ở cột A tương ứng với chức năng của chúng ở cột B rồi điền vào phần trả lời ở cột C sao cho phù hợp:
Tên các phần phụ (A) |
Chức năng (B) |
Trả lời (C) |
1. Mắt kép |
a. Bắt mồi và bò |
1........... |
2. Hai đôi râu |
b. Giữ, xử lí mồi |
2......... |
3. Các chân hàm |
c. Bơi, giữ thăng bằng, ôm trứng |
3......... |
4. Các chân ngực |
d. Lái, giúp tôm nhảy |
4......... |
5. Các chân bụng |
e. Định hướng, phát hiện mồi |
5......... |
6. Tâm lái |
g. Bắt mồi và tự vệ |
6........... |
Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Trong cơ thể muỗi Anôphen trùng sốt rét sinh sản hữu tỉnh có tác hại gì đến
con người?
A. Để tăng số lượng trùng sốt rét
B. Làm tăng sức sống trùng sốt rét
C. Trở thành tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho người
D. Cả A, B và C đều đúng.
2. Đặc điểm cấu tạo của hải quỳ?
1. Cơ thể hình trụ
2. Kích thước từ 2-5 cm
3. Có nhiều tua miệng xếp đối xứng
4. Sống bám ở bờ đá, ăn động vật nhỏ
5. Di chuyển bằng cách co bóp dù.
A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4
C. 2, 3, 4 D. 3, 4, 5.
3. Đặc điểm giống nhau giữa giun tròn và giun dẹp là:
A. Cơ thể có đối xứng 2 bên
B. Đều có ruột khoang
C. Sống cố định
D. Cả A, B và C đều đúng.
4. Cơ thể trai có cấu tạo như thế nào ?
A. Áo nằm dưới vỏ, mặt ngoài áo tiết vỏ đá vôi
B. Mặt trong áo tạo thành khoang áo.
C. Phía trong là thân trai, phía ngoài là chân trai đây là trung tâm cơ thể.
D. Cả A, B và C đều đúng.
4. Tập tính của mực là gì ?
1. Mực săn mồi bằng cách rình bắt hay tung “hoả mù” để bắt mồi.
2. Mực đẻ trứng thành chùm bám vào rong rêu, đẻ xong mực canh và chăm sóc trứng.
3. Con đực có một tua miệng đảm nhiệm chức năng giao phối
4. Tay giao phối có thể đứt ra mang tinh trùng đến thụ tinh cho con cái.
A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4
C. 1, 3, 4. D. 1, 2, 4
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết đại diện ngành Giun đốt? Hãy nêu thêm tên một số giun đốt khác mà em biết ? Vai trò thực tiễn của giun đốt gặp ở địa phương em ?
Câu 2. Hô hấp ở châu chấu và tôm khác nhau như thế nào ?
Câu 3. Cơ thể nhện chia làm mấy phần ? Hãy kể tên các phần phụ và chức năng của nó.
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Nối tên các đại diện của giun ở cột A tương ứng với lối sống của chúng ở cột B sao cho phù hợp rồi điền vào phần trả lời ở cột C:
_______________________________________________________________
Tên đại diện (A) Lối sống (B) |
Trả lời (C) |
|
1. Giun đất a. Cố định |
1........... |
|
2. Giun đỏ |
b. Bán kí sinh |
2………. |
3. Rươi |
c. Tự do. chui rúc |
3......... |
4. Đỉa |
d. Tự do và kí sinh |
4......... |
5. Giun kim |
e. Kí sinh |
5......... |
6. Sán lông |
f. Sống tự do. |
6......... |
Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Tập tính bắt mồi của nhện như thế nào ?
A. Rình mồi B. Đuổi bắt
C. Chăng tơ D. Săn tìm.
2. Để bảo vệ mùa màng tăng năng suất cây trồng phải diệt sâu hại ở giai đoạn nào ?
A. Giai đoạn bướm
B. Giai đoạn nhộng
C. Giai đoạn sâu non
D. Cả A, B và C đều sai
3. Đặc điểm chung của sâu bọ là gì:
1. Vỏ cơ thể bằng kitin (là bộ xương ngoài)
2. Có năm giác quan: xúc giác, khứu giác, vị giác, thính giác, thị giác.
3. Biến thái theo các hình thức khác nhau
4. Phần đầu có một đôi râu, phần ngực có ba đôi chân và hai đôi cánh
5. Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí
A. 2, 4, 5
B. 1, 2, 3
C. 2, 3, 5
D. 3, 4, 5.
4. Tôm có đặc điểm nào thích nghi với đời sống ở nước?
A. Tôm có những đôi chân bơi
B. Tôm có tấm lái
C. Thở bằng mang
D. Cả A, B và C đều đúng.
5. Tập tính ôm trứng của trai mẹ có ý nghĩa gì ?
A. Để cung cấp nhiệt cho trứng phát triển
B. Để bảo vệ trứng khỏi sinh vật khác ăn
C. Đó là hoạt động theo bản năng không có ý nghĩa gì đối với sự sinh trường và phát triển của trứng
D. Câu A và B đúng.
6. Thường gặp ốc sên ở đâu ?
1. Thường gặp ốc sên ở cạn, ẩm ướt, nơi nhiều cây cối rậm rạp
2. Có khi ốc sên phân bố ở độ cao tới trên 1000m so với mặt biển
3. Có thể sống ở nước
4. Khi bò tiết ra chất nhờn để lại dấu vết trên đường đi.
5. Sống chui rúc, đục ruồng các vỏ gỗ của tàu thuyền
A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4.
C. 3, 4, 5. D. 1, 3, 5.
7. Nguyên nhân truyền bệnh sốt rét là do:
A. Muồi vằn
B. Muỗi Anôphen
C. Ruồi, nhặng
D. Vi khuẩn
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Đặc điểm chung của ngành Giun tròn ?
Câu 2. Cơ thể tôm chia làm mấy phần ? Hãy kể tên các phần phụ và chức năng của nó ?
Câu 3. Đặc điềm nào giúp phân biệt sâu bọ và chân khớp khác ? Theo em phương pháp nào chống sâu bọ mà ít gây hại cho môi trường ?
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu l. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Cơ thể có hai phần: Đầu - ngực và bụng, phần đầu có vỏ giáp cứng bao bọc. Những đặc điểm này có ở ?
A. Tôm sông B. Nhện
C. Cua D. Cả A và C.
2. Tiết diện ngang của cơ thể tròn, bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức và ống tiêu hoá phân hoá là những đặc điểm có ở động vật nào dưới đây ?
A. Giun dẹp.
B. Giun đốt
C. Ngành giun tròn
D. Giun đũa.
3. Cơ thể sâu bọ gồm các phần nào dưới đây ?
A. Đầu - ngực và bụng
B. Đầu, ngực và bụng
C. Đầu, ngực, đuôi
D. Đầu, ngực - bụng.
4. Các đặc điểm “cơ thể dẹp có đối xứng hai bên và phân biệt đầu đuôi, lưng bụng, ruột phân nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn” có ở ngành nào dưới đây ?
A. Giun đốt B. Ruột khoang
C. Giun tròn D. Giun dẹp
Câu 2. Hãy xếp lại số thứ tự đúng với các thao tác khi nhện rình mồi, rồi trình bày các thao tác hợp lý của tập tính săn mồi ở nhện:
1. Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc.
2. Nhện hút chất lỏng ở con mồi.
3. Tiết dịch tiêu hoá vào cơ thể con mồi.
4. Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian.
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1. Hãy kể theo thứ tự tên 5 ngành động vật mà em đã học từ đầu năm đến nay rồi xếp các động vật đại diện dưới đây vào đúng các ngành, lớp của chúng: sán lông, trùng kiết lị, muỗi, mọt, kiến, ve bò, bọ chó, con ngọc trai, hải quỳ, rươi.
Câu 2. Trình bày cách mổ giun đất.
Câu 3. Nêu vai trò thực tiễn của lớp giáp xác, cho ví dụ minh họa.
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM: Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1. Các tập tính ở ốc sên và mực có được là nhờ:
A. Vỏ đá vôi che chở
C. Hệ thần kinh phát triển
B. Hộ tiêu hoá phát triển
D. Hệ tuần hoàn phát triển
Câu 2. Châu chấu hô hấp nhờ:
A. mang
B. ống khí
C. da
D. phổi
Câu 3. Các động vật nào dưới đây thuộc lớp Giáp xác ?
A. Tôm, mọt ẩm, cua đồng đực.
C. Tôm, mực, mọt ẩm
B. Tôm, ốc sên, bọ cạp.
D. Ốc sên, mực, trai.
Câu 4. Máu của giun đất có màu:
A. Không màu
B. Màu đỏ
C. Vàng nhạt
D. Màu đất.
Câu 5. Sâu bọ có bao nhiêu đôi chân bò ?
A. Hai đôi B. Ba đôi
C. Bốn đôi D. Năm đôi.
Câu 6. Dựa vào đặc điểm cơ bản nào để nhận biết các đại diện thuộc ngành Giun đốt ?
A. Cơ thể tròn, dài
B. Cơ thể hình trụ, thuôn hai đầu.
C. Cơ thể hình giun, phân đốt
D. Cả A, B và C.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Nêu đặc điểm chung của ngành Thân mềm.
Câu 2. Cơ thể tôm chia làm mấy phần? Hãy kể tên các phần phụ và chức năng của nó.
Câu 3. Lớp vỏ kitin của chân khớp có ý nghĩa như thế nào ?
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu l. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Cơ thể có phần phụ phân đốt khớp động với nhau, đây là những đặc điểm có ở ?
A. Tôm sông
B. Nhện
C. Sâu bọ
D. Ngành Chân khớp.
2. Là động vật đa bào, tái tạo thành cơ thể gồm hai lớp tế bào, đối xứng tỏa tròn, những đặc điểm này có ở ngành nào dưới đây ?
A. Giun tròn
B. Ruột khoang
C. Giun đốt
D. Động vật nguyên sinh
3. Cơ thể kích thước hiển vi, chỉ một tế bào, nhưng đảm nhận mọi chức năng. Các đặc điềm này có ở động vật nào dưới đây ?
A. Trùng biến hình
B. Trùng roi
C. Động vật nguyên sinh
D. Cả A, B và C.
4. Cơ thể đối xứng hai bên, phân đốt và có khoang cơ thể chính thức là những đặc điểm có ở ngành nào dưới đây ?
A. Giun đốt B. Ruột khoang
C. Giun tròn D. Giun dẹp.
Câu 2. Hãy xếp lại số thứ tự đúng với tập tính chăng lưới ở nhện rồi trình bày tập tính đó.
1. Chăng các sợi tơ vòng
2. Chờ mồi (thường ở trung tâm lưới)
3. Chăng sợi tơ phóng xạ
4. Chăng dây tơ khung
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Hãy kể theo thứ tự tên 5 ngành động vật mà em đã học từ đầu năm đến nay rồi xếp các động vật đại diện dưới đây vào đúng các ngành, lớp của chúng: sán dây, trùng sốt rét, ruồi, ốc sên, mồi, ve sầu, con sun, con vẹm, san hô, đỉa.
Câu 2. Trình bày cách mổ tôm sông.
Câu 3. Nêu vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ, cho ví dụ minh họa.
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Động vật khác thực vật ở đặc điểm nào sau đây ?
1. Có khả năng di chuyển
2. Có hệ thần kinh và giác quan
3. Tự tổng hợp chất hữu cơ nuôi cơ thể
4. Có cấu tạo từ tế bào
5. Không có thành xenlulôzơ ớ tế bào.
A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4.
C. 1, 2, 5 D. 3, 4, 5
2. Đặc điểm của giun tròn khác với giun dẹp là:
A.Có hậu môn
B. sống kí sinh
C. Cơ thể đa bào
D. Ấu trùng phát triển qua nhiều giai đoạn trung gian
3. Cơ quan hô hấp của châu chấu là gì ?
A. Hệ thống ống khí
B. Hệ thống túi khí
C. Mang
D. Câu A và B đều đúng.
Câu 2. Hãy tìm các từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1, 2, 3…trong các câu sau:
Giáp xác rất..... (1)... sống ở môi trường nước, một số ở cạn, số nhỏ kí sinh.
Các đại diện thường gặp như: tôm sông, cua, tôm ở nhờ, rận nước, mọt ẩm... có tập
tính phong phú. Hầu hết giáp xác đều có lợi. Chúng là nguồn……… (2)…....của cá và là………...(3)………quan trọng của con người, là loại thuỷ sản……….(4)…………hàng đầu của nước ta hiện nay.
Câu 3. Nối một đại điện ở cột A vói các đặc điểm của nó ở cột B sao cho phù hợp rồi điền vào phần kết quả ở cột C
Các đại diện (A) |
Kết quả (C) |
Đặc điểm (B) |
1. Ốc |
1.......................... |
|
2. Trai |
2…………….. |
|
3. Mực |
3 |
II. TỰ LUẬN
Câu 1. So sánh sự khác biệt trong các đại diện của lớp Giáp xác, lớp Hình nhện, lớp Sâu bọ của chân khớp.
Câu 2. Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết đại diện ngành Giun đốt ? Vai trò thực tiễn của Giun đốt trong đời sống ?
Câu 3.
a. Trong các đại diện sau đây: Sán lá gan, sán lông, sán dây, sán lá máu, sán bã trầu, giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa, đỉa, rươi, giun đất cho biết loài nào có đời sống kí sinh?
b. Đặc điểm nào cùng có ở giun kí sinh ?
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Nối tên đại diện ở cột A với đặc điểm của nó ở cột B sao cho phù hợp rồi điền vào phần trả lời ở cột C.
Đại diện (A) |
Kết quả (C) |
Đặc điểm (B) |
1. Sán lá gan |
1…………. |
a. Cơ thể hình lá, dẹp, màu đỏ. b. Các giác bám phát triển c. Có lớp vỏ cuticun bao bọc ngoài cơ thể d. Cơ thể thuôn dài (2 đầu thuôn lại) e. Ống tiêu hoá có miệng và hậu môn. g. Có 2 nhánh ruột, không có hậu môn. h. Sinh sản: lưỡng tính, đẻ khoảng 4000 trứng/ngày i. Phân tính, tuyến sinh dục dạng ống, thụ tinh trong, đẻ 200000 trứng/ ngày.
|
2. Giun đũa |
2………... |
Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Cách tự vệ của mực như thế nào ?
1.Hút nước vào khoang áo rồi ép mạnh áo vào bụng, nước vọt qua phễu ra ngoài, đẩy mực lao như mũi tên về phía trước.
2. Phun nước mực từ tuyến mực làm đen cả một vùng nước đề dễ lẩn trốn.
3. Mắt mực có thể nhìn rõ được phương hướng đề trốn chạy an toàn.
4. Tuyến mực phun ra đề đầu độc kẻ thù.
A. l, 2, 3 B. 2, 3, 4.
C. 1, 2, 4 D. 1, 3, 4
2. Trai giữ vai trò làm sạch nước vì:
A. Có thể lọc các cặn vẩn trong nước
B. Lấy các cặn vẩn làm thức ăn
C. Tiết các chất nhờn kết các cặn bã trong nước lắng xuống đáy bùn
D. Cả A, B, C đều đúng
3. Tôm dinh dưỡng như thế nào ?
A. Thức ăn của tôm là động, thực vật (cả mồi sống và chết)
B. Tôm nhận biết thức ăn nhờ các tế bào khứu giác trên hai đôi râu rất phát triển. Tôm dùng đôi càng bắt mồi.
C. Thức ăn qua miệng và hầu, đến dạ dày nhờ enzim từ gan tiết vào thức ăn được tiêu hoá và sự hấp thụ thức ăn xảy ra ở ruột.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 3. Hãy tìm các cụm từ phù hợp điền vào chồ trống (...) thay cho các số 1,2, 3 ... trong các câu sau:
Nhện hoạt động chủ yếu về......... (1)..... có các tập tính thích hợp
với... (2).... mồi sống. Trừ một số đại diện......... ….(3) …….(như cái ghẻ, ve bò…)
còn đa số nhện đều. (4)...... chúng săn bắt sâu bọ có hại.
II. TỰ LUẬN (5.5 điểm)
Câu 1. Vì sao mực bơi nhanh và ốc sên bò chậm chạp nhưng được xếp vào cùng một ngành ? Nêu vai trò thực tiễn của Thân mềm. Cho ví dụ.
Câu 2. Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm ?
Câu 3. Trong số ba lớp của ngành Chân khớp (Hình nhện, Giáp xác, Sâu bọ), lớp nào có số lượng loài lớn nhất ? Trình bày vai trò của lớp này.