I. TRẮC NGHIỆM:
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Giun đốt (gồm: giun đất, rươi, đỉa. giun đỏ...) đa dạng về loài, lối sống và môi trường sống. Giun đốt có chung đặc điểm như:
- Cơ thể phân đốt
- Có thể xoang
- Ống tiêu hoá phân hoá
- Bắt đầu có hệ tuần hoàn
- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể
- Hô hấp qua da hay mang
- Giun đốt có vai trò lớn đối với hệ sinh thái và đời sống con người.
Câu 2.
* Cơ thể tôm gồm 2 phần: phần đầu - ngực và phần bụng.
* Các phần phụ và chức năng của nó:
- Phần đầu - ngực:
+ Mắt kép, hai đôi râu: định hướng phát hiện mồi.
+ Các chân hàm: giữ và xử lí mồi
+ Các chân ngực: bắt mồi và bò.
- Phần bụng:
+ Các chân bụng: bơi, giừ thăng bằng và ôm trứng
+ Tấm lái: lái và giúp tôm nhảy
Câu 3. * Biện pháp phòng tránh bệnh giun kí sinh ở người:
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Rửa rau quả sạch trước khi ăn: không ăn rau quả chưa rửa kỹ; nên ngâm rau trong thuốc tím 5 phút hay rửa rau bằng nước muối.
- Rửa tay sạch sau khi làm đất trồng cây: trẻ con không nên nghịch đất bẩn.
- Không nên tưới hoa màu các loại rau, cây ăn quả bằng phân tươi chưa qua hoai mục.
- Nên tẩy giun từ 1 - 2 lần trong năm.