Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 1 - Sinh học 7

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM: 

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Động vật nguyên sinh nào sau đây có đời sống tự do ?

1. Trùng roi                      2. Trùng biến hình

3. Trùng kiết lị                  4. Trùng đế giày

5. Trùng sốt rét

A. l, 2, 3                  B. 2, 3, 4.

C. 3, 4, 5                  D. 1, 2, 4.

2. Giun Đũa thuộc ngành:

A. Giun dẹp            B. Giun tròn

C. Giun đất             D. Câu A và C

3. Trùng roi giống tế bào thực vật ở đặc điểm nào ?

A. Có diệp lục

C. Có điểm mắt

B. Có roi

D. Cả A, B và C đều đúng.

4. Tại sao mài mặt ngoài vỏ trai lại ngửi thấy mùi khét?

     A. Vì phía ngoài trai là lớp sừng

     B. Lớp sừng có thành phần giống tổ chức sừng ở các động vật khác

     C. Khi mài lớp sừng nóng chảy chúng có mùi khét

D. Cả A, B và C đều đúng.

5. Đặc điểm nào của Giun tròn khác với Giun dẹp ?

A. Sống kí sinh.                                      

B. Cơ thể đa bào.

C. Ấu trùng phát triển qua nhiều giai đoạn ấu trùng.

D. Có hậu môn.

Câu 2. Hây sắp xếp tên các đại diện của các ngành Giun sau đây vào đúng ngành của chúng: Sán lông, giun đỏ, giun đũa, sán lá gan, giun rễ lúa, đỉa, giun chỉ, sán lá máu,giun móc, sán bã trầu, sán dây, giun kim, giun đất, rươi.

- Ngành Giun dẹp:........................

- Ngành Giun tròn:.......................

- Ngành Giun đốt:........................

II. TỰ LUẬN 

Câu 1. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất.

Câu 2. Trong số các đặc điểm chung của ngành Giun tròn, đặc điểm nào dễ nhận biết chúng nhất ? Kể tên một số đại diện thuộc ngành Giun tròn ?

Câu 3. Vai trò của ngành Ruột khoang?

Lời giải

I. TRẮC NGHIỆM:

Câu 1.

 

1

2

3

4

5

D

B

A

D

D

 

Câu 2.

- Ngành Giun dẹp: Sán lông, sán lá gan, sán lá máu. sán bã trầu, sán dây

- Ngành Giun tròn: giun đũa, giun móc, giun kim, giun rễ lúa, giun chỉ.

- Ngành Giun đốt: rươi, giun đất, đỉa, giun đỏ

II. TỰ LUẬN 

Câu 1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất.

- Cơ thể dài, hình ống, phân đốt, có đối xứng 2 bên, khó phân biệt phần đầu và phần đuôi.

- Ở phần đầu cơ thể có vòng tơ ở xung quanh mồi đốt.

- Thành cơ bụng phát triển, phần bụng cơ thể có các móc bám giúp giun di chuyển trong đất bằng cách co dãn cơ thể (giun bò, trườn mình tới trước, dùng móc phần bụng bám xuống đất, rồi kéo theo phần sau cơ thể)

- Ống tiêu hoá phân hoá khá rõ với miệng, hầu, thực quản, diều, dạ dày cơ, ruột tịt: Giúp giun ăn đất, mành vụn, xác bã động thực vật và thải phân ra ngoài là một loại đất xốp.

Câu 2. * Trong số các đặc điểm chung của giun tròn, đặc điểm dễ nhận biết chúng nhất là:

- Cơ thể hình trụ, thuôn dài 2 đầu

* Một số đại diện thuộc ngành Giun tròn:

- Giun đũa, giun móc, giun kim, giun rễ lúa, giun chỉ.

Câu 3. Vai trò của ngành Ruột khoang.

- Tạo nên vùng biển san hô có màu sắc phong phú và rất giàu các loài động vật khác cùng chung sống.

- Vùng biển san hô vừa là nơi có vẻ đẹp kì thú của biển nhiệt đới, vừa là nơi có cảnh quan độc đáo của đại dương.

 - Là nguyên liệu quý để trang trí và làm đồ trang sức: san hô đỏ, san hô đen, san hô sừng hươu...

- Cung cấp nguyên liệu vôi cho xây dựng: San hô đá

- Hoá thạch san hô là vật chỉ thị quan trọng của các địa tầng trong nghiên cứu địa chất.

- Làm thức ăn: sứa sen, sứa rô...

- Mặc dù một số loài sứa gây ngứa và độc cho người, đảo ngầm san hô gây cản trở cho giao thông đường biển, nhưng chúng có ý nghĩa về sinh thái đối với biển và đại dương, là tài nguyên thiên nhiên quý giá.


Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”