Đề số 12 - Đề kiểm tra học kì 1 - Sinh học 9

I. Trắc nghiệm:   Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. Loại tế bào nào có bộ NST đơn bội?

A. Hợp tử                                               B. Giao tử

C. Tế bào sinh dưỡng                              D.  Cả  A. B và C đều đúng.

 Câu 2 . Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là:

A. Sự kết hợp theo nguyên tắc một giao từ đực với một giao tử cái

B. Sự tạo thành hợp tử

C. Sự tố hợp bộ NST của giao tứ đực và cái

D.  Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội

 Câu 3 . Một phân tử ADN có 200 nuclcôtit loại adênin. 800 nuclêòtit loại guanin. Số vòng xoắn trong phân tử ADN là:

A. 100 vòng                       B. 50 vòng                             

C. 25 vòng                          D.  5 vòng

Câu 4. đặc diêm quan trọng nhất của quá trình nguycn phân là:

A. Sự phân chia đều chất tế bào cho 2 tế bào con

B. Sự phân chia đều chất nhân cho 2 tế bào con.

C. sự phân chia đồng đều của cặp NST về 2 tế bào con

D.  Sự sao chép bộ NST của tc bào mẹ sang 2 tế bào con.

Câu 5. Gen là gì?

A. Gen là 1 đọan phân tứ ADN mang thông tin di truyền, có khá năng tự nhân đôi.

B. Gen là 1 đoạn NST.

C. Gen bao gồm các nuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết lioá trị.

D. Gen là một chuồi axit amin

Câu 6. Có 24 noãn bào bậc 1 của chuột qua giảm phân hình thường, số trứng đưọc tạo ra là bao nhiêu trong các trường hợp sau ?

A. 24.                                 B. 48.                                     

C. 12.                                  D.  6

Câu 7. Đột biến NST là gì ?

A. là sự thay đổi về số lượngNST.

B. Là sự thay đổi về cấu trúc NST.

C. Là sự thay đổi rất lớn về kiểu hình.

D.  Là sự thay đổi về số lượng, về cấu trúc NST

Câu 8. Trong bộ nhiễm sắc thể của bệnh nhân mắc bệnh đao, số lượng nhiễm sắc thể ở cặp 21 là bao nhiêu?

A. 1 nhiễm sắc thể        B. 2 nhiễm sắc thể

C. 3 nhiễm sắc thể        D. 4 nhiễm sắc thể

II. Tự luận:)

Câu 1. Sự biến đổi sổ lượng ở một cặp NST thường thấy những dạng nào ? Hãy nêu hậu quả của hiện tượng dị bội thể.

 Câu 2 . Giải thích vì sao ADN cỏ tinh đa dạng và tính đặc thù ? Nêu ý nghĩa của nó đối với di truyền ở sinh vật.

 Câu 3 . Nêu các đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay ở người.

Lời giải

I. Trắc  nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

B

C

A

D

A

A

D

C

II. Tự luận: 

 Câu 1 .

* Sự biến đoi số lượng ở một cặp NST thường thy những dạng:

Sự biến đổi số lượng ở một cặp NST thường thấy ở hai dạng 2n + 1 tức có một cặp NST nào đó thừa một chiếc (còn gọi là thể 3 nhiễm) và dạng 2n - 1, tức có một cặp NST nào đó thiếu một chiếc (còn gọi là thể 1 nhiễm).

Thường ít gặp những dạng khác do những biến đổi tăng hoặc giảm nhiều NST hơn thường gây chết ở giai đoạn phôi.

* Hậu quả của hiện tượng dị bội thể.

Dị bội thể thường gây tác hại cho bản thân cơ thể sinh vật, tạo ra các bệnh hiểm nghèo, làm giảm sức sống cơ thể và có thể gây chết.

Ví dụ:

- Dị bội thể trên NST số 21, tạo ra 2n + 1 thừa một NST số 21 gây bệnh đao ở người.

- Giới tính ở người tạo ra thể 2n - 1 ở người nữ thiếu 1 NST giới tính X (thể XO) gây bệnh tớcnơ.

 Câu 2 . Giải thích vì sao ADN có tính đa dạng và tính đặc thù ? Nêu ý nghĩa của nó đối với di truyền ở sinh vật.

a. Giải thích tính đa dạng và tính đặc thù của ADN:

- ADN được cấu tạo bởi từ hàng vạn đến hàng triệu nuclêôtit với 4 loại khác nhau là A (ađênin), T là (timin), G là (guanin), và X là (xitôzin). Các loại nuclêôtit sắp xếp tạo nên tính đa dạng và tính đặc thù cho ADN.

* Tính đa dạng của ADN: bốn loại nuclêôtit A, T, G, X sắp xếp với thành phần, số lượngvà trình tự khác nhau tạo nên vô số đoạn ADN ở các cơ thế sinh vật.

* Tính đặc thù của ADN: mỗi ADN trong cơ thể sinh vật có thành phần, số lượng và trình tự xác định của các nuclêôtit.

b. Ý nghĩa của tính đa dạng và tính đặc thù của ADN đối với di truyền ở sinh vật:

- tính đa dạng của ADN: là cơ sở tạo nên sự phong phú về thông tin di truyền ở các loài sinh vật.

- tính đặc trưng của ADN góp phần tạo nên sự ổn định về thông tin di truyền ở mỗi loài sinh vật. X

 Câu 3 . Nêu các đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay ở người.

* Đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng:

Bệnh bạch tạng do một đột biến gen lặn gây ra, bệnh di truyền không liên quan đến giới tính.

* Đặc điểm di truyền của bệnh câm điếc bâm sinh:

Bệnh do một đột biến gen lặn gây ra, bệnh di truyền không liên quan đến giới tính.

* Đặc điểm di truyền của tật 6 ngón tay ở người:

Tật này do đột biến NST gây ra, bệnh di truyền không liên quạn đến giới tínhẽ


Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”