Đề số 17 - Đề kiểm tra học kì 1 - Sinh học 9

I. Trắc nghiệm: 

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Thế nào là di truyền y học tư vẩn?

A. Là khoa học nghiên cứu phả hệ, xét nghiệm và chẩn đoán về mặt di truyền ...

B. Là cung cấp những lời khuyên về một bệnh tật di truyền nào đó.

C. là khoa học nghiên cứu và cung cấp những lời khuyên cho hôn nhân.

D.  Câu A và B đúng.

2. Biểu hiện của bệnh bạch tạng là:

A. Thường bị mất trí nhớ                                       B. Rối loạn hoạt động sinh dục và không có con

C. Thường bị chết sớm                                          D.  Da, tóc có màu trắng do cơ thể thiếu sẳc tố

3. Chức năng của ADN là gì?

A. Tự nhân đôi để duy trì ổn định qua các thế hệ.

B. Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền

C. điều khiển sự hình thành các tính trạng của cơ thể.

D.  Cả A, B và C đều đúng.

4. Vai trò quan trọng của protein, là gì.?

A. làm chất xúc tác và điều hoà quá trình trao đổi chất.

B. Tham gia vào các hoạt động sống của tế bào và bảo vệ cơ thể.

C. Là thành phần cấu trúc của tế bào trong cơ thể.

D.  Cả A, B và C đều đúng.

5. Đột biển gen phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Đặc điểm cấu trúc của gen.

B. Tác nhân ngoại cảnh hay rối loạn quá trình trao đổi chất,

C. Các điều kiện sống khắc nghiệt

D.  Câu A và B đúng

6. Đồng sinh là hiện tượng:

A. Mẹ chỉ sinh ra 2 con trong một lần sinh

B. Nhiều đứa con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ

C. Có 3 con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ

D.  Chỉ sinh một con

Câu 2. Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chồ trống (...) thay cho các số 1,2, 3... trong các câu sau:

Tế bào đa bội có…..(1)…..  NST tăng gấp bội, số lượng……(2)….. cũng tăng tương ứng, vì thế quá trình tổng hợp các chất….(3)….. diễn ra mạnh mẽ hơn, dẫn tới kích thước tế bào của cơ thể …..(4)……lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh và chống chịu tốt.

Trả lời: 1……….. ; 2…………; 3………… ; 4:……….

II. Tự luận: 

 Câu 1 . Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa hai bệnh: đao và tơcnơ.

 Câu 2 . Thường biến là gì? Nêu một số thí dụ về thường biến. Nguyên nhân phát sinh và đặc điểm của thường biến

 Câu 3 . Một gen có tỉ lệ phần trăm của timin là 30%. Tính tỉ lệ phần trăm các loại nuclêôtit còn lại của gen?

Lời giải

I. Trắc nghiệm:

Câu 1.

1

2

3

4

5

6

A

D

B

D

D

B

Câu 2 .

1

2

3

4

Số lượng

ADN

Hữu cơ

Đa bội

II. Tự luận:

Câu 1.

 * Giống nhau:

- Đều là bệnh xảy ra do đột biến dị bội thể và đều di truyền

- Đều tạo ra kiểu hình không bình thường

- Đều ảnh hưởng đến sức sống. Nếu sống được tới tuổi trưởng thành thì bị si đần, mất trí và không có con

* Khác nhau:

Bệnh đao

Bệnh tơcno

Xảy ra ở cả nam và nữ

Chỉ xảy ra ở nữ

Là thể dị bội ở cặp NST thường (cặp số 21)

Là thể dị bội ở cặp NST giới tính (cặp sổ 23)

Là thể 3 nhiễm, tế bào sinh dưỡng có bộ NST 2n + l = 47 (thừa l NST số 21)

Là thể 1 nhiễm, tế bào sinh dưỡng có bộ NST 2n - 1 = 45 (thiếu 1 NST giới tính X)

Câu 2 .

* Thường biến: thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, xảy ra trong quá trình sống của cơ thể, dưới tác dụng trực tiếp của môi trường sống.

* Thí dụ về thường biến:

- Sự thay đổi màu thân của con thằn lằn trên cát, lúc trời nắng thì màu thân nhạt, lúc trong bóng râm thì màu thân sẫm

- Sự thay đổi hình dạng lá rau mác của cùng một cây theo môi trường sống nếu lá mọc trong không khí thì có dạng mũi mác; lá nổi trên mặt nước có dạng bản tròn nhỏ, dẹp; lá bị ngập trong nước có dạng dải lụa mỏng.

* Nguyên nhân phát sinh và đặc điểm thường biến:

- Nguyên nhân: thường biến phát sinh do tác động trực tiếp của môi trường sống như đất, nước, không khí, nguồn dinh dưỡng, khí hậu,…

- Đặc điểm của thường biến:

Thường biến xảy ra theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện của môi trường và do không làm biến đổi kiểu gen nên không di truyền cho thế hệ sau.

 Câu 3 . Tỉ lệ phần trăm các loại nuclêôtit:

Ta có: A% + T% + G% + X% = 100%

2A% + 2G%= 100%

Rút gọn: A% + G% = 50%

Suy ra: 30% + G% = 50%

G% = X% = 20%; A% = T% = 30%


Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”