Đề số 16 - Đề kiểm tra học kì 1 - Sinh học 9

I. Trắc nghiệm:  1 lãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. Tến gọi của phân tử ADN là:

A. Nuclêôtit                 B. axit nuclêic

C. Axit ribonucleic      D.  Axit đêôxiribônuclêic.

 Câu 2 . Kct quả dẫn đến từ nguycn tắc bồ sung trong phân tử ADN là:

A. A = X VÀ T = G   B. A - G VÀ A = X

C. A = T VÀ G = X   D. A = T - G = X.

 Câu 3 . Sự nhân đôi ADN xảy ra vào lúc:

A. NST ở trạng thái co xoắn tối đa

B. NST bắt đầu co xoắn lại

C. NST ở dạng sợi mảnh dãn xoắn

D.  NST bắt đầu tháo xoắn và bắt đầu duỗi ra.

Câu 4. Kết quả của quá trình nhân đôi của ADN là:

A. Mỗi ADN mẹ tạo ra 1 ADN con khác với nó

B. Mỗi ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống hệt nhau

C. Mỗi ADN mẹ tạo ra 2 ADN con khác nhau

D.  Mỗi ADN mẹ tạo ra nhiều ADN con khác nhau.

Câu 5. Cấu tạo gồm một 1 chuỗi axit amin xoắn cuộn có dạng hình cầu là:

A. Protein bậc 1               B. Protein bậc 2                     

C. Protein bậc 3               D.  Protein bậc 4

Câu 6. Đặc đicm cấu tạo của protein bậc 4 là:

A. Cấu tạo bởi một mạch không xoắn cuộn

B. Cấu tạo bởi hai mạch không xoắn cuộn

C. Câu tạo bởi một mạch xoắn cuộn

D.  Cấu tạo bởi hai hay nhiều chuỗi axit amin kết hợp với nhau.

Câu 7. ARN được cấu tạo từ các nguycn tố:

A. C, H, O, N và P          B. C H O và N                                  

C. C, H, O và P                D.  C, H, O

Câu 8. Chức năng chủ yếu của protein là:

A. Chức năng cấu trúc và xúc tác.                                   B. Chức năng điều hoà quá trình trao đổi chất,

C. Chức năng bảo vệ                                                       D.  Cả A, B và C đều đúng.

Câu 9. Gen cấu trúc là loại gen:

A. Tham gia cấu tạo mọi thành phần tc bào

B. Tham gia cấu tạo riboxom của tế bào

C. Cấu trúc nên màng tế bào

D.  Chứa thông tin quy định cấu trúc của một loại protein.

 Câu 10. Một phân tử ADN có 1400 nuclcôtitệ mạch ADN làm khuôn mẫu điều khiển tổng hợp một phân tử mARN. Tổng số nuclêôtit của mARN sẽ là bao nhiêu ?

A. 1400 nuclêôtit.            B. 2400 nuclêôtit.                  

C. 700 nuclêôtit.             D.  1200 nuclêôtit.

II. Tự luận:

 Câu 1 . Nêu khái niệm kiểu hình và cho ví dụ minh họa.

 Câu 2 . Có thể nhận biết bệnh dao và bệnh tớcnơ qua các đặc điểm hình thái nào?  

Câu 3 . Nêu những dien biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân I.

Lời giải

I. Trắc nghiệm: 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

C

C

B

C

D

A

D

D

C

II. Tự luận: 

 Câu 1 .

- Khái niệm kiểu hình:

Kiểu hình là tố hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.

- Ví dụ minh họa:

Màu sắc hoa (hoa đỏ, hoa trắng,…); chiều cao cây (cao, thấp); màu quả (xanh, đỏ,...)…  

Câu 2 .

* Bệnh đao: bệnh nhân có 3 NST 21. Bề ngoài, bệnh nhân có các biểu hiện: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mẳt xa nhau, ngón tay ngắn, về sinh lí, bị si đần bẩm sinh và không có con.

* Bệnh tơcnơ: bệnh nhân tơcnơ chỉ có 1 NST giới tính và NST đó là NST X. Bề ngoài bệnh nhân là nữ: lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ thường mất trí và không có con.

 Câu 3 . Những diễn biển cơ bản của NST ở giảm phân I là:

Sự tiếp hợp của các NST kép tương đồng ở kì đầu; tiếp đến kì giữa, chúng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào; sau đó, ở kì sau diễn ra sự phân li độc lập và tố họp tự do của các cặp NST kép tương đồng về hai cực tế bào; khi kết thúc phân bào, hai tế bào mới được tạo thành đều có bộ NST đơn bội (n NST) kép khác nhau về nguồn gổc.


Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”