Đề số 16 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Câu 1: Chính sách khai thác lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914) trong công nghiệp chú trọng vào ngành

A. khai thác mỏ.

B. công nghiệp chế biến.

C. công nghiệp nhẹ.

D. công nghiệp nặng.

Câu 2: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ ở châu Âu là sự ra đời và tồn tại

A. khối quân sự NATO.

B. kế hoạch Mácsan.

C. tổ chức Hiệp ước Vácsava.

D. hai nhà nước trên lãnh thổ Đức.

Câu 3: Thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh Tây Nam Kì (1867) là do nguyên nhân cơ bản nào?

A. Lực lượng quân Pháp mạnh, trang bị vũ khí hiện đại.

B. Nhà Nguyễn bạc nhược, mang nặng tư tưởng cầu hòa.

C. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân không quyết liệt.

D. Nhà Thanh giúp Pháp ngăn cản cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

Câu 4: Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới dần chuyển sang xu thế nào?

A. Hòa hoãn, cạnh trạnh và tránh mọi xung đột.

B. Tiếp xúc, thỏa hiệp và mở rộng liên kết.

C. Hòa dịu, đối thoại và hợp tác phát triển.

D. Thỏa hiệp, nhân nhượng và kiềm chế đối đầu.

Câu 5: Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (1 - 1930) với cương vị là

A. phái viên của Quốc tế Cộng sản.

B. nhà trí thức yêu nước.

C. người đứng đầu một Đảng cộng sản.

D. người đứng đầu một tổ chức cộng sản.

Câu 6: Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất được gọi là

A. hệ thống Vecxai - Oasinhtơn.

B. trật tự đa cực.

C. trật tự một cực.

D. trật tự hai cực Ianta.

Câu 7: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là do mâu thuẫn giữa

A. các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.

B. nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc.

C. giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.

D. phe Hiệp ước với phe Liên minh.

Câu 8: Khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp - Nhật” thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu ra trong

A. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Pác Bó (19 - 5 - 1941).

B. Đại hội quốc dân Tân Trào (tháng 8 - 1945).

C. chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12 - 3 - 1945).

D. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (tháng 11 - 1939).

Câu 9: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ chuyển từ quan hệ đồng minh sang

A. cạnh tranh với nhau về kinh tế.

B. cạnh tranh với nhau về quân sự.

C. thế đối đầu và đi tới chiến tranh lạnh.

D. hợp tác với nhau về mọi mặt.

Câu 10: Sự kiện đánh dấu chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ hoàn toàn là

A. Mĩ dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm ở miền Nam.

B. Nhật vào Đông Dương, thành lập chính phủ Trần Trọng Kim.

C. vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị (30 - 8 - 1945).

D. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” (2 - 9 - 1945).

Câu 11: Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là

A. dân chủ tư sản kiểu cũ.

B. cách mạng vô sản.

C. dân chủ tư sản kiểu mới.

D. cách mạng tư sản triệt để.

Câu 12: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là

A. phong kiến quân phiệt.

B. quân phiệt hiếu chiến.

C. cho vay nặng lãi.

D. thực dân.

Câu 13: Khẩu hiệu nào dưới đây thuộc cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8 - 1945)?

A. Phá kho thóc, giải quyết nạn đói.

B. Giảm tô, giảm thuế.

C. Chia ruộng đất cho nhân dân.

D. Chống phong kiến, chống đế quốc.

Câu 14: Sau khi bị thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định năm 1859, thực dân Pháp chuyển sang kế hoạch nào?

A. “Đánh lâu dài”.

B. “Chinh phục từng địa phương”.

C. “Chinh phục từng gói nhỏ”.

D. “Đánh chắc, tiến chắc”.

Câu 15: Sau cuộc vận động ngoại giao của Quốc vương N.Xihanúc (9 - 11 - 1953) ở Campuchia, chính phủ Pháp đã

A. công nhận độc lập hoàn toàn cho Campuchia và rút quân về nước.

B. trao quyền tự trị cho Campuchia, nhưng vẫn đóng quân tại nước này.

C. kí hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia, nhưng vẫn đóng quân tại nước này.

D. kí hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia và rút quân về nước.

Câu 16: Nhân dân Liên Xô hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 - 1950) dựa vào

A. những tiến bộ khoa học kĩ thuật.

B. sự giúp đỡ của các nước Đông Âu.

C. tinh thần tự lực, tự cường.

D. nguồn tài nguyên phong phú.

Câu 17: Chính sách nhượng bộ của Anh, Pháp tại Hội nghị Muy-ních (9 - 1938) tác động thế nào đến sự bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?

A. Hạn chế quá trình dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. Đem lại tình thế hòa bình ở châu Âu.

C. Đè bẹp âm mưu mở rộng chiến tranh của phát xít.

D. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít đẩy mạnh xâm lược.

Câu 18: Trong 20 năm đầu (1885 - 1905) Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp nào chống thực dân ở Ấn Độ?

A. Thương lượng.

B. Bạo lực.

C. Đấu tranh chính trị.

D. Ôn hòa.

Câu 19: Hiến pháp năm 1889 quy định thể chế chính trị của Nhật Bản là

A. cộng hòa.

B. Liên bang.

C. quân chủ chuyên chế.

D. quân chủ lập hiến.

Câu 20: Đâu không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?

A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

B. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.

C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

D. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Câu 21: “Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của đại bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi lại được”.

Đoạn văn trên được Nguyễn Ái Quốc trình bày trong

A. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11 - 1939).

B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

C. Thư gửi đồng bào toàn quốc sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8.

D. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5 - 1941).

Câu 22: Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của nhóm năm nước sáng lập ASEAN sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với mở cửa, hội nhập khu vực, quốc tế.

B. Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, thay thế hàng nhập khẩu.

C. Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.

D. Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với mở cửa, hội nhập khu vực, quốc tế.

Câu 23: Hình thức và phương pháp của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

A. khởi nghĩa từ đô thị rồi lan ra các vùng nông thôn, đấu tranh chính trị là chủ yếu.

B. cuộc cách mạng bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang.

C. khởi nghĩa từ nông thôn tiến vào thành thị, đấu tranh vũ trang là chủ yếu.

D. cách mạng hòa bình, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

Câu 24: Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công nhanh chóng và ít đổ máu là do

A. Đảng có sự chuẩn bị chu đáo và chớp đúng thời cơ.

B. Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

C. Có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm của Đảng qua các phong trào cách mạng.

D. Đảng có sự chuẩn bị chu đáo và các tầng lớp trung gian ngả hẳn về phía cách mạng.

Câu 25: Điểm khác trong quá trình đi lên chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị so với các nước đế quốc khác là gì?

A. Chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự.

B. Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.

C. Sự ra đời và lũng đoạn của các công ti độc quyền đối với kinh tế, chính trị .

D. Đẩy mạnh quá trình xâm lược bành trướng thuộc địa.

Câu 26: Để thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới, Mĩ lo ngại nhất điều gì?

A. Sự vươn lên của Nhật Bản, Tây Âu.

B. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.

C. Sự thành công của cách mạng Trung Quốc.

D. Liên Xô xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Câu 27: Chính sách kinh tế mới của Lê-nin (3 - 1921) được Đảng ta vận dụng sáng tạo trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam như thế nào?

A. Đổi mới toàn diện đồng bộ từ kinh tế và chính trị, đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa.

B. Chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, có sự kiểm soát của nhà nước.

C. Bãi bỏ trưng thu lương thực thừa, tập trung khôi phục công nghiệp nặng.

D. Mở rộng kinh tế đối ngoại, đón nhận đầu tư khoa học kĩ thuật.

Câu 28: Hạn chế trong chủ trương, đường lối cứu nước của Phan Châu Trinh là

A. cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh.

B. chủ trương đấu tranh bằng phương pháp bạo động.

C. cứu nước bằng biện pháp cải cách như nâng cao dân trí, dân quyền.

D. chỉ theo tư tưởng cải cách, chống tư tưởng bạo động.

Câu 29: Từ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít (1939 - 1945), nhân loại có thể rút ra bài học gì để bảo vệ hòa bình thế giới?

A. Tập trung phát triển kinh tế, hợp tác cùng có lợi giữa các nước.

B. Đoàn kết, đấu tranh chống các thế lực hiếu chiến, cực đoan.

C. Đoàn kết các nước trong một tổ chức quốc tế vì lợi ích chung.

D. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia.

Câu 30: Lý do Mĩ quyết định tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) muộn và đứng về phe Hiệp ước là?

A. Anh, Pháp cầu cứu quân Mĩ.

B. Mĩ lo sợ nạn tuyệt chủng của chủ nghĩa phát xít.

C. Nhật tấn công Mĩ tại Trân Châu cảng.

D. Chiến tranh gần kết thúc và Mĩ muốn vào chia lợi nhuận.

Câu 31: Từ cuộc Duy tân Minh Trị của Nhật Bản, Việt Nam có thể áp dụng chính sách nào trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

A. Cải cách kinh tế.

B. Cải cách giáo dục.

C. Ổn định chính trị.

D. Tăng cường sức mạnh quân sự.

Câu 32: Đặc điểm mang tính khách quan quyết định sứ mệnh lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam là

A. có quan hệ gắn bó tự nhiên với nông dân.

B. sống tập trung ở các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền.

C. có ý thức tổ chức kỉ luật cao.

D. đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.

Câu 33: Việt Nam là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2008 - 2009 có ý nghĩa

A. tạo cơ hội để Việt Nam hòa nhập với cộng đồng quốc tế.

B. nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, chính trị của Việt Nam với các nước.

C. góp phần thúc đẩy việc nhanh chóng ký kết các hiệp định thương mại của nước ta.

D. nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Câu 34: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu liên kết kinh tế với nhau nhằm

A. thành lập Nhà nước chung châu Âu.

B. khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế.

C. thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.

D. cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.

Câu 35: Sự chuyển biến về tính chất xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất so với trước là từ xã hội phong kiến sang xã hội

A. thuộc địa, phong kiến.

B. thuộc địa nửa phong kiến.

C. tư bản chủ nghĩa.

D. nửa thuộc địa nửa phong kiến.

Câu 36: Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (5 - 1883) thể hiện điều gì trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta?

A. Sự suy yếu, bị động của thực dân Pháp.

B. Ý chí quyết tâm sẵn sàng tiêu diệt giặc của quân dân ta.

C. Sự nhu nhược của triều đình phong kiến.

D. Sự đoàn kết của triều đình và nhân dân.

Câu 37: Thách thức to lớn của Việt Nam khi phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hoá là

A. quản lí, sử dụng chưa có hiệu quả các nguồn vốn từ bên ngoài.

B. sự chênh lệch về trình độ dân trí khi tham gia hội nhập.

C. sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.

D. sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường thế giới.

Câu 38: Yếu tố quyết định dẫn tới sự thành công của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản năm 1930 là

A. các tổ chức cùng chung lí tưởng, mục tiêu cách mạng.

B. vai trò, uy tín của Nguyễn Ái Quốc.

C. sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản.

D. các tổ chức không muốn chia rẽ, tranh giành ảnh hưởng.

Câu 39: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) là gì?

A. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước tư bản ngày càng bị thu hẹp.

B. Sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu.

C. Các nước tư bản đẩy lùi được phong trào cách mạng của quần chúng.

D. Các nước tư bản không quản lí, điều tiết nền sản xuất một cách hợp lí.

Câu 40: Giai cấp công nhân Việt Nam hình thành trên cơ sở nền kinh tế nào?

A. Thuộc địa nửa phong kiến.

B. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mới.

C. Thuộc địa phát triển.

D. Công nghiệp thuộc địa mới hình thành.

Lời giải


Bài Tập và lời giải

Bài C1 trang 53 SGK Vật lí 7

Đề bài

Hãy tìm hiểu sự tương tự giữa dòng điện và dòng nước

a) Đối chiếu hình 19.1a với hình 19.1b, hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau :

Điện tích của mảnh phim nhựa tương tự như ..... trong bình.

b) Đối chiếu hình 19.1c với hình 19.1d, hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau:

Điện tích dịch chuyển từ mảnh phim nhựa qua bóng đèn đến tay ta tương tự như nước ..... từ bình A xuống bình B. 

Xem lời giải

Bài C2 trang 53 SGK Vật lí 7
Khi nước ngừng chảy, ta phải đổ thêm nước vào bình A để nước lại chảy qua ống xuống bình B. Đèn bút thử điện ngừng sáng, làm thế nào để đèn này lại sáng ?Nhận xétBóng đèn bút thử điện sáng khi các điện tích ..... qua nó.

Xem lời giải

Bài C3 trang 54 SGK Vật lí 7

Đề bài

Hãy kể tên các nguồn điện có trong hình 19.2 và một vài nguồn điện khác mà em biết.

Hãy quan sát hình 19.2 hoặc những chiếc pin thật và chỉ ra đâu là cực dương, đâu là cực âm của mỗi nguồn điện này.

Xem lời giải

Bài C4 trang 54 SGK Vật lí 7
Cho các từ và cụm từ sau đây : đèn điện, quạt điện, điện tích, dòng điện. Hãy viết 3 câu, mỗi câu có sử dụng hai trong số các từ, cụm từ đã cho.

Xem lời giải

Bài C5 trang 54 SGK Vật lí 7
Hãy kể tên năm dụng cụ hay thiết bị điện sử dụng nguồn điện là pin.

Xem lời giải

Bài C6 trang 54 SGK Vật lí 7
Ở nhiều xe đạp có một bộ phận là nguồn điện gọi là đinamô tạo ra dòng điện để thắp sáng đèn. Hãy cho biết làm thế nào để nguồn điện này hoạt động thắp sáng đèn.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”