Đề số 5 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Câu 1: Điểm khác nhau cơ bản của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” so với “Chiến tranh đặc biệt” là

A. sử dụng vũ khí hiện đại của Mĩ.

B. quân Mĩ và quân đồng minh Mĩ trực tiếp tham chiến.

C. tổ chức nhiều cuộc tấn công vào quân giải phóng.

D. Mĩ giữ vai trò cố vấn.

Câu 2: Công thức của chiến lược Chiến tranh cục bộ là

A. Quân đội viễn chinh Mĩ + quân Đồng minh + quân đội Sài Gòn.

B. Quân Đồng minh + quân đội Sài Gòn.

C. Quân đội Sài Gòn + cố vấn Mĩ + vũ khí, phương tiện Mĩ.

D. Quân đội Mĩ + ngụy quân, ngụy quyền.

Câu 3: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh!” là lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho

A. Trung đoàn Thủ Đô.

B. Đội Cứu quốc quân.

C. Việt Nam giải phóng quân.

D. Vệ Quốc quân.

Câu 4: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là

A. Khởi nghĩa Yên Thế.

B. Khởi nghĩa Hương Khê.

C. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

D. Khởi nghĩa Ba Đình.

Câu 5: Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc bằng con đường nào?

A. dựa vào Pháp chống phong kiến xây dựng nước Việt Nam cộng hòa.

B. cải cách nâng cao dân sinh, dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp đánh đổ phong kiến.

C. dùng bạo lực giành độc lập.

D. chống Pháp và chống phong kiến.

Câu 6: Nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là

A. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

B. kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.

C. kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng, tiến công và nổi dậy.

D. kết hợp đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao.

Câu 7: Chiến dịch Biên giới (thu-đông 1950) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) của Việt Nam đều nhằm

A. giữ vững thế chủ động chiến lược trên chiến trường.

B. tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực đối phương.

C. làm cho quân Pháp phải phân tán lực lượng để đối phó.

D. phá vỡ âm mưu bình định, lấn chiếm của thực dân Pháp.

Câu 8: Sự kiện nào đánh dấu Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai?

A. Ngày 2-9-1945, khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày độc lập, thực dân Pháp xả súng bắn làm cho 47 người chết, và nhiều người bị thương.

B. Ngày 18-12-1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu Chính phủ ta giải tán lực lượng vũ trang, giao quyền kiểm soát thủ đô Hà Nội cho chúng.

C. Ngày 17-11-1946, thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng.

D. Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.

Câu 9: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là gì?

A. Thương nghiệp phát triển, kinh tế công nghiệp chậm phát triển.

B. Hệ thống đường giao thông được mở rộng, thương nghiệp phát triển.

C. Xuất hiện mầm mống tư bản chủ nghĩa nhưng manh mún và lệ thuộc Pháp.

D. Kinh tế nông nghiệp phát triển, kinh tế công nghiệp chậm phát triển.

Câu 10: Vì sao chọn Điện Biên Phủ thành điểm quyết chiến chiến lược?

A. Vì Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh, trung tâm của kế hoạch Na-va, muốn làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va phải tiêu diệt Điện Biên Phủ.

B. Vì Điện Biên Phủ là một địa bàn chiến lược quan trọng mà cả ta và địch đều nắm giữ.

C. Vì Na-va đã xây dựng Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh, niềm hy vọng của cả Pháp và Mĩ.

D. Vì Điện Biên Phủ có địa hình núi non hiểm trở, địch không thể ngờ ta có thể đem quân lên đây để tấn công chúng.

Câu 11: Trong kháng chiến chống Mĩ, tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc – Nam mang tên đường Hồ Chí Minh chạy dọc theo

A. dãy núi Trường Sơn.

B. dãy núi Trường Sơn qua Lào Cai và Cam-pu-chia.

C. phía đông dãy núi Trường Sơn.

D. phía tây dãy núi Trường Sơn.

Câu 12: Nét nổi bật trong chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở lĩnh vực nông nghiệp là gì?

A. Chính sách cướp đoạt ruộng đất.

B. Xây dựng hệ thống giao thông phục vụ việc khai thác thuộc địa.

C. Khai thác mỏ lấy nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp Pháp.

D. Mở mang một số cảng biển, cảng sông để chuyên chở hàng hóa.

Câu 13: Vì sao Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) có tầm quan trọng đặc biệt trong Cách mạng tháng Tám 1945?

A. Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) củng cố được khối đoàn kết toàn dân.

B. Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) chủ trương nâng cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

C. Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

D. Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) hoàn chỉnh chủ trương đề ra tại Hội nghị Trung ương 6 (11-1939).

Câu 14: Vì sao chiến thắng Đường 14 – Phước Long, Bộ chính trị Trung ương đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976?

A. Sự bất lực của chính quyền Sài Gòn và khả năng can thiệp trở lại của Mĩ là rất hạn chế.

B. Mĩ không viện trợ kinh tế và quân sự cho chính quyền Sài Gòn.

C. Quân ta ngày càng trưởng thành.

D. Mĩ phải rút quân về nước, không thể tham chiến tại miền Nam.

Câu 15: Vào giữa thế kỉ XIX, tình hình nước ta có những đặc điểm nổi bật nào?

A. Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong giai đoạn hình thành.

B. Chế độ phong kiến Việt Nam đang ở trong giai đoạn khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

C. Một lực lượng sản xuất mới – tư bản chủ nghĩa đang hình thành trong lòng xã hội phong kiến.

D. Chế độ phong kiến Việt Nam được củng cố vững chắc.

Câu 16: Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc chuyển từ lập trường một người yêu nước sang lập trường một người cộng sản là

A. ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.

B. đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (18-6-1919).

C. đọc sơ thảo của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).

D. bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản (12-1920).

Câu 17: Phương châm tác chiến trong các chiến dịch giải phóng hoàn toàn miền Nam được Bộ chính trị Trung ương xác định là

A. lâu dài đánh chắc, tiến chắc.

B. đánh chắc, tiến chắc.

C. thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng.

D. đánh nhanh, thắng nhanh.

Câu 18: Lực lượng nòng cốt thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam là

A. quân Mĩ và quân đồng minh.

B. quân đội Sài Gòn đảm nhiệm, không có sự chi viện của Mĩ.

C. quân đội Sài Gòn và quân Đồng minh của Mĩ.

D. quân đội Sài Gòn.

Câu 19: Hội nghị quốc tế nào lần đầu tiên ghi nhận đầy đủ quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương?

A. Hội nghị Ianta năm 1945.

B. Hội nghị Pốt-đam năm 1945.

C. Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954.

D. Hội nghị Pari năm 1973.

Câu 20: Việc đầu tư để rút ngắn khoảng cách về sự phát triển khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản có nét khác biệt so với các nước tư bản khác là

A. khuyến khích các nhà khoa học trên thế giới sang Nhật Bản làm việc.

B. đầu tư cho giáo dục, xem đó là quốc sách hàng đầu.

C. đầu tư chi phí cho nghiên cứu khoa học.

D. mua bằng phát minh sáng chế và chuyển giao công nghệ.

Câu 21: Đặc điểm nổi bật nhất của cuộc vận động dân chủ 1936-1939 là gì?

A. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng nhân dân.

B. Chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của Đảng viên được nâng cao.

C. Tập hợp được một lực lượng công – nông hùng mạnh.

D. Đảng đã tập hợp được lực lượng chính trị đông đảo và sử dụng hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú.

Câu 22: Chiến tranh lạnh chấm dứt đã tác động như thế nào đến tình hình thế giới ngày nay?

A. Các cường quốc tăng cường chạy đua vũ trang để xây dựng sức mạnh thực sự của mình.

B. Sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố đe dọa hòa bình an ninh thế giới.

C. Nhiều vụ tranh chấp, xung đột được giải quyết bằng biện pháp hòa bình.

D. Phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Liên Xô bị thu hẹp.

Câu 23: Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là

A. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

B. giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế.

C. thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên thế giới.

D. giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột khu vực.

Câu 24: Tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới được gọi là quá trình

A. toàn cầu hóa.

B. hiện đại hóa.

C. công nghiệp hóa.

D. tư bản hóa.

Câu 25: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1969 là

A. 11, 8%.

B. 9,8%.

C. 12,8%.

D. 10,8%.

Câu 26: Năm 1949 đã ghi đầu dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào?

A. Liên Xô đập tan âm mưu thực hiện cuộc “Chiến tranh lạnh” của Mĩ.

B. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

C. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

D. Liên Xô phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ I. Gagarin bay vòng quanh Trái Đất.

Câu 27: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, một quyết định được đánh giá là sáng suốt, kịp thời, quyết định này mang đến thắng lợi “lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp:

A. chuyển từ “đánh lâu dài” sang “đánh nhanh, thắng nhanh”.

B. chuyển từ “đánh chắc, tiến chắc” sang “đánh lâu dài”.

C. chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”.

D. chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”.

Câu 28: Tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đến kinh tế Việt Nam là gì?

A. Việt Nam lạc hậu, phụ thuộc vào Pháp.

B. Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm và lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

C. Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của Pháp.

D. Việt Nam phát triển độc lập, tự chủ.

Câu 29: Một trong những nguyên nhân Xô-Mĩ chấm dứt chiến tranh lạnh là

A. Cuộc chạy đua vũ trang làm Xô-Mĩ quá tốn kém và suy giảm về nhiều mặt.

B. Nhân dân các nước thuộc địa phản đối cuộc chiến này.

C. Liên Hợp Quốc yêu cầu chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh.

D. Nhân dân thế giới phản ứng quyết liệt cuộc chiến tranh lạnh.

Câu 30: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điểm chung trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu là

A. mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Đông Nam Á.

B. tiến hành chiến tranh tái chiếm thuộc địa.

C. chỉ liên minh chặt chẽ với Mĩ.

D. liên minh chặt chẽ với Nhật Bản.

Câu 31: Văn kiện nào được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10-1930)?

A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên.

B. Báo cáo chính trị.

C. Luận cương chính trị.

D. Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng.

Câu 32: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến, toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta…”. Đó là lời kêu gọi

A. của Đảng tại Hội nghị toàn quốc (từ ngày 14 – 15-8-1945) họp ở Tân Trào.

B. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc trong Quân lệnh số 1 (13-8-1945).

C. của Đảng tại Đại hội quốc dân Tân Trào (từ ngày 16 – 17-8-1945).

D. của Hồ Chí Minh trong Thư gửi đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Câu 33: Tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua tại sự kiện chính trị nào dưới đây?

A. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975).

B. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương (9-1975).

C. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất (7-1976).

D. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung (4-1976).

Câu 34: Vì sao Mĩ buộc phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược, tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”?

A. Do thắng lợi của ta trên mặt trận quân sự năm 1971.

B. Do thắng lợi của ta trên bàn đàm phán ở Pari.

C. Do thắng lợi của nhân dân ta miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ.

D. Đòn tấn công bất ngờ, gây choáng váng của ta trong cuộc Tổng tiến công chiến lược năm 1972.

Câu 35: Một hoạt động độc đáo trong lĩnh vực đời sống của cuộc vận động Duy tân là gì?

A. Khôi phục những tinh hoa văn hóa bị mai một.

B. Xây dựng nền văn hóa truyền thống dân tộc.

C. Tiến hành cải cách về văn hóa, đưa tư tưởng văn hóa tiến bộ vào đời sống nhân dân.

D. Tiến hành cuộc vận động cải cách trang phục và lối sống như cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn.

Câu 36: Với cuộc tiến công của ta trong Đông – Xuân 1953-1954 đã tác động như thế nào đến kế hoạch Nava?

A. Kế hoạch Nava bị phá sản.

B. Kế hoạch Nava bị phá sản hoàn toàn.

C. Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản.

D. Kế hoạch Nava bị phá sản ở đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 37: Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam đã đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc?

A. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).

B. Trận “Điện Biên Phủ trên không” (năm 1972).

C. Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975).

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954).

Câu 38: Ý nghĩa của sự kiện nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện ngày 9-5-1945 là gì?

A. Liên Xô đã giành thắng lợi hoàn toàn.

B. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn trên thế giới.

C. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt hoàn toàn.

D. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn ở châu Âu.

Câu 39: Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 là gì?

A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.

B. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

C. Cách mạng dân chủ tư sản.

D. Cách mạng vô sản.

Câu 40: Trong quá trình đấu tranh chống Trung Hoa Dân quốc và Pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện nhiều biện pháp. Biện pháp nào sau đây được coi là “đau đớn” của ta?

A. Để tay sai Trung Hoa Dân quốc vào Nam thay thế quân Anh làm nhiệm giải giáp quân Nhật.

B. Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố giải tán (11-11-1945) nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mật.

C. Nhận tiêu tiền “Quan kim” và “Quốc tệ” của Trung Hoa Dân quốc.

D. Kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946, đồng ý cho Pháp ra miền Bắc thay thế Trung Hoa Dân quốc.

Lời giải


Bài Tập và lời giải

Bài 29.1 trang 78 SBT Vật lí 7

Đề bài

Câu phát biểu nào sau đây là đúng ?

Khi làm thí nghiệm với hiệu điện thế dưới \(40V\) thì :

A. dòng điện không khi nào đi qua cơ thể người.

B. dòng điện có thể đi qua cơ thể người nhưng không gây nguy hiểm.

C. dòng điện có thể đi qua cơ thể người và gây nguy hiểm.

Xem lời giải

Bài 29.3 trang 78 SBT Vật lí 7

Đề bài

Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi:

A. Mạch điện có dây dẫn ngắn.

B. Mạch điện dùng pin hay acquy để thắp sáng đèn.

C. Mạch điện không có cầu chì.

D. Mạch điện bị nối tắt băng dây đồng giữa hai cực của nguồn điện.

Xem lời giải

Bài 29.4 trang 78 SBT Vật lí 7

Đề bài

Những việc làm nào dưới đây đảm bảo an toàn đối với học sinh khi sử dụng điện?

a) Phơi quần áo lên dây điện ;

b) Làm thí nghiệm với dây dẫn có vỏ bọc cách điện ;

c) Lắp cầu chì phù hợp cho mỗi thiết bị điện ;

d) Tự mình sửa chữa mạng điện gia đình ;

e) Làm thí nghiệm với pin hoặc acquy ;

f) Chơi thả diều gần đường dây tải điện.

Xem lời giải

Bài 29.5 trang 78 SBT Vật lí 7

Đề bài

Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây ra tác dụng nào dưới đây?

A. Chỉ tác dụng lên hệ thần kinh làm cơ thể bị tê liệt

B. Chỉ tác dụng lên hệ cơ làm cơ thể bị co rút, làm tim ngừng đập

C. Chỉ tác dụng lên hệ hô hấp làm ngừng thở

D. Cả ba tác dụng trên đây

Xem lời giải

Bài 29.6 trang 79 SBT Vật lí 7

Đề bài

Công việc nào dưới đây không đảm bảo an toàn khi sử dụng điện?

A. Sử dụng các nguồn điện có hiệu điện thế dưới \(40V\) để làm thí nghiệm

B. Tự sửa chữa các thiết bị điện được dùng với mạng điện dân dụng

C. Sử dụng các dây dẫn, các dụng cụ sữa chữa điện có vỏ bọc cách điện và sử dụng các vật lót cách điện

D. Tuyệt đối không để dòng điện có cường độ trên \(70mA\) đi qua cơ thể người

Xem lời giải

Bài 29.7 trang 79 SBT Vật lí 7

Đề bài

Trên một cầu chì có ghi \(1A\). Con số này có ý nghĩa gì ?

A. Có ý nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này từ \(1A\) trở lên thì cầu chì sẽ đứt

B. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn lớn hơn \(1A\)

C. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn bằng \(1A\)

D. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn nhỏ hơn \(1A\)

Xem lời giải

Bài 29.8 trang 79 SBT Vật lí 7

Đề bài

Cần phải chú ý sử dụng điều nào dưới đây khi sử dụng cầu chì?

A. Phải mắc thật gần dụng cụ hay thiết bị mà nó cần bảo vệ

B. Luôn chọn dây chì thật mảnh (nhỏ) để nó dễ nóng chảy

C. Luôn chọn dây chì lớn (to) để cầu chì bền chắc

D. Luôn chọn dây chì phù hợp đối với mỗi thiết bị hay dụng cụ điện mà nó cần bảo vệ

Xem lời giải

Bài 29.9 trang 79 SBT Vật lí 7

Đề bài

Cách làm nào dưới đây không đảm bảo an toàn khi sử dụng điện ?

A. Mắc cầu chì phù hợp với dụng cụ hay thiết bị sử dụng điện

B. Ngắt công tắc hay cầu dao điện khi có sự cố về điện

C. Phơi quần áo trên dây điện

D. Làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới \(40V\).

Xem lời giải

Bài 29.10 trang 80 SBT Vật lí 7

Đề bài

Vì lí do nào dưới đây mà các dụng cụ được dùng để sửa chữa điện như kìm, tuavit... đều có cán được bọc nhựa hay cao su ?

A. Cao su, nhựa làm cho tay cầm không bị nóng

B. Cao su, nhựa đều là chất cách điện nên tránh không cho dòng điện truyền vào cơ thể người

C. Cao su, nhựa làm cho tay ta không bị dòng điện hút vào

D. Cao su, nhựa giúp cho tay ta cầm các dụng cụ này chắc hơn, không bị tuột.

Xem lời giải

Bài 29.11 trang 80 SBT Vật lí 7

Đề bài

Ghép mỗi đoạn câu ở cột bên trái với một đoạn câu ở cột bên phải để thành một câu hoàn chỉnh có nội dung đúng:

1. Dòng điện có thể chạy qua cơ thể người nhưng không gây nguy hiểm khi

2. Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi

3. Tạo điều kiện để sử dụng điện an toàn khi

4. Dòng điện chạy qua cơ thể người và làm tim ngừng đập khi

a) dùng các đoạn dây đồng ngắn để mắc mạch điện kín

b) dòng điện đó có cường độ trên \(70mA\).

c) làm thí nghiệm với hiệu điện thế dưới \(40V\).

d) nối trực tiếp hai cực của nguồn điện bằng đoạn dây đồng ngắn.

e) lắp cầu chì phù hợp cho mỗi thiết bị hoặc dụng cụ điện.

Xem lời giải

Bài 29.12 trang 80 SBT Vật lí 7
Giải thích vì sao để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện, người ta phải mắc cầu chì thích hợp cho mỗi thiết bị hoặc dụng cụ điện trong mạch.

Xem lời giải

Bài 29.13 trang 80 SBT Vật lí 7
Vì sao không được phơi khăn mặt hay quần áo ướt lên dây điện?

Xem lời giải

Bài 29.14 trang 80 SBT Vật lí 7
Vì sao khi thấy một người bị điện giật thì không được đến cầm tay người đó để kéo người đó ra khỏi dây điện?

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”