Đề số 19 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Câu 1. Lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc ở Việt Nam trong những năm 1914 – 1918 là

A. công nhân và nông dân.

B. công nhân và tiểu tư sản.

C. nông dân và tiểu tư sản.

D. công nhân và binh lính.

Câu 2. Những hoạt động yêu nước đầu tiên của Nguyễn Tất Thành tại Pháp có tác dụng gì?

A. Là cơ sở quan trọng để Người tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.

B. Làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng của Người.

C. Là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

D. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yêu nước của Việt kiều ở Pháp.

Câu 3. Trật tự thê giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất còn được gọi la trật tự:

A. đơn cực.

B. hai cực Ianta.

C. đa cực.

D. Vecxai-Oasinhtơn.

Câu 4. Một trong những hoạt động gắn liền với tên tuổi của nhà yêu nước Phan Châu Trinh là:

A. phong trào Đông du (1905 – 1908).

B. phong trào Duy tân (1906 – 1908).

C. thành lập Việt Nam Quang phục hội (1917).

D. thành lâp trường Đông Kinh nghĩa thục (1907).

Câu 5. Bài học của cách mạng tháng Tám năm 1945 được Đảng ta vận dụng vào đấu tranh bảo vệ biển đảo hiện nay là:

A. tập hợp nhân dân trong mặt trận dân tộc thống nhất để tăng sức mạnh đoàn kết.

B. kêu gọi sự giúp đỡ và ủng hộ của bạn bè quốc tế.

C. sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng để đấu tranh.

D. kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao với kẻ thù.

Câu 6. Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 – 1926) là:

A. Chuông rè, An Nam trẻ, Nhành lúa.

B. Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê.

C. Tin tức, Thời mới, Tiếng dân.

D. Chuông rè, Tin tức, Nhành lúa.

Câu 7. Thế lực giúp đỡ Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam sau ngày 2 – 9 – 1945 là quân đội:

A. đế quốc Anh.

B. Trung Hoa Dân quốc.

C. đế quốc Nhật.

D. đế quốc Mĩ.

Câu 8. Âm mưu của Pháp khi tấn công Đà Nẵng vào năm 1858 là:

A. biến Đà Nẵng thành căn cứ tiền phương, mở rộng xâm lược ở khu vực Đông Nam Á.

B. biến Đà Nẵng thành căn cứ vững chắc để uy hiếp triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.

C. chiếm Đà Nẵng làm bàn đạp để mở rộng xâm lược Việt Nam.

D. chiếm Đà Nẵng làm căn cứ rồi tấn công ra Huế, buộc nhà Nguyễn đầu hàng.

Câu 9. Một trong những lí do khiến Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước khác trong khu vực vào giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là nhờ vua Ra-ma V:

A. chú trọng đến cải cách giáo dục.

B. đã thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.

C. đã xây dựng bộ máy nhà nước tiến bộ.

D. đã thực hiện cải cách kinh tế kịp thời.

Câu 10. Cơ sở để phái chủ chiến trong triều đình huế mạnh tay hành động là:

A. phong trào kháng chiến của nhân dân.

B. sự ủng hộ của đa số quan lại trong triều đình.

C. thực dân Phá đang gặp khó khăn.

D. sự ủng hộ của vua Hàm Nghi.

Câu 11. Lực lượng vũ trang có vai trò như thế nào trong cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Là lực lượng cơ bản, giữ vai trò quyết định trong tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

B. Cùng lực lượng chính trị nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền.

C. Lực lượng đông đảo, tham gia tích cực trong khởi nghĩa giành chính quyền.

D. Là lực lượng xung kích, nòng cốt, hỗ trợ quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền.

Câu 12. Nhận xét nào dưới đây về phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam là không đúng?

A. Đây là cuộc vận động cách mạng có tính chất dân tộc điển hình.

B. Đây là cuộc vận động dân chủ có tính chất dân tộc.

C. Đây là phong trào cách mạng có mục tiêu, hình thức đấu tranh mới.

D. Đây là phong trào cách mạng có tính dân chủ.

Câu 13. Phe Liên minh trong Chiến tranh thế giới nhất bao gồm những nước nào?

A. Đức, Nhật, Áo – Hung.

B. Đức, Mĩ và Nhật Bản.

C. Đức, Áo – Hung.

D. Đức, Itali và Nhật Bản.

Câu 14. Sau khi 6 tỉnh Nam Kì rơi vào tay Pháp, tư tưởng chi phối các quan cấp cao trong triều đình nhà Nguyễn là:

A. quyết tâm chống quân Pháp.

B. chủ hòa thực dân Pháp.

C. vừa đánh vừa hòa.

D. hòa hoãn với quân Pháp.

Câu 15. Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là:

A. tập trung vào lĩnh vực công nghệ.

B. khoa học đi trước thúc đẩy sản xuất phát triển.

C. khoa học và kĩ thuật gắn liền với nhau.

D. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Câu 16. Mục tiêu của Trung Quốc khi tiến hành công cuộc cải cách – mở của (12 – 1978) là:

A. biến Trung Quốc thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng và văn minh.

B. xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa hiện đại và linh hoạt.

C. biến Trung Quốc thành một quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.

D. hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

Câu 17. Sự kiện đánh dấu sự sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe và chiến tranh lạnh đã bao trùm cả thế giới là:

A. sự ra đời của Hội đồng tương trợ kinh tế và Tổ chức Hiệp ước Vácsava.

B. Mĩ thông qua “Học thuyết Truman” và “Kế hoạch Mácsan”.

C. sự ra đời của “Kế hoạch Mácsan” và tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

D. sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava.

Câu 18. Một trong những nội dung của bước một kế hoạch Nava là:

A. chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược.

B. tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh.

C. tiến hành “chiến tranh tổng lực”, bình định vùng tạm chiếm.

D. ra sức phát triển ngụy quân, tập trung xây dựng “quân đội quốc gia”.

Câu 19. “bất hợp tác với chính phủ Pháp và triều đình nhà Nguyễn; cổ động bãi công, đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền” là chủ trương của tổ chức nào?

A. Đảng Lập hiến.

B. Tân Việt Cách mạng đảng.

C. Việt Nam Quốc dân đảng.

D. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

Câu 20. Ý nào không phải là vai trò của Mặt trận Việt Minh trong Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Tiến hành tuyên truyền lực lượng vũ trang.

B. Góp phần xâ dựng lực lượng vũ trang.

C. Tập hợp và xây dựng lực lượng chính trị.

D. Tham gia xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Câu 21. Ý nghĩa lớn nhất của chiến thắn Xtalingrat của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. làm phá sản chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng” của Hitle.

B. buộc Đức phải đầu hàng Đồng minh.

C. đánh bại hoàn toàn đạo quân tinh nhuệ Đức ở Liên Xô.

D. tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh.

Câu 22. Đâu không phải là nguyên nhân làm thất bại cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân ta trong những năm 1858 – 1884?

A. tương quan lực lượng giữa ta và Pháp quá chênh lệch.

B. triều đình nhà Nguyễn xa rời quần chúng nhân dân.

C. nhân dân đấu tranh chống Pháp thiếu tích cực, sôi nổi.

D. triều đình nhà Nguyễn bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh Pháp.

Câu 23. Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu là:

A. phê phán chế độ thuộc đia, vua quan, hồ hào cải cách xã hội.

B. dùng bạo động vũ trang để đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc.

C. dùng cải cách kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân.

D. thỏa hiệp với Pháp để được trao trả độc lập.

Câu 24. Hãy xác định đâu là chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh?

A. thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

B. dựa vào Nhật đánh Pháp.

C. thực hiện bạo động.

D. thực hiện cải cách.

Câu 25. Địa bàn hoạt động của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) là:

A. Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.

B. Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Binh.

C. Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.

D. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Câu 26. Một trong những mục tiêu của chiến lược “Cam kết và mở rộng” dưới thời B. Clintơn là:

A. lôi kéo và tập hợp các nước đồng minh của mình đứng vào liên minh quân sự chống Liên Xô.

B. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.

C. ngăn chặn rồi tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hôi trên phạm vi toàn thế giới.

D. sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công cuộc nội bộ của các nước khác.

Câu 27. Ý nghĩa lớn nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 là:

A. buộc Pháp phải đàm phán với ta tại Giơnevơ.

B. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va.

C. bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-va.

D. tạo điều kiện thuận lơi cho ta tại bàn ngoại giao.

Câu 28. Điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) với các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần vương chống Pháp là:

A. nhằm chống chính sách cướp bóc, bình định quân sự của thực dân Pháp.

B. mang tính tự vệ, tự phát.

C. lực lượng chủ yếu là nông dân.

D. đặt dưới sự lãnh đạo của nông dân kiệt xuất.

Câu 29. Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược (1858), Việt Nam là một quốc gia:

A. tự do, có chủ quyền và đạt được nhiề tiến bộ về kinh tế, văn hóa.

B. phong kiến hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á.

C. độc lập, có chủ quyền, đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa.

D. phong kiến có nền kinh tế phát triển và nền văn hóa đọc đáo.

Câu 30. Trong đợt 3 của chiến dịch Điện Biên Phủ (từ ngày 1 – 5 đến 7 – 5 – 1954) quân ta đồng loạt tiến công và tiêu diệt địch ở đâu?

A. Toàn bô phân khu Bắc.

B. Phân khu trung tâm và phân khu Nam.

C. Cứ điểm phía đông phân khu trung tâm.

D. Cứ điểm Him Lam và phân khu Bắc.

Câu 31. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga đã giải quyết được nhiệm vụ nào?

A. Xây dựng chính quyền Xô viết đại biểu công – nông – binh.

B. Lật đổ được chế độ phong kiến Nga hoàng.

C. Thành lập được chính phủ cộng hòa của giai cấp tư sản.

D. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Câu 32. Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954)?

A. Có hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.

B. Tình đoàn kết chiến dấu của nhân dân 3 nước Đông Dương.

C. Truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.

D. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 33. Để giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 của các nước Đức, Italia, Nhật Bản đã:

A. tiêu hủy hàng hóa để giữ giá thị trường.

B. thiết lập chế độ độc tài phát xít gây chiến tranh.

C. tiến hành cải cách kinh tế - xã hội.

D. hiệp thương với Anh, Pháp, mĩ cùng giải quyết khủng hoảng.

Câu 34. Cho dữ liệu sau:

1.Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương.

2.Phong trào khởi nghĩa Yên Thế tan rã.

3.Phan Đình Phùng bị thương nặng và hi sinh.

4. Pôn – Đume được cử sang làm Toàn quyền Đông Dương.

Thứ tự sắp xếp đúng thời gian là:

A. 1-3-4-2.

B. 1-2-4-3.

C. 1-4-2-3.

D. 4-1-3-2.

Câu 35. Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Viêt Nam có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

A. Có tầm vóc như một đại hội thành lập Đảng.

B. Chấm dứt sự khủng hoảng về tổ chức của cách mạng Việt Nam.

C. Tạo ra bước ngoạt lịch sử vĩ đại của dân tộc.

D. Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho mọi thắng lợi sau này.

Câu 36. Thành tựu qua trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vũ trụ có người lái (1961).

B. Liên Xô trở thành cường quốc cong nghiệp đứng thứ hai thế giới, sau Mĩ.

C. Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công ve tinh nhân đạo của Trái Đất (1957).

D. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949).

Câu 37. Địa phương nào không thuộc phạm vi của Khu giải phóng Việt Bắc?

A. Bắc Giang.

B. Hà Giang.

C. Tuyên Quang.

D. Thái Nguyên.

Câu 38. Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (19 – 12 – 1946) ngay sau khi:

A. Pháp đánh úp trụ sợ Ủy ban nhân dân Nam Bộ.

B. cuộc đàm phán ở Phôngtennơblô (Pháp) thất bại.

C. Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam.

D. Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn.

Câu 39. Điểm mới và tiến bộ nhất trong phong trào yêu nước cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất là quan niệm:

A. muốn giành được độc lập dân tộc thì không chỉ có khởi nghĩa vũ trang.

B. cứu nước phải gắn liền với duy tân đất nước, xây dựng xã hội tiến bộ hơn.

C. về tập hợp lực lượng đã thay đổi: gắn với thành lập hội, tổ chức chính trị.

D. về cuộc vận động cứu nước đã thay đổi: cầu viện bên ngoài giúp đỡ.

Câu 40. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng khắp thế giới đã tác động như thế nào đến tình hình Việt Nam (1939 – 1941)?

A. Kinh tế nước ta bươc vào giai đoạn suy thoái, khủng hoảng trầm trọng.

B. Đới sống của nhân dân vô cùng cực khổ, các giai cấp phân hóa mạnh mẽ.

C. Đời sống nhân dân the cực khổ, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu.

D. Tạo ra thời cơ khách quan thuận lợi cho ta tiến lên giành chính quèn trong cả nước.

Lời giải


Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương 3 - Vật lí 7

Đề bài

Câu 1. Những ngày hanh khô. khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì:

A . lược nhựa chuyến động thẳng kéo sợi tóc thẳng ra.

B. các sợi tóc trơn hơn và bị cuốn thẳng ra.

C. tóc đang rối, bị chải thì thẳng ra.

D. khi cọ xát với tóc lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra.

Câu 2. Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?

A. Trời nắng.

B. Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí.

C. Gió mạnh.

D. Không mưa, không nắng.

Câu 3. Hai mảnh pôliêtilen nhiễm điện đẩy nhau. Thanh thủy tinh nhiễm điện và mảnh pôliêtilen nhiễm điện hút nhau. Hiện tượng trên đưa đến kết luận như sau. Chỉ ra kết luận sai?

A. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.

B. Điện tích cùng loại thì đẩy nhau, điện tích khác loại thì hút nhau.

C. Các vật nhiễm điện thì hút hoặc đẩy nhau.

D. Các vật nhiễm điện hút hoặc đẩy nhau dù ở rất xa nhau.

Câu 4. Chọn câu đúng:

A. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện âm thì A và B đẩy nhau.

B. Nếu vật A tích điện âm,  vật B tích điện dương thì A và B đẩy nhau.

C. Nếu vật A tích điện dương và vật B tích điện âm thì A và B hút nhau.

D. Neu vật A tích điện dương, vật B tích điện dương thì A và B hút nhau.

Câu 5. Dùng mảnh vải khô cọ xát, thì có thể làm cho vật nào sau đây mang điện tích?

A. Một ống bằng nhôm.                                B. Một ống bằng gỗ.

C. Một ống bằng giấy.                                D. Một ống bằng nhựa.

Câu 6. Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?

A. Quạt máy.                     B. Acquy.

C. Bếp lửa.                        D. Đèn pin.

Câu 7. Chọn câu trả lời đúng.

Ba kim loại thường dùng để làm vật dẫn điện là:

A. Đồng, nhôm, sắt.

B. Chì, vônfram, kẽm.

C. Thiếc, vàng, nhôm.

D. Đồng, vônfram. thép.

Câu 8. M là vật nhiễm điện nhưng chưa biết rõ nhiễm diện tích (+) hay nhiễm điện tích (—). Khi đưa vật M tới gần vật N thì thấy hai vật đẩy nhau. Hỏi vật N đang ở trạng thái nào dưới đây?

A .Nhiễm điện tích (+)

B. Nhiễm điện tích (-)

C. Nhiễm điện tích (+) hoặc (-) 

D. Không nhiễm điện

Câu 9. Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Mạch điện kín là mạch gồm các thiết bị điện nối kín hai đầu với nhau.

B. Mạch điện kín là mạch nối liền các thiết bị điện với hai cực của nguồn điện.

C. Muốn mắc một mạch điện kín thì phải có nguồn điện và các thiết bị dùng điện cùng dây nối.

D. Mỗi nguồn điện đều có hai cực, dòng điện chạy trong mạch kín nối liền các thiêt bị điện với hai cực nguôn điện.

Câu 10. Phát biểu nào dưới đây sai?

A. Mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương, quay xung quanh hạt nhân là các êlectron mang điện tích âm.

B. Bình thường nguyên tử trung hòa về điện.

C Trong kim loại không có êlectron tự do.

D. Trong kim loại có êlectron tự do.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Chương 3 - Vật lí 7

Đề bài

Câu 1. Trong các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát, vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là:

A. xác định xem các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp có bị hút hoặc đẩy không.

B. xác định xem bóng đèn bút thử điện có sáng lên hay không.

C. những vật "thử", qua biểu hiện của chúng mà là xác định được một vật có nhiễm điện hay không.

D. tạo ra hiện tượng hút hoặc đẩy, sáng hay không sáng.

Câu 2. Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì:

A. Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi.

B. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi.

C. Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi.

D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt.

Câu 3. Mảnh len sau khi cọ xát vào pôliêtilen và mảnh lụa sau khi cọ xát vào thủy tinh thì chúng hút nhau vì:

A. chúng đều nhiễm điện.

B.chúng nhiễm điện khác loại.

C. mảnh lụa nhiễm điện dương, len nhiễm điện âm.

D. mảnh len nhiễm điện tích dương, mảnh lụa nhiễm điện tích âm.

Câu 4. Vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử. Nguyên tử gồm:

A. Hạt nhân ở giữa mang điện tích âm, các điện tích dương chuyển động quanh hạt nhân.

B. Hạt nhân không mang điện tích, các điện tích dương và âm quay xung quanh hạt nhân.

C. Hạt nhân mang điện tích dương, các êlectron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân.

D. Hạt nhân mang điện tích dương, các êleclron mang điện tích dương quay xung quanh hạt nhân.

Câu 5. Cách nào sau đây có thể làm thước nhựa nhiễm điện?

A. Đưa thước nhựa chạm vào cực dương của nguồn điện.

B. Hơ nóng thước nhựa.

C. Cọ xát thước nhựa vào vải khô.

D. Phơi thước nhựa ở ngoài nắng.

Câu 6. Khi xem xét một nguồn điện như pin hay acquy, điều mà ta cần quan tâm nhất là:

A. kích thước lớn hay nhỏ, hình thức có đẹp không.

B. giá tiền là bao nhiêu

C. mới hay cũ.

D. khả năng cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện một dòng điện mạnh hay yếu và trong thời gian bao lâu.

Câu 7. Trong nguyên tử hạt có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác là:

A .hạt nhân.                                               B. hạt nhân và êlectron.

C. êlectron.                                                D. không có loại hạt nào.

Câu 8. Vật nào dưới đây là vật cách điện?

A. Một đoạn dây thép.                             

B. Một đoạn dây nhôm.

C. Một đoạn dây nhựa.      

D. Một đoạn ruột bút chì.

Câu 9. Chọn câu trả lời đúng.

Trong kim loại êlectron tự do là những êleclron

A . quay xung quanh hạt nhân.

B. chuyển động được từ vị trí này đến vị trí khác.

C. thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại.

D. chuyển động có hướng.

Câu 10. Những chất nào sau đây là chất dẫn điện.

A. Không khí ở điều kiện bình thường.      B. Dây đồng.                                              C. Nước cất.                                                D. Cao su xốp.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương 3 - Vật lí 7

Đề bài

Câu 1. Phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Êlectron tự do là êlectron thoát ra khỏi nguyên tử và có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác.

B. Trong kim loại các hạt nhân cũng có thể dịch chuyển tự do.

C. Vật nhiễm điện dương là vật thừa êlectron.

D. Vật nhiễm điện âm là vật thiếu êlectron.

Câu 2. Cọ xát mảnh pôliêtilen bằng miếng len rồi dưa miếng len này lại gần mảnh pôliêtilen thì chúng hút nhau.

Phát biểu nào dưới đây sai?

A. Điện tích trong hai mảnh nói trên là khác loại.

B. Mảnh pôliêtilen nhiễm điện âm, mảnh len nhiễm điện dương.

C. Một số êlectron đã từ mảnh len dịch chuyến sang mảnh pôliêtilen.

D. Mảnh pôliêtilen nhiễm điện, còn mảnh len không nhiễm điện.

Câu 3. Câu phát biểu nào dưới đây sai?

A. Dòng điện là dòng các điện tích chuyển dời có hướng.

B. Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron chuyến dời có hướng.

C. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện.

D. Dòng điện là dòng điện tích âm chuyển động tự do.

Câu 4. Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe. sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Nguyên nhân là do:

A. Bộ phận điện của xe bị hư hỏng.

B. Thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện.

C. Do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt dộng.

D. Do ngoài trời sắp có cơn dông.

Câu 5. Tại sao khi ta cầm một thanh kim loại vào tay, rồi cọ xát nó vào len dạ thì không thấy nó nhiễm điện? Chọn câu giải thích có lí.

A. Trong kim loại đã có sẵn các êlectron tự do.

B. Điện tích xuất hiện đã chạy qua người ta xuống đất.

C. Kim loại là vật dẫn điện nên không nhiễm điện khi cọ xát.

D. Kim loại là vật trung hòa về điện.

Câu 6. Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

Câu 7. Chất dẫn điện là gì? Cho ví dụ. Chất cách điện là gì? Cho ví dụ.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Chương 3 - Vật lí 7

Đề bài

Câu 1. Biết thanh thủy tinh tích điện dương sau khi cọ xát vào lụa. Lấv mảnh vải khô cọ xát vào thước nhựa thì thước nhựa tích điện âm. Đưa mảnh lụa và mảnh vải lại gần nhau thì chúng đấy hay hút nhau, vì sao?

A. Đẩy nhau vỉ mảnh lụa tích điện âm, mảnh vải tích điện dương.

B. Hút nhau vì mảnh lụa tích điện âm, mảnh vải tích điện dương.

C. Đẩy nhau vì chúng đều tích điện âm.

D. Hút nhau vì chúng tích điện khác dấu.

Câu 2. Khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì lược nhựa nhiễm điện âm, tóc nhiễm điện dương vì:

A. chúng hút lẫn nhau.

B. êlectron dịch chuyển từ lược nhựa sang tóc.

C. một số êlectron đã dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa. Lược nhựa thừa êlectron nên tích điện âm, còn tóc thiếu êlectron nên tích điện dương.

D. lược nhựa thiếu êlectron, còn tóc thừa êlectron.

Câu 3. Vật bị nhiễm điện không có khả năng hút các vật nào dưới đây?

A. Ống nhôm treo bằng sợi chỉ.

C. Ống giấy treo bằng sợi chỉ.

B. Vật nhiễm điện trái dấu với nó.

D. Vật nhiễm điện cùng dấu với nó.

Câu 4. Năm dụng cụ hay thiết bị diện sử dụng nguồn diện là:

A. Đèn pin, rađio, đồng hồ chạy bằng pin, máy tính bỏ túi, điện thoại di động.

B. Ti vi, rađio, máy rung, quạt điện, bánh xe nước.

C. Bóng đèn, bếp điện, máy bơm, máy điện thoại, đèn pin.

D. Bút thử điện, máy chụp hình, xay trái cây, radio.

Câu 5. Tia chớp là do các điện tích chuyển dộng rất nhanh qua không khí tạo ra. Trong trường hợp này không khí tại đó

A .tạo thành dòng điện.                                B. phát sáng.

C. trở thành vật liệu dẫn điện.                      D. nóng lên.

Câu 6. Khi nào một vật mang điện tích âm. mang diện tích dương?

Câu 7. Tại sao ở các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Chương 3 - Vật lí 7

Đề bài

Câu 1. Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Vì sao?

Câu 2. Tại sao khi ta cầm một thanh kim loại vào tay, rồi cọ xát nó vào len dạ thì không thấy nó nhiễm điện?

Câu 3. Trong các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát, vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là gì?

Câu 4. Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì sao?        

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Chương 3 - Vật lí 7

Đề bài

Câu 1. Cho 3 vật nhiễm điện A, B, C. Nếu A hút B, B hút C và biết rằng chỉ một trong ba điện tích là dương thì dấu của các diện tích như thế nào?

Câu 2. Vì sao kim loại là vật liệu dẫn điện?

Câu 3. Cho sơ đồ mạch điện như ở hình 24 các bóng đèn sẽ như thế nào nếu các khóa K như sau:

A .Cả 3 công tắc đều đóng.

B. K\(_1\) , K\(_2\) đóng, K\(_3\) mở.

C. K\(_1\) , K\(_3\) đóng, K\(_2\) mở.

D. K\(_1\) đóng, K\(_2\) và K\(_3\) mở.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7 - Chương 3 - Vật lí 7

Đề bài

Câu 1. Khi chạm một đầu bút thử điện vào một trong hai lỗ của ổ lấy điện, đèn của bút thử điện chỉ sáng khi tay ta chạm vào núm kim loại ở đâu kia của bút. Điều này chứng tỏ cơ thể người là:

A.vật nhiễm điện.       B. vật liệu dẫn điện.

C. vật cách điện.        D. vật có khả năng tích điện.

Câu 2. Chọn câu đúng:

A. Chiếu dòng điện được quy ước là chiều từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện.

B. Chiều dòng điện được quy ước là chiều từ cực có dánh đấu + qua vật dẫn tới cực có đánh

dấu - của của viên pin.

C. Chiều dòng điện được quy ước là chiều từ cực có sơn màu đỏ qua vật dẫn tới cực có sơn màu đen của bình acquy.

D. Các câu A, B, C đều đúng.

Câu 3. Sự phát sáng khi có dòng diện đi qua được dùng để chế tạo các thiết bị nào sau đây:

A. Ấm đun nước.           B. Bàn là.

C. Rađiô.                      D. Đèn ống.

Câu 4.

Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải:

A. ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch.

B. nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian.

C. ngâm cuộn dây troog dung dịch muối kẽm, rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch nàv.

D. nối cuộn  dây thép với cực dương nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kèm và cho dòng điện chạy qua dung dịch.

Câu 5. Mối liên hệ giữa số chỉ của ampe kế với độ sáng của đèn được 4 học sinh phát biểu như sau. Hỏi phát biểu nào dưới dây là sai?

A. Đèn chưa sáng khi số chỉ ampe kế còn rất nhỏ.

B. Đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.

C. Số chỉ của ampe kế giảm đi thì độ sáng của đèn giảm đi.

D. Số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn không liên hệ gì với nhau.

Câu 6. Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có khả năng hút các vật bằng sắt thép.

B. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có khả năng làm quay kim nam châm.

C. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt có khả năng hút mọi vật bằng sắt, thép và làm quay kim nam châm.

D. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có tác dụng (vai trò) như một nam châm.

Câu 7. Một bóng đèn pin chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,5A. Nếu cho dòng điện có cường độ dưới đây chạy qua đèn thì trường hợp nào đèn sáng mạnh nhất?

A. 0,7 A                   C. 0,45A.

B. 0,60A.                 D. 0,48A.

 Câu 8. Chọn kết luận sai trong các kết luận dưới dây?

A. Cường độ dòng điện càng lớn thì tác dụng sinh lí càng yếu.

B. Dòng điện càng mạnh thì tác dụng nhiệt của nó càng lớn.

C. Cường độ dòng điện càng lớn thì tính chất từ của nam châm điện càng mạnh.

D. Trong cùng một khoảng thời gian, cường dộ dòng điện càng lớn thì lượng đồng bám vào thỏi than càne nhiều.

Câu 9. Chọn câu trả lời sai.

Vôn kế là dụng cụ để đo:

A. hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện.

B. hiệu điện thế giữa hai đầu bóna đèn.

C. hiệu điện thế giữa hai điểm của một đoạn mạch.

D. hiệu điện thế của cực dương nguồn điện hay của một điểm nào đó trên mạch điện.

Câu 10. Chọn câu trả lời sai. 

Trong mạch điện như hình 25, khi nối A, B bằng một dây dẫn thì:

A. ampe kế có thể bị cháy.

B. nguồn điện có thể bị hư hại.

C. dây tóc bóng đèn đứt.       

D. dây dẫn sẽ nóng lên.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8 - Chương 3 - Vật lí 7

Đề bài

Câu 1. Khi cho dòng điện đi qua máy sấy tóc, dòng điện đã gây ra các tác dụng nào?

A. Từ và hoá.             B. Quang và hóa.

C. Từ và nhiệt.           D. Từ và quang.

Câu 2. Ampe kế có giới hạn đo nào dưới đây là phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn pin (cho phép dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,35A):

A. 100mA.                B. 2A.

C. 0.5A.                    D. 1A.

Câu 3. Biết cường độ dòng điện định mức của một bếp điện là 4,5A. Cho các dòng điện có các cường độ sau đây chạy qua bếp, hỏi trường hợp nào dây may so của bếp sẽ đứt?

A. 4,5A.    B. 4,3A.   C. 3,8A.    D. 5,5A.

Câu 4. Cường độ dòng điện cho ta biết:

A. độ mạnh của dòng điện.

B. dòng điện do nguồn điện nào gây ra.

C. dòng điện do các hạt mang điện dương hoặc âm tạo nên.

D. tác dụng nhiệt hoặc tác dụng hoá học của dòng điện.

Câu 5. Để đo cường độ dòng điện, người ta có thể dùng:

A. ampe kế.

B. đồng hồ đa năng dùng kim chi thị.

C. đồng hồ đa năng hiện số.

D. Cả 3 dụng cụ trên.

Câu 6. Nếu hai bóng đèn A và B được mắc song song và nối vào nguồn điện thì nếu bóng đèn A bị đứt dây tóc thì:

A. độ sáng của bóng đèn B vẫn không đổi vì hiệu điện thế ở hai đâu đèn B không đổi.

B. độ sáng của bóng đèn B tăng lên vì cường độ dòng điện tập trung vào một bóng.

C. độ sáng của bóng đèn B giảm vì mạch chỉ còn một bóng.

D. bóng đèn B cũng bị đứt dây tóc theo.

Câu 7. Vôn kế trong sơ đồ nào ở hình 26 đo hiệu điện thế của nguồn?

 

Câu 8. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai bóng đèn như nhau mắc nổi tiếp có giá trị nào dưới đây?

A. Bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.

B. Nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.

C. Bằng hiệu điện thế trên mỗi đèn.

D. Lớn hơn tồng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.

Câu 9. Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống.

Dòng điện……………..chạy qua cơ thế người khi chạm vào mạch điện tại một vị

trí………..của cơ thể.

A. có thể; bất kì nào.                                    B. có thể; tay, chân,

C. sẽ; trên đầu tóc.                                      D. không thể; nào đó.

Câu 10. Phát biểu nào dưới đây sai?

A. Cơ thể người và động vật là những vật dẫn điện.

B. Cơ thể người và động vật không cho dòng điện chạy qua.

C. Sẽ không có dòng điện chạy qua cơ thể khi lỡ có chạm tay vào dây điện nếu chân ta đi dép nhựa, đứng trên bàn (cách điện với đất).

D. Không nên đến gần đường dây điện cao thế.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 9 - Chương 3 - Vật lí 7

Đề bài

Câu 1. Hiệu điện thế xuất hiện ở:

A. hai đầu của bình acquy.

B. hai đầu đi-na-mô đứng yên.

C. ở một đầu của viên pin.

D. hai điểm bất kì trên dây dẫn không có dòng điện đi qua.

Câu 2. Để đo hiệu điện thế ở hai đầu một thiết bị điện nào đó, ta mắc vôn kế:

A. vào hai đầu của thiết bị.

B. nối tiếp với thiết bị.

C. bên trong thiết bị.

D. các cách A và B đều dược.

Câu 3. Vôn kế trong sơ đồ nào ở hình 27 không thể đo hiệu điện thế của bóng đèn?

 Câu 4. Con số 220V ghi trên một bóng đèn có nghĩa nào dưới đây?

A. Giữa hai đầu bóng đèn luôn có hiệu điện thế là 220V.

B. Đèn chỉ sáng khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 220V.

C. Bóng đèn đó có thể tạo ra được một hiệu điện thế là 220V.

D. Để đèn sángti bình thường thì hiệu điện thế ở hai đầu bóng đèn phải là 220V.

Câu 5. Những điều nào sau đây sai khi sửa chữa hoặc thay thế cầu chì?

A. Thay dây chì bằng dây đồng để tăng độ dẫn điện.

B. Thay bằng dây chì lớn hơn để lâu bị đứt.

C. Thay dây chì trực tiếp vào ô cầu chì, không dùng nắp cầu chì nữa.

D. Tất cả các điều trên.

Câu 6. Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải làm như thế nào?

Câu 7. a) Làm thế nào để biết các bóng đèn trong một mạch điện được mắc nối tiếp hay song song?

b) Trong các hình vẽ sau cho biết mạch điện nào có các bóng đèn mắc nối tiếp? mắc song song ?

    

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 10 - Chương 3 - Vật lí 7

Đề bài

Câu 1. Trường hợp nào sau đây không có hiệu điện thế?

A. Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng.

B. Giữa hai cực của một acquv trong mạch kín thắp sáng bóng đèn.

C. Giữa hai đầu một bóng đèn khi chưa mắc nó vào mạch điện.

D. Giữa hai cực của một pin còn mới để trên bàn.

Câu 2. Có ba nguồn điện 4,5V; 6V; 9V và hai bóng đèn giống nhau đều ghi 6V, cần mắc song song hai bóng đèn này vào một trong ba nguồn điện trên.

Dùng nguồn điện nào là phù hợp nhất, vì sao?

A. nguồn điện 9V.                                        B. nguồn điện 6V.

C. nguồn 4,5.                                              D. nguồn điện nào cũng dược.

Câu 3. Cho một nguồn điện 12V và hai bóng đèn giống nhau có ghi 6V. Để mỗi đèn đều sáng bình thường thì phải mắc mạch điện như thế nào?

A. Lần lượt nối hai đầu mỗi bóng đèn với hai cực của nguồn.

B. Hai bóng đèn mắc song song vào hai cực của nguồn.

C. Hai bóng đèn mắc nối tiếp vào hai cực của nguồn.

D. Không có cách mắc nào để cả hai đèn sáng bình thường.

Câu 4. Vôn kế trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây có số chỉ bằng 0? (Hình 28 )

Câu 5. Đặc điểm của đoạn mạch có các bóng đèn mắc nối tiếp là:

A. Dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch.

B. Dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch, và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.

C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.

D. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế trên mỗi đèn.

Câu 6. Để mạ vàng cho một vỏ đồng hồ thì phái làm như thế nào?

Câu 7. Hãy xác định giá trị của cường độ dòng điện tương ứng với vị trí các kim 1 và 2 nếu GHĐ của các thang đo là?

A. 12A    B. 120mA   C.6A    D. 6mA

Vào bảng sau:            

GHĐ của thang đo

      Độ chia nhỏ nhất

       Kim 1

   ( 5 độ chia)

       Kim 2

  ( 19 độ chia)

A.12V

 

 

 

B.120mA

 

 

 

C.6A

 

 

 

D.6mA

 

 

 

 

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 11 - Chương 3 - Vật lí 7

Đề bài

Câu 1. Tại sao ở một số vật dụng (bàn ủi, bếp điện...), các dây dẫn điện còn được bọc thêm lớp vải ở ngoài?

Câu 2. Trên một bóng đèn có ghi 6V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thê U\(_1\) = 4V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I\(_1\) , khi đặt hiệu điện thế U\(_2\)  = 5V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I\(_2\).

a) Hãy so sánh I\(_1\) và I\(_2\) . Giải thích.

b) Phải đặt giữa hai đầu bóng đèn một hiệu điện thế là bao nhiêu để đèn sáng bình thường? Vì sao?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 12 - Chương 3 - Vật lí 7

Đề bài

Cho mạch điện như sơ đồ sau: Biết rằng U\(_{13}\)  = 8,9V, U\(_{12}\) = 6V và khi công tắc k đóng ampe kế A \(_1\) chỉ 0,5A.

1. Hãy chọn số thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a) I\(_1\)  = I\(_2\) = …

b) U\(_{13}\)  = U\(_{12}\) + U\(_{23}\)  = …

c) U\(_{23}\) = …

2. Nêu cách mắc vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu nguồn điện. Vôn kế đó phải có giới hạn đo tối thiểu là bao nhiêu?

3. Tại sao hiệu điện thế giữa hai điểm 1 và 3 không bằng 9V?

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”