1.
Phương pháp:
Để tính số sản phẩm trung bình mỗi ngày làm được ta lấy tổng số sản phẩm làm được trong 3 ngày chia cho 3.
Cách giải:
Trung bình mỗi ngày tổ sản xuất đó làm được số sản phầm là:
(42 + 45 + 48) : 3 = 45 (sản phẩm)
Ta có bảng kết quả như sau:
A. 44 sản phẩm
|
S
|
B. 45 sản phẩm
|
Đ
|
C. 46 sản phẩm
|
S
|
2.
Phương pháp:
- Tìm nửa chu vi = chu vi : 2.
- Tìm chiều dài, chiều rộng theo bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2 ; Số bé = (Tổng - Hiệu) : 2
- Tìm diện tích = chiều dài ⨯ chiều rộng.
Cách giải:
Nửa chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:
164 : 2 = 82 (m)
Chiều dài mảnh vườn đó là:
(82 + 9,4) : 2 = 45,7 (m)
Chiều rộng mảnh vườn đó là:
82 - 45,7 = 36,3 (m)
Diện tích mảnh vườn đó là:
45,7 ⨯ 36,3 = 1658,91 (m2)
Ta có bảng kết quả như sau:
A. 1658,91m2
|
Đ
|
B. 1758,91m2
|
S
|
C. 1700m2
|
S
|
3.
Phương pháp:
Tìm số học sinh nam, số học sinh nữ theo dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Cách giải:
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 3 = 5 (phần)
Khối lớp 5 có số học sinh nữ là:
215 : 5 ⨯ 2 = 86 (học sinh)
Khối lớp 5 có số học sinh nam là:
215 - 86 = 129 (học sinh)
Ta có bảng kết quả như sau:
A. 86 nữ, 129 nam
|
Đ
|
B. 80 nữ, 135 nam
|
S
|
4.
Phương pháp:
Để làm xong một công việc, càng có nhiều người thì thời gian hoàn thành công việc đó càng giảm. Vậy đây là bài toán tỉ lệ nghịch.
Với dạng bài về quan hệ tỉ lệ, ta có thể làm theo 2 cách sau:
Cách 1: dùng phương pháp rút về đơn vị.
Cách 2: ta dùng phương pháp tìm tỉ số: số người tăng lên bao nhiêu lần thì số ngày làm phải giảm đi bấy nhiêu lần.
Cách giải:
(Phương pháp rút về đơn vị)
1 người làm xong công trình đó trong số ngày là:
12 ⨯ 9 = 108 (ngày)
Nếu có 18 người làm xong công trình đó trong số ngày là:
108 : 18 = 6 (ngày)
Chọn C.
5.
Phương pháp:
- Tính quãng đường đi được trong giờ thứ ba ta lấy tổng quãng đường đi được trong hai giờ đầu chia cho 2.
- Tính quãng đường trung bình mỗi giờ đi được ta lấy tổng quãng đường đi được trong ba giờ chia cho 3.
Cách giải:
Quãng đường đi trong giờ thứ ba là:
(36 + 42) : 2 = 39 (km/giờ)
Trung bình mỗi giờ người đó đi được số ki lô mét là:
(36 + 42 + 39) : 3 = 39 (km/giờ)
Đáp số: 39 km/giờ.
6.
Phương pháp:
- Đổi 4,2 tạ = 420kg.
- Tìm số gạo mỗi loại bán được theo dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Cách giải:
Đổi 4,2 tạ = 420kg.
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
3 + 4 = 7 (phần)
Số gạo nếp bán được là:
420 : 7 ⨯ 3 = 180 (kg)
Số gạo tẻ bán được là:
420 – 180 = 240 (kg)
Đáp số: Gạo nếp: 180kg;
Gạo tẻ: 240kg.
7.
Phương pháp:
Tìm hai số theo dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Cách giải:
Ta có sơ đồ:
Hiệu số phần bằng nhau là:
5 - 3 = 2 (phần)
Số bé là:
84,2 : 2 ⨯ 3 = 126,3.
Số lớn là:
126,3 + 84,2 = 210,5.
Đáp số: Số bé: 126,3;
Số lớn: 210,5.