Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 10

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguồn gốc của loài người:

A.  Do một lực lượng siêu nhân tạo ra. 

B. Do từ hành tinh khác xâm lược vào.

C. Do quá trình tiến hóa từ Vượn người thành người.

D. Cả 3 phương án trên

Câu 2: Thế nào là thị tộc?

A. Là nhóm người có chung dòng máu

B. Là nhóm người hơn 10 gia đình

C. Là nhóm người cùng sống với nhau

D. Là nhóm người sống ở cùng địa bàn

Câu 3: Bộ lạc là

A. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng nguồn gốc tổ tiên.

B. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng hợp tác với nhau trong lao động.

C. tập hợp các gia đình cùng chung huyết thống.

D. tập hợp các gia đình cùng lao động trên một khu vực.

Câu 4: Các yếu tố hình thành nhà nước cổ đại phương đông?

A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi

B. Do nhu cầu trị thủy           

C. Do nhu cầu chống ngoại xâm 

D. Cả 3 phương án trên

Câu 5: Đặc trưng của hàng hóa chiếm hữu nô lệ phương tây?

A. Nghề trồng lúa nước 

B. Hàng hóa thủ công nghiệp

C. Hàng hóa công thương

D. Nô lệ

Câu 6: Các yếu tố hình thành Nhà nước phong kiến?

A. Đất nước thống nhất về biên giới lãnh thổ

B. Kinh tế phát triển làm thay đổi quan hệ bóc lột.

C. Nhà nước được xây dựng hoàn chỉnh

D. Cả 3 phương án trên

Câu 7: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm nổi bật của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á

A. Các quốc gia nhỏ, phân tán trên địa bàn hẹp

B. Hình thành tương đối sớm

C. Sống riêng rẽ, nhiều khi xảy ra tranh chấp với nhau

D. Sớm phải đương đầu với làn sóng thiên di từ phương Bắc xuống

Câu 8: Lực lượng xã hội chính ở Phương Đông cổ đại?

A.  Quý tộc tăng lữ 

B. Nông dân công xã                                                 

C. Nô tỳ 

D. Cả 3 phương án trên

Câu 9: Lực lượng xã hội chính ở phương Tây cổ đại?

A.  Quý tộc tăng lữ

B. Nông dân công xã 

C. Nô tỳ 

D. Chủ nô và nô lệ

Câu 10: Vì sao nói xã hội phương tây cổ đại là xã hội chiếm nô điển hình?

A. Quý tộc tăng lữ đóng vai trò chính

B. Nông dân công xã đóng vai trò chính

C. Nô tỳ đóng vai trò chính 

D. Lực lượng nô lệ đóng vai trò chính

B- PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Vẽ sơ đồ và giải thích tổ chức xã hội phương đông cổ đại. Vì sao nói đây là xã hội "chiếm nô" không rõ nét, không điển hình?

Câu 2: Phân tích đặc điểm và nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa nông dân trong thế kỉ XIX?

Lời giải

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1.C

2.C

3.A

4.D

5.D

6.C

7.D

8.D

9.D

10.D

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1

Cách giải:

*Vẽ sơ đồ: 

- Vua: đứng đầu nắm giữ mọi quyền hành.

- Quý tộc: Gồm các quan lại ở địa phương, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi tôn giáo. Họ có nhiều đặc quyền, đặc lợi.

- Nông dân công xã: Chiếm số đông trong xã hội, là thành viên của công xã. Họ nhận ruộng của công xã cày cấy và nộp tô thuế cho quan lại địa phương, Nhà nước. Với nghề nông là chính nên nông dân công xã là lực lượng đông đảo nhất, có vai trò lớn trong sản xuất, họ tự nuôi sống bản thân cùng gia đình và nộp thuế cho quý tộc. Ngoài ra họ còn phải làm một số nghĩa vụ khác như đi lính, xây dựng các công trình công cộng.

- Nô lệ chủ yếu là tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ không trả được hoặc bị phạm tội. Vai trò của họ là làm các việc nặng, khó nhọc và hầu hạ quý tộc.

*Xã hội cổ đại phương Đông là xã hội chiếm nô không rõ nét, không “điển hình” do:

Ở xã hội phương Đông cũng luôn tồn tại những mâu thuẫn giai cấp. Giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị hết sức gay gắt. Nhưng đây lại là những xã hội có chế độ chiếm hữu nô lệ không điển hình (chế độ nô lệ gia trưởng). Nô lệ ở đây là thiểu số trong thành phần dân chúng (dưới 5%). Họ chủ yếu là các nô tỳ, gói trọn cuộc sống trong gia đình chủ, được trả tiền công theo công việc, ít mâu thuân về quyền lợi. Họ phân tán khắp nơi, không bao giờ sống tập trung và vì vậy hoàn toàn không có khái niệm nô lệ. Và đặc biệt nô lệ ở phương Đông không phải là lực lượng lao động chính làm ra của cải vật chất nuôi sống xã hội. Không là lực lượng có mâu thuẫn sâu sắc với giai cấp thống trị, không là lực lượng thúc đẩy xã hội phát triển.

Câu 2:

*Đặc điểm:

- Phong trào đấu tranh của nhân dân chống chính quyền và giai cấp thống trị ở nửa dầu thế kỉ XIX đã diễn ra suốt từ đầu thời Nguyễn cho đến những năm 50 chứ không mang tính giai đoạn như ở các thế kỉ trước.

- Phong trào đã lôi cuốn toàn bộ nhưng người bị trị, từ nông dân, thợ thủ công, nho sĩ, quan lại cấp dưới, … miền xuôi đên binh lính, các dân tộc ít người, tất nhiên ở những mức độ khác nhau ở vùng này hay vùng khác. 

*Nguyên nhân thất bại:

- Khách quan: triều đình được trang bị nhiều vũ khí, quân đội được tập luyện.

- Chủ quan: các cuộc khởi nghĩa còn mang tính tự phát, địa phương, riêng rẽ, chưa có sự đoàn kết, trang bị vũ khí thô sơ, chưa có đường lối đúng đắn.