Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 10

I. TRẮC NGHIỆM (8,0 điểm)

Câu 1: Vì sao trong thời cổ đại người Ai Cập rất giỏi về hình học?

A. Do nhu cầu đo lại ruộng đất và xây dựng các công trình kiến trúc.

B. Do nhu cầu đo lại ruộng đất và chia đất cho nông dân.

C. Phải vẽ các hình để xây tháp và tính diện tích nhà ở của vua.

D. Phải tính toán trong quá trình xây dựng các công trình kiến trúc.

Câu 2: Trong thời phong kiến, Việt Nam đã tiếp thu tư tưởng nào từ Trung Quốc?

A. Đạo giáo.                       B. Hinđu giáo.

C. Nho giáo.                       D. Phật giáo.

Câu 3: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được gọi là các "quốc gia phong kiến dân tộc" vì

A. cho phép một bộ tộc đông nhất đàn áp, thống trị các bộ tộc khác.

B. chọn ngôn ngữ của một bộ tộc làm ngôn ngữ chính.

C. lấy một bộ tộc đông nhất và phát triển nhất làm nòng cốt.

D. có một bộ tộc phát triển nhất chi phối các bộ tộc khác.

Câu 4: Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ:

A. Quý tộc và tăng lữ

B. Quan lại, quý tộc, tăng lữ.

C. Giai cấp tư sản giàu có.

D. Quan lại và một số nông dân giàu có.

Câu 5: Ở Trung Quốc, Nho giáo là một trường phái tư tưởng xuất hiện vào thời kì nào? Do ai sáng lập?

A. Thời phong kiến Tần - Hán, do Khổng Tử sáng lập

B. Thời cổ đại, do Khổng Minh sáng lập.

C. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, do Mạnh Tử sáng lập

D. Thời cổ đại, do Khổng Tử sáng lập.

Câu 6: Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao vào thời nhà nào?

A. Thời nhà Tống          B. Thời nhà Đường

C. Thời nhà Tần            D. Thời nhà Hán

Câu 7: Phật giáo được truyền bá rộng khắp dưới thời vua nào của ấn Độ?

A. A-sô-ca.                   B. A-cơ-ba

C. Bim-bi-sa-ra             D. Gup-ta

Câu 8: Yếu tố nào sau đây của văn hóa Việt Nam không chịu ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Ấn Độ?

A. Chữ viết.                  B. Giáo dục.

C. Kiến trúc.                  D. Tôn giáo.

Câu 9: Vương triều Gup-ta có bao nhiêu đời vua? Trải qua bao nhiêu năm ?

A. 9 đời vua - 150 năm

B. 8 đời vua - 140 năm

C. 10 đời vua - 150 năm

D. 7 đời vua - 120 năm

Câu 10: Điểm chung dẫn tới sự ra đời sớm của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì?

A. Sự gắn kết giữa các công xã để phát triển kinh tế.

B. Sự gắn kết giữa các công xã để trị thủy.

C. Sự gắn kết giữa các công xã để chống ngoại xâm.

D. Sự gắn kết giữa các công xã để săn bắt, hái lượm.

Câu 11: Trong bốn thần chủ yếu mà người ấn Độ thờ, thần Bra-ma gọi là thần gì?

A. Thần Tàn phá

B. Thần Bảo hộ

C. Thần Sấm sét

D. Thần Sáng tạo thế giới.

Câu 12: Để chứng tỏ quyền lực, ý muốn của mình, các ông vua cuối triều đại Mô-gôn ở Ấn Độ đã

A. xây dựng khối hòa hợp dân tộc, hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo.

B. tăng cường quân sự tiến hành chiến tranh xâm lược.

C. xây dựng một chính quyền mạnh dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc.

D. cho khởi công xây dựng nhiều công trình kiến trúc.

Câu 13: Đặc điểm của Thị quốc ở Địa Trung Hải là gì?

A. ở Địa Trung Hải mỗi thành thị là một quốc gia.

B. ở Địa Trung Hải mỗi thành thị có nhiều quốc gia.

C. ở Địa Trung Hải nhiều quốc gia có thành thị.

D. ở Địa Trung Hải có nhiều phụ nữ sống ở thành thị.

Câu 14: Vương triều Hồi giáo Đê-li do người gốc ở đâu lập nên?

A. Người Hồi giáo gốc Trung Á

B. Người Mông Cổ       

C. Người Ấn Độ

D. Người Trung Quốc

Câu 15: Trong các quốc gia cổ đại phương Đông: Trung Quốc, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Ai Cập, quốc gia nào được hình thành sớm nhất?

A. Ân Độ.                          B. Ai Cập

C. Trung Quốc                  D. Lưỡng Hà.

Câu 16: Chế độ phong kiến Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà nào?

A. Nhà Hạ.                        B. Nhà Tần.

C. Nhà Hán.                      D. Nhà Chu.

Câu 17: Dưới thời vua nào, nước Lan Xang chia thành 7 tỉnh?

A. Khún Bo-lom                  B. Chậu A Nụ

C. Xu-li-nha Vông-xa          D. Pha Ngừm

Câu 18: Yếu tố nào dưới đây không thuộc sự phát triển về văn hóa lâu đời của Ấn Độ?

A. Tôn giáo (Phật giáo và Hinđu giáo).

B. Chữ viết, đặc biệt là Chữ Phạn.

C. Phổ biến công trình kiến trúc Nho giáo.

D. Nghệ thuật kiến trúc đền chùa, tượng Phật.

Câu 19: Trong các thế kỉ X –XII, Campuchia trở thành một trong những vương quốc

A. Yếu và phục tùng các nước khác.

B. mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.

C. mạnh và chinh phục Trung Quốc.

D. mạnh nhất khu vục Đông Nam Á.

Câu 20: Người Hi Lạp và Rô-ma đã đưa các sản phẩm thủ công nghiệp bán ở đâu?

A. Khắp mọi miền ven biển Địa Trung Hải.

B. Khắp thế giới.

C. Khắp Trung Quốc và ấn Độ.

D. Khắp các nước phương Đông.

Câu 21: Xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo ... Đó là chính sách tiến bộ của ai?

A. Hác-sa                            B. A-cơ-ba

C. A-sô-ca                           D. Gúp -ta

Câu 22: Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Trung Quốc thời phong kiến với Việt Nam là

A. Lúc hòa hiếu, lúc chiến tranh.

B. Bế quan tỏa cảng.

C. Bành trướng, xâm lược.

D. Hòa hảo, mềm dẻo.

Câu 23: Các nước nào đã chịu ảnh hưởng rất rõ rệt về văn hóa truyền thống của ấn Độ?

A. Mông Cổ

B. Ấn Độ

C. Trung Quốc

D. Các nước Đông Nam á

Câu 24: Vào khoảng thời gian nào cư dân Đại Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt?

A. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN

B. Khoảng thiên niên kỉ II TCN

C. Khoảng thiên niên kỉ I TCN

D. Khoảng thiên niên kỉ III TCN

Câu 25: Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Đông là:

A. Thợ thủ công.        B. Thương nhân.

C. Nô lệ.                     D. Nông dân công xã

Câu 26: Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt, đó là:

A. Mùa khô và mùa hanh.

B. Mùa thu và mùa hạ.

C. Mùa khô và mùa mưa.

D. Mùa đông và mùa xuân.

Câu 27: Ghép nối đúng các vị vua sáng lập ra các triều đại phong kiến Trung Quốc sau?

1. Tần Thủy Hoàng a) Nhà Minh
2. Lưu Bang b) Nhà Đường
3. Lý Uyên  c) Nhà Tần
4. Chu Nguyên Chương d) Nhà Hán

A. 1 - a; 2 - b; 3 - c; 4 - d.

B. 1 - c; 2 - d; 3; b; 4 - a.

C. 1 - a; 2 - c; 3 - d; 4 - b.

D. 1 - d; 2 - c; 3 - c; 4 - a.

Câu 28 : Dựa vào yếu tố tự nhiên nào, cư dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn quả, ăn củ khác ?

A. Gió mùa kèm theo mưa

B. Mùa mưa tương đối nóng

C. Khí hậu mát, ẩm

D. Mùa khô tương đối lạnh, mát

Câu 29 : Hồi giáo không chiếm được ưu thế ở đất nước Ấn Độ vì

A. Người dân Ấn Độ gắn bó mật thiết với Hinđu giáo và Phật giáo.

B. Hồi giáo là một tôn giáo ngoại bang.

C. Hồi giáo mới được du nhập vào Ấn Độ.

D. Hồi giáo thực hiện các chính sách tôn giáo khắc nghiệt.

Câu 30. Vào thế kỉ XIII, Mông Cổ đã ba lần đem quân đánh nước nào ở Đông Nam Á?

A. Miến Điện                      B. Cam-pu-chia

C. Cham-pa                       D. Đại Việt

Câu 31: Nguyên nhân chính khiến Ấn Độ bị người từ bên ngoài xâm chiếm là

A. địa hình Ấn Độ bị chia rẽ, cô lập với bên ngoài.

B. trình độ kinh tế-quân sự của Ấn Độ kém phát triển.

C. người dân Ấn Độ phần lớn theo đạo Hồi.

D. Ấn Độ bị chia rẽ và phân tán thành nhiều quốc gia.

Câu 32: Quyền lực xã hội ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải nằm trong tay thành phần nào?

A. Bô lão của thị tộc

B. Vua chuyên chế

C. Chủ hộ, chủ xưởng, nhà buôn

D. Quốc tịch phong kiến

II. TỰ LUẬN (2,0 điểm)

Câu 1: Trình bày ý nghĩa của việc xuất hiện công cụ bằng sắt đối với vùng Địa Trung Hải?

Câu 2: Hãy nêu những nét tiêu biểu của văn hóa Cam-pu-chia và văn hóa Lào?

Lời giải

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1 2 3 4 5 6 7
A C C D D B A
8 9 10 11 12 13 14
B A B D D A A
15 16 17 18 19 20 21
B B C C B A B
22 23 24 25 26 27 28
C D C D C B A
29 30 31 32      
A D D C      

II. PHẦN TỰ LUẬN 

Câu 1.

Việc xuất hiện công cụ bằng sắt đã có ý nghĩa vô cùng to lớn đối vời vùng Địa Trung Hải:

- Thứ nhất, giúp cho công cuộc khai hoang đất làm màu của người dân trở nên dễ dàng hơn. Đất canh tác ngày càng được cày sâu, cuốc bẩm.

- Thứ hai, giúp người dân nơi đây nhanh chóng mở rộng diện tích trồng trọt, mang lại nhiều sản lượng cây trồng hơn.

- Thứ ba, công cụ bằng sắt xuất hiện đã mở ra một trình độ kĩ thuật cao hơn và toàn diện hơn trong nền kinh tế của các nước. Không chỉ nông nghiệp mà các ngành sản xuất thủ công nghiệp, hàng hóa tiền tệ cũng phát triển mạnh mẽ.

Câu 2.

* Văn hoá Cam-pu-chia:

- Chữ viết: sáng tạo ra những chữ viết của riêng mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ.

- Văn học: văn học dân gian và văn học viết với những câu chuyện có giá trị nghệ thuật. Phản ánh những tình cảm của con người đối với thiên nhiên, đất nước, giữa những con người cùng sống chung trong một cộng đồng.

- Kiến trúc: nổi tiếng nhất là quần thế kiến trúc Ăng-co Vát và Ăng-co Thom.

* Văn hoá Lào:

- Chữ viết: Người Lào sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ viết của Cam-pu-chia và Mi-an-ma.

- Đời sống văn hóa: Người Lào thích ca nhạc và ưa múa hát, sống hồn nhiên nên các điệu múa của họ cởi mở, vui tươi. Người Lào có rất nhiều lễ hội.

- Kiến trúc: xây dựng một số công trình kiến trúc Phật giáo điển hình là tháp Thạt Luổng ở Viêng Chăn.

Nền văn hoá truyền thống Cam-pu-chia và Lào đều chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ trên các lĩnh vực chữ viết, tôn giáo, văn học, kiến trúc. Tuy nhiên, mỗi nước lại lồng vào đó nội dung của riêng mình, xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.